Huyết trắng là dịch tiết không phải máu từ đường sinh dục, có thể gặp trong các giai đoạn khác nhau của nữ (bé gái, thiếu nữ, tuổi hoạt động tình dục, mãn kinh). Huyết trắng có nhiệm vụ bôi trơn, giữ ẩm, ổn định môi trường đường sinh dục nhằm hạn chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh.
Huyết trắng bình thường
- Không hiện diện các dấu hiệu như kích thích, ngứa, đau hoặc đau khi giao hợp
- Ống sinh dục và cơ quan sinh dục ngoài bình thường
- Huyết trắng trong/ trắng đục, ít, không hôi
- Thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, lúc có thai hoặc lúc giao hợp
- Không cần điều trị
- Không có dấu hiệu gì ở người giao phối
Huyết trắng bệnh
- Hiện diện các dấu hiệu như ngứa, bỏng rát, giao hợp đau, tiểu đau, tiểu nhiều lần, đau âm ỉ vùng bụng thấp
- Số lượng nhiều, có mùi hôi, màu sắc thay đổi như vàng, xanh, trắng đục đóng thành váng
- Thường xảy ra sau giao hợp, sẩy thai, sau sinh…
- Cần phải điều trị
- Có thể có triệu chứng ở người giao phối
Tác nhân gây ra huyết trắng bệnh có thể là do nấm men, tạp trùng hoặc trùng roi.
1. Huyết trắng do nấm men thường gây ngứa bộ phận sinh dục ngoài, có số lượng ít, màu trắng đục thành mảng dính hoặc đóng cục, không có mùi tanh hôi. Bệnh thường gặp sau khi dùng kháng sinh, có thai hoặc những trường hợp suy giảm miễn dịch; rất dễ tái đi tái lại.
2. Huyết trắng do trùng roi có số lượng dịch nhiều, màu vàng xanh, loãng, mùi tanh và có bọt thường. Thường kèm ngứa.
3. Huyết trắng do tạp trùng có số lượng trung bình, màu vàng loãng, có mùi hôi. Bệnh thường xuất hiện sau khi mới bắt đầu quan hệ hoặc do thao tác thụt rửa vào sâu bên trong ống sinh dục.
Tại vùng sinh dục có rất nhiều vi khuẩn thường trú, vi khuẩn gây bệnh, nấm men cùng sinh sống. Bình thường vi khuẩn thường trú chiếm đa số và chúng sản sinh ra các chất có lợi cho môi trường ống sinh dục. Khi gặp điều kiện thuận lợi như thói quen thụt rửa vô tình đẩy vi trùng từ ngoài vào hoặc dùng thuốc kháng sinh gây chết các vi khuẩn thường trú… thì các tác nhân gây bệnh sẽ phát triển mạnh gây ra huyết trắng bệnh.
Trong trường hợp của bạn, đã được bác sĩ khám, chẩn đoán là viêm âm đạo và đã được điều trị, nhưng vẫn tồn tại các dấu hiệu khó chịu là do:
- Chưa được điều trị tạp trùng thích hợp
- Cơ địa một số người dễ bị huyết trắng nấm tái phát sau khi dùng kháng sinh uống để điều trị cảm, sốt, đau họng… hoặc một lý do nào đó gây thay đổi độ pH trong môi trường ống sinh dục.
Như vậy bạn nên thực hiện những việc chăm sóc sau đây:
- Vệ sinh sạch vùng kín nhưng không dùng dung dịch rửa quá nhiều lần trong ngày vì có thể làm thay đổi độ pH; lau khô bằng khăn sạch hoặc giấy vệ sinh sau mỗi lần rửa;
- Năng thay quần lót, tránh mặc quần ẩm ướt; không nên mặc quần bên ngoài bằng vải dầy như jean…;
- Giặt sạch quần áo, phơi ra nắng và ủi nóng bề trái trước khi mặc lại;
- Bỏ thói quen thụt rửa khi vệ sinh mà chỉ nên rửa nhẹ nhàng bên ngoài bởi vì ống sinh dục có khả năng “tự làm sạch” bằng cách tạo ra dịch tiết và các nhu động hướng từ trong ra để đẩy các tác nhân gây bệnh ra ngoài nếu có.Huyết trắng - Có thể bạn chưa biết
Bình thường ở vùng kín của bạn gái có mặt của một loại dịch nhờn do cổ tử cung tiết ra được gọi là dịch tiết âm đạo (hay còn gọi là huyết trắng), dịch này có màu trắng trong hoặc hơi ngả vàng.
Bình thường ở vùng kín của bạn gái có mặt của một loại dịch nhờn do cổ tử cung tiết ra được gọi là dịch tiết âm đạo (hay còn gọi là huyết trắng), dịch này có màu trắng trong hoặc hơi ngả vàng. Rất nhiều bạn gái băn khoăn rằng tại sao chu kì “nguyệt san” đầu tiên còn chưa đến, mà lại có dịch nhờn tiết ra từ “vùng kín”. Tuy nhiên điều này là hết sức bình thường. Thông thường, khoảng từ 6-12 tháng trước khi kì “nguyệt san” đầu tiên ghé thăm, cơ thể bạn gái sẽ sản sinh ra huyết trắng. Huyết trắng sinh ra bởi sự thay đổi hàm lượng hóc môn trong cơ thể, dẫn tới thúc đẩy quá trình bài tiết của âm đạo. Huyết trắng có tác dụng giữ ẩm cho “vùng kín”, tiêu diệt vi trùng, vi khuẩn gây bệnh.
Số lượng và tính chất của huyết trắng thay đổi tuỳ theo từng giai đoạn trong chu kì kinh nguyệt. Ở giai đoạn trước và sau khi trứng rụng, huyết trắng thường ít và không dai. Ở thời điểm rụng trứng, huyết trắng thường nhiều, loãng và dai. Vào giai đoạn này, để một ít dịch tiết âm đạo vào hai ngón tay có thể kéo dài ra thành sợi được.
Tuy nhiên, thỉnh thoảng, huyết trắng cũng gây kích ứng da, khiến vùng da xung quanh “cô nhỏ” mẩn ngứa. Nhưng bạn đừng quá lo lắng nhé! Đây chỉ là phản ứng trở lại của da khi huyết trắng thực hiện nhiệm vụ giữ ẩm cho “vùng kín” mà thôi. Hiện tượng mẩn ngứa này đặc biệt hay xảy ra khi thời tiết nóng ẩm, bạn có thể ngăn ngừa chúng bằng cách:
- Mặc các loại underwear chất liệu cotton thấm ẩm, thoáng mát, dễ chịu, nên thay quần lót tối thiểu mỗi ngày 1 lần (những ngày gần rụng trứng, dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn thì có thể thay nhiều hơn hoặc có thể sử dụng băng vệ sinh hàng ngày để thấm ẩm). Mỗi lần thay, bạn gái lại rửa sạch bằng nước sạch rồi lau khô.
- Vệ sinh cá nhân thường xuyên bằng các loại xà phòng, dung dịch phụ khoa.
Một số triệu chứng của các bệnh viêm nhiễm đường sinh sản thường gặp ở nữ giới:
- Nhiễm trùng do nấm: huyết trắng có màu trắng đục hay màu vàng kem, đặc, thường không nặng mùi nhưng lại khiến vùng da quanh âm đạo đỏ tấy, đau và ngứa, có thể lam xuống quanh hậu môn.
- Nhiễm trùng do vi khuẩn: huyết trắng có màu xam xám, sủi bọt, mùi hôi tanh như mùi cá.
- Nhiễm trùng roi: là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục thường gặp nhất. Huyết trắng có mùi hôi như thức ăn để lâu ngày bị ôi thiu, loãng, màu vàng xanh.
(ST)