Sò điệp nướng mỡ hành
Nguyên liệu :
H.Sản khác
Cách nấu : Nướng Kiểu món : Nhậu |
8-10 con Sò điệp tươi
4 củ Hành tím (hành hương)
7-10 cây hành lá
Một chút gia vị
40g bơ
Cách làm :
Sò điệp cậy vỏ, giữ lại một bên chứa thịt con sò.
Hành tím bóc vỏ bào mỏng, phi chín vàng.
Hành lá rửa sạch, thái nhỏ.
Bơ đun chảy.
Xếp sò điệp vào khay nướng của lò, rắc một nhúm gia vị sao cho vừa miệng. Vặn lò chế độ grill, 300 độ C. Đưa khay sò vào nướng khoảng 10'. Lấy khay ra, đặt lên mỗi con sò điệp một thìa hành phi và hành lá đã thái nhỏ. Đưa khay trở lại lò nướng khoảng 10' nữa cho đến khi vàng mặt.
Lấy ra khỏi lò, cho một chút bơ lên mỗi con sò. Rắc tiêu, dùng nóng.
Sò điệp có tên khoa học là Chlamys Nobilis, họ pectinidae. Sò diệp sống ở vùng biển có độ sâu khoảng 10 mét. Chúng sống ở dưới đáy biển hoặc trong các rạn đá. Chúng thường sống hợp lại thành những vùng, những vùng này thường có ở dòng hải lưu chậm. Mà tiêu biểu là ở Hòn Rơm và Rạng của tỉnh Bình Thuận. Ở quê tôi (Phan Rí) người ta thường mướn các thợ lặn, lặn sâu xuống đáy biển để hốt sò lên.
Sò diệp cùng loài với sò lông, sò traị.. nhưng hình dạng thì khác nhau. Sò điệp cũng gồm hai mảnh vỏ úp lại nhưng nó có dạng hình rẻ quạt. Khi lấy dao cậy, tách vỏ sò ra ta sẽ thấy bên trong gồm hai cái vành dài bao tròn quanh cồi sò (hay còn gọi là thịt sò). Cồi sò là phần ngon và qúi nhất của sò điệp. Cồi sò có vị ngọt, tính mát, không độc.
Thường thường người ta cậy vỏ sò ra bỏ vỏ, lọc những phần gan, mang sò ra một bên, chỉ còn lại cục cồi đem ram khô hoặc có khi xào với thơm, dưa chuột, hành tây... nhưng thông thường nhất vẫn là luộc chấm mắm me, muối tiêu hoặc muối ớt. Tuy nhiên, muốn ngon, ngọt và đặc biệt hơn thì nên đem nướng trên bếp than. Bởi khi nướng con sò sẽ không bị ra nước như luộc mà còn giữ lại "cái chất" rất ngọt. Vả lại khi nướng sò điệp sẽ bay lên một mùi thơm khiến người ta tiết dịch vị và không thể có một mùi thơm của món ăn nào sánh nổi.
Đôi khi người ta còn lấy vành của sò điệp chà
sạch với muối cho hết nhớt rồi đem đi ram hoặc phơi khô để dành cũng
ngon tuyệt. Ngoài ra người ta còn lấy gan, mang sò để làm thức ăn gia
súc. Vỏ sò dùng để lót sân, đắp đê, đấp mộ... rất thuận lợi cho xứ đầy
nắng, cát và gió này. Vỏ sò dùng để làm vôi sử dụng trong nông nghiệp
và công nghiệp. Nói chung, sò điệp được tận dụng hết thảy, không loại
bỏ một phần nào dù là nhỏ nhất.
(ST)