Chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường

18/04/2015 11:35 AM
334
Thực đơn cho người tiểu đường

Hình minh họa
Tiểu đường đứng hàng thứ năm về nguyên nhân gây tử vong và hàng thứ ba về mặt biến chứng. Chế độ ăn đúng là cách điều trị hiệu quả đối với căn bệnh này.

Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hoá đường: cơ thể mất khả năng tích luỹ gluco (đường) dưới thể glycogen, đường sẽ tăng trong máu và bài tiết ra nước tiểu. Người TĐ có 3 triệu chứng lâm sàng là ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và 2 dấu hiệu hoá sinh là tăng gluco huyết, tăng gluco niệu. Y học cổ truyền gọi tiểu đường là bệnh tiêu khát. Thường chia làm 3 thể: Thể phế nhiệt ở thượng tiêu, chủ yếu là uống nhiều, tiểu nhiều; Thể vị nhiệt ở trung tiêu chủ yếu là ăn nhiều, gầy, đại tiện táo; Thể thận hư ở hạ tiêu, chủ yếu là tiểu nhiều lần, nước tiểu nhiều. Cả 3 thể có chung đặc điểm là âm hư, táo nhiệt.

5 khuyến cáo về dinh dưỡng

Nên từ bỏ các thói quen bất lợi như hút thuốc,...

Đối với bệnh tiểu đường, chế độ dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phòng và điều trị bệnh. Trước đây từng diễn ra tranh luận kéo dài hàng thế kỷ về chế độ ăn uống cho người tiểu đường. Ngày nay dưới ánh sáng của tiến bộ khoa học và công nghệ người ta đã đi đến thống nhất về chế độ dinh dưỡng và ăn uống với người tiểu đường.

- Cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn thích hợp có chọn lọc nhưng bảo đảm được cuộc sống bình thường.

- Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức cần và đủ. Người gầy cần phải tăng cân, người béo cần phải giảm cân.

- Chia bữa ăn hợp lý và ăn phụ để bảo đảm nhu cầu về năng lượng: ba bữa chính, 1-3 bữa phụ (ăn nhẹ).

- Bỏ dần các thói quen bất lợi như thích ăn đồ ngọt, món ăn xào, rán béo ngậy, nghiện rượu, hút thuốc.

- Về tỷ lệ chung các thành phần thức ăn nên giàu cacbon hydrat phức hợp và chất xơ, hạn chế mỡ và cholesterol.

Thực đơn các bài thuốc đơn giản

Bài 1: Táo đỏ 7 quả, kén tằm 7 cái, cho nước vào sắc đặc, uống làm vài lần.

Bài 2: Cọng rau muống 60g, râu ngô 30g rửa sạch, cho cả vào nước sắc lấy nước uống.

Bài 3: Thịt dê 250g, phổi dê 1 bộ, rửa sạch, cho nước vào nấu, uống canh.

Bài 4: Rau cần 500g, rửa sạch, giã nát, lấy vải màn sạch vắt lấy nước, nấu sôi, uống ngày 2 lần.

Bài 5: Cà chua 20g, vỏ dưa hấu 15g, vỏ bí xanh 15g, bột qua lâu (phấn hoa) 15g, cho vào nấu nước uống.

Bài 6: Sinh tố tổng hợp: ớt ngọt xanh 1 quả, mướp đắng 1/2 quả, dưa chuột 1 quả, rau cần vài cọng. Rửa sạch các loại rau trên, xắt đoạn. Cho rau vào máy xay, xay thành nước sinh tố. Uống ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều sẽ điều trị hiệu quả bệnh tiểu đường.

Bài 7: Lá khoai lang 50g, bí đao 200g, hành, bột gừng mỗi thứ một ít, muối, mì chính vừa đủ. Lá khoai lang rửa sạch, ngắt bỏ cuống, thái nhỏ. Bí đao rửa sạch, gọt vỏ thái miếng nhỏ. Cho bí đao vào đảo qua dầu, thêm ít nước, tra hành, gừng, đun nhỏ lửa trong 30 phút. Cho lá khoai vào nấu chín, nêm muối, mì chính. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạ đường huyết.

Bài 8: Đậu Hà Lan 180g, đại mạch 180g, đãi sạch, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ ninh nhừ thành cháo. Thanh nhiệt, giải độc, hạ đường huyết. Loại cháo này có thể dùng thay cơm đối với bệnh nhân tiểu đường.

Bài 9: Mướp đắng hầm đậu phụ: Mướp đắng 200g, đậu phụ 180g, hành, muối, xì dầu mỗi thứ một ít. Mướp đắng rửa sạch, bỏ ruột, thái lát. Cho dầu xào chín, tra muối, xì dầu, hành. Đổ nước vừa đủ, cho đậu phụ vào cùng nấu chín. Mướp đắng chứa hợp chất có tác dụng tương tự như insulin, giúp hạ đường huyết rõ rệt.

Chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường

 Trái cây tươi là món ăn cung cấp nhiều vitamin tốt cho người bệnh đái tháo đường.
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh do rối loạn chuyển hóa carbohydrate khi hormon insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao. ĐTĐ là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư... Trong quy trình điều trị bệnh ĐTĐ, chế độ dinh dưỡng chiếm vị trí đặc biệt quan trọng

ĐTĐ được chia làm 2 thể. Thể 1 là thể phụ thuộc insulin, chiếm khoảng 5-10% số bệnh nhân, thường gặp ở người trẻ tuổi, thể trạng gầy. Thể này có nhiều biến chứng. Thể 2 là thể không phụ thuộc insulin, chiếm khoảng 90-95% số bệnh nhân, thường gặp ở những người tuổi trên 40, người béo. Thể này ít có biến chứng.

Trong quy trình điều trị bệnh ĐTĐ, chế độ dinh dưỡng chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, nhất là ở thể 2. Nếu có chế độ dinh dưỡng tốt, mức đường máu khống chế ở mức an toàn, bệnh sẽ không tiến triển nặng thêm. Trong chế độ dinh dưỡng, điều đầu tiên là cần bảo đảm đủ năng lượng để giữ cân nặng bình thường. Tiếp theo đó phải bảo đảm sự cân bằng tỷ lệ năng lượng giữa protid, glucid, lipid, trong đó protid chiếm 15%, lipid chiếm 50% và glucid chiếm 35%. Lượng protid trong chế độ ăn của người ĐTĐ sở dĩ phải cao hơn người bình thường là để đáp ứng nhu cầu chuyển hóa của cơ thể và cung cấp thêm năng lượng thay glucid, nhưng cũng không nên quá 20% tổng số năng lượng của khẩu phần. Khi sử dụng lipid chú ý dùng nhiều acid béo chưa no vì cần hạn chế cholesterol ở mức thấp nhất. Một điều không thể thiếu trong chế độ ăn của bệnh nhân ĐTĐ là chất xơ. Nên dùng thức ăn giàu chất xơ vì nó có tác dụng khống chế việc tăng glucoza, cholesterol, triglycerid sau bữa ăn. Thực phẩm giàu chất xơ làm chậm lại quá trình hấp thu đường vào máu, qua đó giữ cho mức đường trong máu không bị tăng đột ngột ngay sau bữa ăn, mà tiêu hóa hấp thu từ từ, giữ cho lượng đường trong máu không xuống quá thấp, có lợi cho quá trình điều trị bệnh. Nên có chế độ ăn giàu chất xơ, khoảng 30-40g/ngày. Ngoài chất xơ, thì các thực phẩm giàu vitamin, đặc biệt vitamin nhóm B (B1, B2, PP) cũng cần có mặt trong khẩu phần ăn, vì các vitamin này giúp ngăn ngừa tạo thành thể cetonic.

Những người bị ĐTĐ cần phân chia khẩu phần thành nhiều bữa để không gây tăng đường huyết sau khi ăn. Trong đó, bữa sáng chiếm 20% năng lượng khẩu phần, bữa trưa chiếm 40% và bữa tối chiếm 40%. Về tổng quát là thế, còn cụ thể, tỷ lệ các thực phẩm người bệnh ĐTĐ nên dùng trong bữa ăn hằng ngày cũng cần được cân đối. Nhóm tinh bột như cơm, mì, ngô... phải hạn chế, vì chúng đều có hàm lượng glucid từ 70-80%. Thay vào đó, người bệnh nên ăn khoai tây, miến dong, vì các thực phẩm này rất ít glucid. Nên dùng nhiều rau quả tươi, vì nó chống lại toan, cung cấp nhiều vitamin, muối khoáng, bệnh nhân có thể ăn nhiều mà không sợ bị tăng lượng đường trong máu. Tuy nhiên, nên tránh những loại trái cây nhiều đường như dưa hấu, mít, na... Ngoài các loại như rau muống, rau diếp, cà chua, bắp cải, súp lơ, cà, bầu, bí, cà rốt... người bệnh nên ăn nhiều đậu đỗ, vì đậu giàu protein. Thịt, cá, trứng rất giàu protein, nhưng chỉ nên dùng ở mức vừa phải, vì sẽ không tốt cho thành mạch máu và thận - vốn đã rất yếu khi bị ĐTĐ. Các loại thức ăn được chế biến bằng phương pháp luộc, hấp, tiềm, nấu canh, chứa ít chất độc hơn các loại chế biến ở nhiệt độ cao như xào, chiên, đặc biệt là chiên giòn. Bệnh nhân ĐTĐ hạn chế dùng đường, bánh, kẹo... ở mức thấp nhất, nhưng không vì thế mà kiêng sữa, vì sữa là thức ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, dễ tiêu, nhiều protein và các acid amin cần thiết, nên rất tốt cho bệnh nhân ĐTĐ.

(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Nguyen nhan nao dan den benh tieu duong
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý