Sảy thai tự nhiên

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Sảy thai tự nhiên

18/04/2015 11:07 AM
1,425
Sảy thai tự nhiên nguyên nhân và cách điều trị

Sẩy thai là gì?

Sẩy thai ( sẩy thai tự nhiên ) là những bào thai mà thai nhi khôngthể sống ( thai nhi không sống được hay được sinh ra trước 20 tuần tuổi ). Sẩy thai được phân chia dựa theo tuổi thai. Sẩy thai chiếm 15 – 20% tổng số trường hợp mang thai và thường xảy ra trước tuần thứ 13 của thai kỳ. Trong số sẩy thai trước 8 tuần tuổi, 30% là không có thai, nhau và màng ối, trường hợp này gọi là trứng hỏng và nhiều thai phụ bất ngờ khi biết không có phôi trong túi ối.


Vài trường hợp sẩy thai xảy ra trước khi người phụ nữ biết mình mang thai, 15% trứng thụ tinh bị sẩy trước khi bám vào tử cung, trường hợp này thường không coi là sẩy thai, 15% trường hợp thụ thai bị sẩy trước 8 tuần tuổi. Một khi bào thai có tim thai thì tỉ lệ sẩy thai ít hơn 5%.


Một thai phụ thấy dấu hiệu có thể bị sẩy thai (chảy máu âm đạo) thì thường nghe từ “dọa sẩy thai“.


Nguyên nhân gây sẩy thai và những kiểm tra nào để tìm ra nguyên nhân ?


Nguyên nhân thường gặp nhất của sẩy thai ở 3 tháng đầu thai kỳ là bất thường nhiễm sắc thể (NST), bệnh tạo keo mạch máu (lupus), đái tháo đường, khiếm khuyết pha hoàng thể, nhiễm trùng, và bất thường tử cung bẩm sinh.


NST là thành phần của mỗi tế bào trong cơ thể, nó chứa chất liệu di truyền qui định màu tóc, màu mắt, và toàn bộ dáng vẻ bề ngoài và bản chất. Những NST này tự nhân đôi và phân chia nhiều lần trong quá trình phát triển và có một số điểm có thể xảy ra trục trặc trong quá trình này. Bất thường NST chiếm đa số ở những cặp vợ chồng bị sẩy thai nhiều lần. Đặc tính di truyền có thể sàng lọc bằng xét nghiệm máu trước khi mang thai lần nữa.


Phân nửa mô thai nhi ở nhữngbào thai sẩy trong 3 tháng đầu chứa NST bất thường. Tỉ lệ này giảm còn 20% đối với sẩy thai 3 tháng giữa. Nói dễ hiểu, bất thường NST thường gặp ở sẩy thai 3 tháng đầu thai kỳhơn là 3 tháng giữa. Sẩy thai 3 tháng đầu rất thường gặp nên chỉ khi sẩy thai lặp lại nhiều lần thì nguyên nhân bất thường NST mới được xem xét.


Ngược lại, sẩy thai 3 tháng giữa thì không thường gặp, vì vậy có thể tiến hành đánh giá ngay sau khi bị lần đầu. Điều đó chothấy rõ là nguyên nhân gây sẩy thai khác nhau giữa các tam cá nguyệt của thai kỳ.


Bệnh tạo keo mạch máu là chứng bệnh mà hệ thống miễn dịch của người đó chống lại các cơ quan của chính họ. Những bệnh này có khả năng rất nặng, trong thời gian mang thai hay giữa những lần mang thai. Về bệnh này, thai phụ tạo ra kháng thể kháng lại các mô của cơ thể. Ví dụ những bệnh tạo keo mạch máu là lupus ban đỏ toàn thân và hội chứng kháng thể kháng phospholipid.


Đái tháo đường có thể được kiểm soát tốt trong suốt thai kỳ, nếu thai phụ và bác sĩ làm việc chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, nếu bệnh đái tháođường không kiểm soát được, không chỉ có nguy cơ sẩy thai cao mà trẻ có thể có khuyết tật nặng. Nhiều vấn đề khác có thể xảy ra trong thời gian mang thai. Kiểm soát đường trong máu tốt trong thai kỳlà điều rất quan trọng.


Khiếm khuyết pha hoàng thể là yếu tố có thể gây sẩy thai do bởi sự thiếu hụt một lượng hormone progesterone trong chu kì kinh nguyệt. Sự thiếu hụt progesterone có thể làm lớp tế bào bên trong tử cung ( nội mạc tử cung ) không có khả năng giữ thai, bởi vì progesterone có vai trò quan trọng duy trì thai cho đến tuần thứ 10. Khiếm khuyết pha hoàng thể chưa được hiểu rõ lắm.


Sự hiểu biết về nguyên nhân này góp phần nhiều trong việc chẩn đoán và điều trị. Thỉnh thoảngthuốc được chỉ định để bù lại sự thiếu hụt progesterone. Điều đặc biệt là có hay không hay khiếm khuyết pha hoàng thể như thế nào góp phần gây sẩy thai tự nhiên thì cần được xác định và hiệu quả của điều trị đòi hỏi nhiều nghiên cứu hơn nữa.


Nhiễm trùng tử cung do vi khuẩn hay siêu vi kết hợp với sẩy thai. Tuy nhiên, có điều chú ý là cùng nhiễm trùng giống nhau được tìm thấy lúc sẩy thai cũng thấy ở thai kỳbình thường và sinh được. Thực tế, vài loại vi khuẩn như mycoplasma, nhiều nhà chuyên môn xem nó là vi khuẩn thường trú ở âm đạo.


Vì vậy, vai trò chính xác của nhiễm trùng trong sẩy thai là không chắc chắn. Đôi khi, kháng sinh cần được sử dụng, đặc biệt những thai phụ bị sẩy thai nhiều lần, nếu kết quả cấy dịch âm đạo có mycoplasma .


Bất thường cấu trúc tử cung cũng là nguyên nhân sẩy thai. Vài phụ nữ có bất thường tử cung như tử cung có vách ngăn. Những phần mô này rất ít máu nuôi, và đây không phải là vị trí tốt để nhau gắn vào và phát triển. Do đó, nếu phôi làm tổ ở đó sẽ tăng nguy cơ sẩy thai.


Phụ nữ có tử cung dị dạng thường cần thực hiện thêm những kiểm tra như chụp x quang tử cung vòi trứng hay soi ổ bụng với soi tử cung. Phẫu thuật sửa chữa có hi vọng mang thai tốt.


Những bất thường khác có thể là do u lành tính trong tử cung gọi là u xơ tử cung. Các u xơ này phát triển lành tính từ những tế bào cơ tử cung. Trong khi hầu hết các u xơ không gây sẩy thai ( thật ra, hiếm khi u xơ là nguyên nhân gây vô sinh ), đôi khi có thể gây trở ngại cho việc làm tổ và cung cấp máu nuôi cho phôi, liên quan điều này có thể xem là nguyên nhân sẩy thai.


Những yếu tố nào không gây sẩy thai ?


Cần nhấn mạnh rằng vận động, làm việc, giao hợp không làm tăng nguy cơ sẩy thai như thường nghĩ. Tuy nhiên, những trường hợp bất thường mà bác sĩ nhận thấy có nguy cơ sẩy thai cao thì được khuyên ngưng làm việc và giao hợp. Những thai phụ có tiền căn sinh thiếu tháng và có những vấn đề sản khoa đặc biệt khác có thể rơi vào nhóm này.


Triệu chứng của sẩy thai ?


Co thắt gây đau bụng dưới và chảy máu âm đạo là triệu chứng thường gặp nhất, có nhiều mức độ : nhẹ, trung bình, nặng. Không có qui ước về thời gian những triệu chứng này là bao lâu.


Bác sĩ tìm kiếm điều gì trong quá trình khám khi nghi ngờ sẩy thai ?


Cổ tử cung thai phụ có thể có máu chảy ra, nhưng không có những bất thường nào khác đặc trưng cho dọa sẩy. Vài thai phụ có thể có cảm giác đau nhẹ khi khám tử cung.


Dọa sẩy thai được đánh giá như thế nào ?


Một lần nữa, dọa sẩy là khi thai phụ có thể có dấu hiệu nghi sẩy thai ( chảy máu âm đạo ). Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ cho xác định mức HCG trong máu và siêu âm vùng chậu để xác định thai còn sống hay không. Trong quá trình đánh giá thai phụ được yêu cầu nghỉ ngơi và tránh giao hợp.


Những từ nào thai phụ thường nghe trong lúc đánh giá sẩy thai ?


Sẩy thai là giới hạn thai kỳnhỏ hơn 20 tuần tuổi. Sẩy thai hoàn toàn chỉ sẩy thai tự nhiên ( không cố ý gây ra do thuốc hay thủ thuật ), đẩy ra ngoài tất cả mô thai và nhau trước 20 tuần tuổi.


Sẩy thai không hoàn toàn là chỉ một phần chứ không phải tất cả mô thai và nhau được tống ra.


Bào thai là bao gồm mô thai và mô nhau.

Doạ sẩy thai tức là sẩy thai thực sự không xảy ra nhưng có chảy máu từ tử cung. Cổ tử cung không có dấu hiệu sắp tống ra thai và nhau.

Sẩy thai lưu là thai chết trước 20 tuần tuổi nhưng các thành phần của thai không được tống ra ngoài.


Sẩy thai và những điều chưa biết


Có nhiều phụ nữ bị sẩy thai?

Sẩy thai tự nhiên là tình trạng thai “tuột” khỏi tử cung người mẹ trong 24 tuần đầu mang thai. Thật buồn đây là một hiện tượng rất phổ biến. Mặc dù rất khó để đưa ra số liệu chính xác nhưng có khoảng 15% phụ nữ kết thúc thai kỳ bằng tình trạng sẩy thai.

Thông thường, tình trạng sẩy thai thường diễn ra trước khi người mẹ kịp nhận ra là mình có bầu. Có lễ là phải đến 3/4 số trứng được thụ tinh đã không thể lớn lên trong tử cung của người mẹ ở 3 tháng đầu thai kỳ. Khoảng 98% phụ nữ bị sẩy thai trong 13 tuần mang thai đầu tiên và chỉ khoảng 1% sẩy thai sau 13 tuần.

Làm thế nào nếu thuộc nhóm nguy cơ?

Thậm chí ngay cả với những phụ nữ trẻ khỏe mạnh cũng có thể sẩy thai mà không rõ nguyên nhân.

Nghiên cứu cho thấy, dễ có nguy cơ sẩy thai hơn nếu bạn:

- Hút thuốc

- Uống nhiều hơn 4 ly cà phê/ngày

- Uống nhiều chất cồn

Nguy cơ sẩy thai cũng sẽ cao hơn nếu:

- Đã từng sẩy thai

- Bị u xơ cổ tử cung hay tử cung có hình dạng bất thường

- Mắc bệnh luput

- Đang mắc bệnh tiểu đường, thận hay bệnh ở tuyến giáp (nếu có sự giám sát của bác sĩ, nguy cơ sẩy thai sẽ thấp hơn).

- Mắc các bệnh rubella, nhiễm nấm trong giai đoạn đầu thai kỳ.

- Điều trị vô sinh bằng hormon

- Tử cung dị dạng

- Rối loạn hệ miễn nhiễm, mắc bệnh mãn tính...

- Có nhóm máu RH không tương thích với nhóm máu của chồng

Một nghiên cứu được thực hiện từ cuối thập kỷ 90 cho thấy uống Ibuprofen hay aspirin trong khi có bầu cũng làm tăng nguy cơ sẩy thai. Hiện chưa tìm thấy sự liên hệ giữa việc uống paracetamol với nguy cơ sẩy thai.

Tuổi tác cũng có thể là một yếu tố. Tỉ lệ sẩy thai tăng lên khi bước vào độ tuổi 30 và thực sự gia tăng khi ở tuổi 35. Những phụ nữ lớn tuổi dễ mang thai dị dạng và phần lớn những thai này rất khó phát triển, tồn tại.

Nguyên nhân gây sẩy thai

Các bác sĩ không thể chỉ rõ lý do dẫn tới sẩy thai nhưng đa phần đều do một số nguyên nhân. Ít nhất một nửa số trường hợp sẩy thai trong 3 tháng đầu là do nhiễm sắc thể có vấn đề, khiến thai nhi không thể phát triển bình thường. Những trường hợp sẩy thai sau khi thai được 20 tuần tuổi có thể là kết quả của tình trạng viêm nhiễm hay thai nhi/rau thai xuất hiện bất thường, tử cung yếu đến mức không thể “đỡ” được bào thai đang lớn lên rất nhanh.

Ngoài ra, xét nghiệm chọc ối để kiểm tra xem thai nhi có gì bất thường không cũng là một trong những “thủ phạm” gây sẩy thai. Xét nghiệm chọc ôi thường diễn ra ở tuần 15 - 18 thai kỳ, nguyên nhân gây sẩy thai của 1% phụ nữ.

Có thể biết mình bị sẩy thai?

Những biểu hiện rõ nhất là đau bụng và chảy nhiều máu, trong máu đó xuất hiện các cục máu đông. Tuy nhiên, bạn có thể bị sẩy thai mà hoàn toàn không hề biết gì, đặc biệt khi mới mang thai.

Một số trường hợp sẩy thai chỉ có thể phát hiện khi đi khám tiền sinh, bác sĩ không còn nghe thấy tim thai.

Đôi khi các bà bầu không biết mình bị sẩy thai cho tới khi đi khám. Siêu âm sẽ cho biết chính xác liệu bạn có bị sẩy thai hay không.

Ra chút máu có phải là sẩy thai?

Biểu hiện của tình trạng này là xuất hiện các vết máu rất nhạt trong quần lót hay trên giấy vệ sinh. Hiện tượng này khá phổ biến trong giai đoạn đầu mang thai.

Tuy nhiên, dù lượng máu chỉ rất ít, phải quan sát kỹ mới thấy thì bạn cũng nên đi khám ngay. Các nghiên cứu cho thấy khoảng 25 - 35% phụ nữ gặp hiện tượng này sẽ bị chứng chuột rút trong suốt 3 tháng đầu mang thai và khoảng 15% trong số này sẽ bị sẩy thai.

Giảm nguy cơ sẩy thai bằng cách nào? Có thể ngăn ngừa?

Điều quan trọng nhất là phải bỏ thuốc lá trước khi mang thai. Nếu chồng là một người nghiện thuốc lá thì hãy vận động anh ấy bỏ thuốc. Đây có thể là một trong những việc khó khăn nhất mà anh ấy phải làm nhưng nó sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ sẩy thai của bạn. Ngoài ra, cũng cần lành mạnh hóa lối sống của mình trước khi quyết định có con.

Nếu đã có bầu thì bỏ thuốc lá, giảm đồ uống chứa cafein và cồn lúc này cũng chưa muộn. Theo khuyến nghị, các bà bầu không nên “nạp” vào cơ thể nhiều hơn 300mg cafein/ngày, tương đương với 4 tách cà phê. Mặc dù chưa có tính quy mô nhưng một nghiên cứu khác cho thấy uống nhiều hơn 1-2 đơn vị đồ uống này/tuần sẽ khiến nguy cơ sẩy thai tăng cao.

Nếu đã từng bị sẩy thai, bác sĩ sẽ đề nghị bạn làm các xét nghiệm trong 2 tháng đầu mang thai. Rất có thể bạn sẽ phải tạm dừng “yêu”, ít nhất là trong 3 tháng đầu, cho tới khi thai đã bám chắc vào tử cung.

Nếu bạn đã từng sẩy thai do thai nhi bị khuyếm khuyết hệ thần kinh thì nên bổ sung nhiều thực phẩm chứa folate cũng như uống viên nén trước khi mang thai 2 tháng.

Nếu trong trường hợp tử cung quá yếu thì bạn sẽ cần tới sự hỗ trợ của y học. Một phẫu thuật nhỏ sẽ giúp củng cố sự vững chắc của tử cung trước khi thai vào làm tổ.

Cuối cùng, rất tiếc là hiện chưa có nhiều biện pháp để ngăn ngừa tình trạng sẩy thai.


Sảy thai - Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Sảy thai là tình trạng kết thúc thai nghén trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Mang thai và sinh đẻ là chức năng của phụ nữ. Tuy nhiên trong lúc mang thai không phải bất cứ sản phụ nào cũng khỏe mạnh mà một số người có thể bị những rối loạn và có bệnh lý cần được lưu ý và điều trị sớm để tránh bị sảy thai.

Nguyên nhân nào đưa đến sảy thai?


Hơn 60% trường hợp sảy thai tự nhiên là hậu quả của dị dạng nhiễm sắc thể do yếu tố người mẹ hoặc bố, khoảng 15% là do chấn thương, nhiễm khuẩn, thiếu dinh dưỡng, tiểu đường, nhược năng tuyến giáp hay dị dạng giải phẫu ở người mẹ, cổ tử cung bị hở, tử cung có vách ngăn, u xơ tử cung quá to. Tuy nhiên trong 1/4 trường hợp, nguyên nhân sảy thai không xác định được. Thật khó mà xác định được tần suất của sảy thai vì không phải tất cả phụ nữ khi có thai cũng đều đến bác sĩ hoặc bệnh viện khám, nhưng ước tính cứ 5 thai phụ có thai thì 1 người bị sảy. Hầu hết các trường hợp sảy thai đều xảy ra trong vòng 12 tuần lễ đầu.

Triệu chứng nào cho biết thai sẽ bị sảy?


Các triệu chứng báo hiệu sảy thai bao gồm: Đau quặn bụng có hoặc không có xuất huyết (ra máu) âm đạo kèm theo. Nếu xuất huyết âm đạo nhiều kèm theo đau quặn bụng là dấu hiệu thai sắp bị sảy.
Người ta phân sảy thai thành 3 loại sau:
Dọa sảy thai: Thường có xuất huyết âm đạo và đau bụng, tuy nhiên thai nhi vẫn còn sống và chưa bị đẩy ra khỏi buồng tử cung. Khám âm đạo thấy: cổ tử cung không bị giãn mở (đóng kín), cũng có thể cổ tử cung mở, nhưng các thành phần của thai chưa bị tụt ra. Nếu chảy máu và đau bụng vẫn tiếp tục và các thành phần của thai đã đi qua ống cổ tử cung (thập thò âm đạo) thì được coi là sảy thai không tránh được.
Chắc chắn bị sảy thai: Thai nhi đã chết và đang được đẩy ra. Sảy thai chắc chắn có thể:
- Sảy thai hoàn toàn: Là toàn bộ thai nhi lẫn nhau thai cùng bị tống ra một lúc và sau đó hết đau quặn bụng, nhưng máu vẫn có thể tiếp tục rỉ ra như kinh nguyệt.
- Sảy thai không hoàn toàn: Là một phần của thai và nhau thai chưa được tống ra mà vẫn còn trong tử cung. Trường hợp này tuy đã bớt đau quặn bụng nhưng máu âm đạo vẫn chảy ra liên tục thậm chí băng huyết.
Sảy thai lưu: Là trường hợp thai nhi đã chết nhưng còn lưu lại trong tử cung chưa bị đẩy ra ngoài. Thời gian lưu có thể lâu hàng tuần, hàng tháng nhưng triệu chứng thai nghén biến mất, có máu đen ra ở âm đạo, không đau bụng. Khám thấy cổ tử cung hơi chắc và hơi to ra, thân tử cung trở nên nhỏ hơn so với tuổi thai và mềm không đều. Siêu âm không có tim thai.

Sảy thai được xử trí như thế nào?


Nếu có dấu hiệu dọa sảy thai (như nêu trên) cần nghỉ ngơi tại giường, người nhà mời thầy thuốc sản khoa đến khám và dùng thuốc theo chỉ dẫn (có thể dùng các thuốc giảm co bóp tử cung), nếu có dấu hiệu nhiễm khuẩn thì dùng kháng sinh. Khi có dấu hiệu dọa sảy phải kiêng lao động, giao hợp, ăn uống thức ăn mềm, dễ tiêu, tránh táo bón.

Nếu đã dùng thuốc và nghỉ ngơi nhưng máu ra vẫn tăng hoặc đau bụng tăng thì phải đi bệnh viện khám siêu âm để xác định thai còn sống hay chết, từ đó bác sĩ có quyết định tiếp tục điều trị giữ thai hay bỏ thai.

Đối với thai lưu thì không nên chờ để sảy thai tự nhiên, mà cần đi khám để tùy theo tuổi thai và thời gian thai lưu mà bác sĩ sẽ có cách xử trí cụ thể: Nếu thai nhỏ dưới 3 tháng bác sĩ sẽ chỉ đạo nạo buồng tử cung hoặc dùng phương pháp phá thai nội khoa bằng thuốc đặt âm đạo, phối hợp dùng thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn. Nếu thai to (thai lưu trên 4 tháng) cần làm xét nghiệm máu xem có bị rối loạn đông máu không, nếu có phải điều trị rồi mới phá thai.

Ngăn ngừa sảy thai bằng cách nào?


Cách ngăn ngừa duy nhất là thăm khám thai định kỳ tại cơ sở y tế. Nếu phát hiện bất thường như hở eo tử cung thì bác sĩ sẽ có chỉ định khâu vòng cổ tử cung sớm để tránh sảy thai. Đây là thủ thuật đơn giản, bệnh nhân không phải nằm viện. Trường hợp có thai mà đau bụng lâm râm hoặc ít hoặc nhiều, có ra huyết dù là chút ít cũng cần đến khám tuy chưa đến hẹn.

- Khi mang thai cần có chế độ dinh dưỡng cân đối hợp lý, uống bổ sung viên sắt để tránh thiếu máu vì thiếu máu là nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng và gây sảy thai.
- Tránh lao động nặng, hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.
- Vệ sinh cá nhân và vệ sinh giao hợp vì nhiễm khuẩn âm đạo, tử cung cũng là nguyên nhân gây sảy thai.


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
em co thai duoc mot tuan thi bi say vay em muon co con thi vao thoi diem nao la thit hop xinh bac si chi dan cho em
hơn 1 tháng trước - Thích (5) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý