Bệnh ung thư phổi di căn

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Bệnh ung thư phổi di căn

18/04/2015 12:33 PM
1,130
Ung thư phổi và những điều nên biết.

Ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong cao nhất trong những bệnh nhân ung thư ở nam giới. Ở Việt Nam theo số liệu ghi nhận tại một số vùng ung thư phổi đứng hàng đầu và chiếm 20% trong tổng số hàng trăm loại ung thư.

Các triệu chứng nhận biết

Triệu chứng hay gặp nhất của ung thư phổi là ho kéo dài. Thở ngắn, ho có đờm lẫn máu và đau ngực cũng có thể là dấu hiệu chỉ điểm của ung thư phổi. Một thời gian sau bệnh nhân có thể gầy sút, mệt mỏi, thở nông, khàn giọng, khó nuốt, đau xương, thở khò khè và tràn dịch màng phổi.

Cần chú ý rằng có khoảng 13% bệnh nhân không biểu hiện bất cứ một triệu chứng nào như trên khi khối u của họ được phát hiện.

Phương pháp phát hiện

Có nhiều kỹ thuật được sử dụng để phát hiện ung thư phổi. Ung thư phổi thường được phát hiện đầu tiên bằng chụp Xquang lồng ngực. Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực có thể xác định chính xác hơn vị trí của khối u, kích thước và biết được khối u đã phát triển ra ngoài phổi hay chưa. Có thể chẩn đoán bằng cách sinh thiết, phương pháp sinh thiết thông thường nhất là dùng ống nội soi phế quản. Đưa một ống nhỏ, mềm, dẻo qua mũi hay miệng sau khi đã gây tê, đi qua khí quản vào phổi. Phương pháp này được sử dụng trên 80% bệnh nhân và 2/3 có kết quả sinh thiết dương tính. Xét nghiệm đờm tìm tế bào ung thư chỉ có 1/3 số ca có kết quả dương tính. Nếu khối u ở rìa phổi hay ở xa phế quản thì nội soi phế quản hay xét nghiệm đờm có thể không phát hiện được. Hoặc dùng một kim nhỏ xuyên qua thành ngực vào vùng bất thường sau khi đã gây tê tại chỗ. Phương pháp này chẩn đoán được trên 90% bệnh nhân. Đôi khi cần thiết phải tiến hành sinh thiết thêm nếu các phương pháp trên không thành công. Những mẫu sinh thiết lấy được, được nhuộm và soi dưới kính hiển vi quang học.

Những nguyên nhân gây ung thư phổi

Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi. 90% bệnh nhân ung thư phổi do hút thuốc lá. Mặc dù còn 4% bệnh nhân bị ung thư phổi mà không hút thuốc, nhưng vài người trong số họ đã hít một số lượng đáng kể khói thuốc lá (hít khói của người hút thuốc lá). 90% bệnh nhân ung thư phổi đã hút hơn 10 điếu thuốc lá/ ngày trong 20 năm.

Những công nhân tiếp xúc với bụi silic có nguy cơ cao bị ung thư phổi. Nguy cơ này sẽ tăng lên nhiều lần nếu bệnh nhân có hút thuốc lá.

Những tiếp xúc nghề nghiệp khác liên quan tới ung thư phổi bao gồm tiếp xúc với quá trình luyện thép, ni-ken, crôm và khí than.

Tiếp xúc với tia phóng xạ có nguy cơ bị các bệnh ung thư trong đó có cả ung thư phổi. Những công nhân mỏ uranium, fluorspar và hacmatite có thể tiếp xúc với tia phóng xạ do hít thở không khí có chứa khí radon.

Ngoài ra,  nguy cơ ung thư phổi liên quan đến các chất gây ô nhiễm không khí. Các nghiên cứu gần đây thấy ung thư phổi có liên quan yếu tố gen.

Các phương pháp điều trị


Phẫu thuật loại bỏ khối u:

Có hiệu quả nhất khi khối u còn nhỏ và chưa có di căn. Bệnh nhân có thể trạng tốt để phẫu thuật. 20% bệnh nhân được điều trị theo phương pháp này. Những bệnh nhân được phẫu thuật lấy toàn bộ khối u có thời gian sống thêm lâu dài.

Điều trị tia xạ:

Phương pháp này được áp dụng cho 35% bệnh nhân. Mục đích là phá hủy khối u khi nó còn nhỏ (thường có đường kính 6 cm) và không có di căn. Đối với những khối u lớn thì nó làm giảm sự phát triển của khối u. Phương pháp điều trị này kéo dài đời sống của bệnh nhân nhưng ít khi chữa khỏi bệnh.

Điều trị bằng hóa chất:

Có tác dụng tốt ở hầu hết bệnh nhân ung thư phổi loại tế bào nhỏ và đôi khi ở những loại ung thư phổi khác. Những tiến bộ gần đây về hóa trị liệu đã làm giảm đáng kể những tác dụng phụ so với trước đây.

Điều trị hỗ trợ:

Chỉ áp dụng cho khoảng 1/3 bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn muộn không điều trị được bằng các phương pháp kể trên, bao gồm chăm sóc bệnh nhân, điều trị triệu chứng và làm giảm đau.

Cần có một chế độ ăn thích hợp, nghỉ ngơi, chăm sóc về mặt y tế và giải trí đôi khi giúp ích cho bệnh nhân.

Ở hầu hết các bệnh nhân ung thư, kết quả điều trị tốt nhất khi ung thư được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị mới bao gồm đưa chất đồng vị phóng xạ vào phế quản, điều trị bằng tia xạ, điều trị bằng laser, các thuốc hóa chất mới, những nghiên cứu sinh học phân tử đang được tiến hành và đã thu được một số kết quả.

Nhận dạng ung thư phổi.

Ung thư phổi là bệnh của tuổi trung niên với tỷ lệ người mắc bệnh đứng hàng thứ hai trong các loại ung thư và ngày càng nhiều người mắc bệnh. Nguyên nhân của bệnh tuy chưa được thực sự biết rõ nhưng những nhà nghiên cứu y khoa đã xác định có một số yếu tố thuận lợi làm bệnh phát sinh như: môi trường ô nhiễm, hút thuốc lá.

Bệnh ung thư phổi tiến triển nhiều khi âm thầm, thường khi phát hiện ra thì bệnh đã ở giai đoạn muộn. Triệu chứng của ung thư phổi không có gì đặc hiệu mà dễ lẫn với một số bệnh khác và chỉ có giá trị gợi ý. Vì vậy trong chẩn đoán ung thư phổi, vai trò của các xét nghiệm cận lâm sàng là rất quan trọng. Các dấu hiệu có thể gặp ở ung thư phổi đó là:

- Đau ngực, có thể đau nhẹ ít khi đau dữ dội.

- Ho khạc ra máu lẫn đờm.

- Ho khan kéo dài, sau một thời gian có thể có đờm.

- Sốt.

- Sút cân, mệt mỏi.

- Khó thở nhẹ.

- Đau khớp.

- Ngón tay dùi trống (do thiếu oxy mạn tính, móng tay có hình khum như mặt kính đồng hồ và tạo cho đầu mút của ngón giống như hình dùi trống) và có thể gặp các hội chứng Pierre-Marie, hội chứng Pancoas…. Và những triệu chứng di căn .

Hiện có một số phương pháp cận lâm sàng để chẩn đoán được xem là rất có giá trị là: chụp cắt lớp vi tinh, soi phế quản, sinh thiết để tìm tế bào ung thư.

Về điều trị, hiện không có một phương pháp điều trị riêng lẻ nào cho kết quả mĩ mãn mà thường phải phối hợp nhiều phương pháp khác nhau tùy theo thể bệnh và giai đoạn của bệnh, nhưng nói chung kết quả điều trị ung thư phổi còn hạn chế. Một số phương pháp điều trị được áp dụng là:

- Phẫu thuật nhằm loại bỏ khối u ra khỏi cơ thể trước khi nó di căn.

- Tia xạ.

- Hoá trị liệu.

- Liệu pháp miễn dịch học.

Các phương pháp này thường được phối hợp với nhau để nâng cao hiệu quả điều trị.

- Hội chứng Pancoast – Tobias với các triệu chứng:

+ Đau nửa đầu.
+ Rối loạn vận mạch của da mặt ở nửa bên đau, da nề, bừng đỏ nửa bên mặt, tiết nhiều mồ hôi.
+ Sụp mi và co đồng tử.
+ Đau trên xương đòn và bả vai, lan ra trước ngực và mặt trong cánh tay.
+ Đau các khớp cột sống cổ từ C8 – D1.
+ Đôi khi có liệt nhẹ các cơ gấp ngón tay.

- Hội chứng Pierre Marie điển hình gồm 5 triệu chứng sau:

+ Đầu ngón tay và ngón chân hình dùi trống.
+ Các đàu chi dưới và chi trên to lên dõ nhất vùng cổ tay và cổ chân giống như chân voi.
+ Tăng sinh màng xương ở xương đùi, chủ yếu ở các xương dài, đôi khi gặp cả ở xương bàn tay, bàn chân.
+ Đau các khớp lớn ở chi như các khớp cổ tay, cổ chân, khớp khuỷu, khớp gối kèm theo xưng khớp từng đợt.
+ Rối loạn thần kinh giao cảm như da nóng, tiết nhiều mồ hôi…

Ung thư phổi di căn.

Ung thư phổi có thể di căn và nó thường di căn theo chính đường hô hấp ở trong cơ thể, có nghĩa là nó lan ra các phần khác ở trong phổi và tạo thành các khối u.

Các tế bào ung thư có thể đi qua đường máu và di căn qua đường bạch huyết đến các hạch bạch huyết. Ung thư phổi như vậy thì khả năng di căn của nó cao và nó có thể di căn đến các phủ tạng thông thường như là gan, xương, não. Và ở một bệnh nhân ung thư phổi khi mà đã di căn đến các phủ tạng khác thì người ta xếp đó vào giai đoạn 4, là giai đoạn muộn.

Vì vậy, khả năng chữa khỏi cho những người ở giai đoạn này là khó. Nhưng bệnh nhân vẫn cần phải được điều trị. Bệnh nhân được điều trị ở trong giai đoạn này người ta gọi là điều trị giảm nhẹ để nhằm mục đích kiểm soát và kéo dài cuộc sống của bệnh nhân, nâng cao chất lượng cuộc sống. Chẳng hạn như các bệnh nhân này thường có những đau đớn do những tổn thương di căn gây ra thì người ta phải kiểm soát đau để làm cho bệnh nhân giảm đau hoặc chúng ta phải điều trị cho bệnh nhân để đề phòng những biến chứng có thể xảy đến với bệnh nhân ví dụ như di căn xương sẽ có thể dẫn đến gãy xương.

Vì vậy, người ta vẫn áp dụng những phương pháp điều trị hiện đại, đặc biệt là hóa chất để điều trị cho bệnh nhân nhưng không phải là chữa khỏi mà là kéo dài, để kiểm soát bệnh và để nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nhẹ các đau đớn ở giai đoạn cuối.

(ST)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Cha tôi 63 tuổi, không hút thuốc lá, sống trong môi trường hầu như ít ô nhiễm. Nhưng Cha tôi đã mắc căn bệnh ung thư phổi, khối u trong phổi đã di căn khiến cha tôi bị liệt nửa ngừời ( từ bụng trở xuống tới chân).Vậy xin các Chuyên gia cho tôi hỏi nguyên nhân Cha tôi mắc bệnh có thể là do đâu không ạ? Cha tôi có cơ hội nào không ạ?
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
đã di căn thì khó lắm chị ạ. Nó đã di căn lên não, như bài trên viết thì kéo dài tuổi thọ thôi c ạ
Me toi bi u phoi di can hach bi dau ba vai va canh tay co luc nhu liet ko cu dong dc dau như ko the song dc va hay khat nưoc nhung moi lan uong nc la lai buon di ve sinh di roi lai khat toi muon hoi bay gio thi nen chua thuoc tay hay la thuoc nam thi keo dai dc thoi gian song
hơn 1 tháng trước - Thích (8) - Trả lời
Tôi chia sẻ sự lo lắng về sức khỏe của mẹ bạn ! "Đông y và Tây y, mỗi phương pháp đều có điểm mạnh riêng và điểm hạn chế riêng. Nếu chỉ điều trị tây y,ưu điểm là nhanh chóng khắc phục những triệu chứng của bệnh (đau, tế bào K xâm lấn..)nhưng nhược điểm là những tác dụng phụ của xạ trị, hóa trị làm cho bệnh nhân đã yếu lại càng yếu thêm, vì thế việc điều trị có thể bị gián đoạn. Đông y điều trị ung thư là dùng phương pháp điều trị biến chứng, điều chỉnh các chức năng của toàn cơ thể, giúp tăng cường khả năng miễn dịch,làm cho người bệnh ăn ngủ tốt hơn, hướng đến việc kéo dài sự sống cho người bệnh. Hạn chế của đông y là tác dụng khống chế tiêu diệt tế bào K không rõ ràng. Từ đó cho thấy, nếu kết hợp được việc điều trị Tây y và Đông y thì kết quả điều trị sẽ nâng cao" (nguồn: "Hộ lý và điều trị bệnh ung thư"- tác giả Nam Việt, Nhà xuất bản Hà Nội, trang 62). Bạn cần thêm tài liệu tham khảo về chế độ dinh dưỡng, chăm sóc bệnh nhân K, gửi địa chỉ cho tôi (tranhoanbich@yahoo.com.vn) tôi sẽ gửi tặng bạn ! Chúc mẹ bạn nhiều sức khỏe !
Tôi bị ho đã 3 tháng nay điều trị các loại thuốc mà không khỏi, hiện nay tôi thấy đau phía sau lưng dưới bả vai và khó thở liệu tôi có nguy cơ bị ung thơ phổi không ạ? Tôi rất lo lắng mong bác sỹ giúp tôi với a!Tôi chân thành cảm ơn!
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Bạn bị ho,điều trị các lợi thuốc đã 3 tháng mà chưa đi đến các cơ sở chuyên khoa kiểm tra là có phần...chủ quan về sức khỏe ! Bạn nên tới ngay bệnh viện Lao - Phổi để làm các kiểm tra cần thiết, khi đó bạn sẽ có kết luận chính xác từ bác sĩ. Chúc bạn nhiều sức khỏe !
Cha em bị biem hong lau rồi và uống thuốc thì khỏi và lại bi lai .Nhưng nay thì bị đau cột sống vậy cha em có the chữa trị hết không ah. và như thế có thể ảnh hưởng nhiều tới suc khỏe không ah.xin bác sĩ trả lời giúp em chân thành cảm ơn.gmail của em la Susumacsu@gmail.com
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
Chào bạn! Dĩ nhiên là chữa khỏi khi bệnh tật không ở mức quá nghiêm trọng.Nên đưa bố bạn đi khám bác sĩ ngay nhé
tôi bị dau lưng hơn 1 tháng nay kem theo dau ở vung thắt lưng thing thoảng cảm thấy khó thở dờm nhiều ho it bac si cho biết tôi bị bệnh gì
hơn 1 tháng trước - Thích (3) - Trả lời
bi hanh kinh
benh ve tim mach ,ban phai di kham chuyen khoa di
Chao ct, tôi bị ho kéo dài đã hơn 1 năm nay, đi khám bệnh thì vẫn ko phát hiện (có cả chụp X Quang), tình trạng ho này chỉ hơi ngứa cổ, hơi hơi khó chịu. Tôi ko biết mình bị ho, là do thói quen hay có nguyên nhân nào khác. Nếu có thể, xin tư vấn giúp phương pháp xác định bệnh hiệu quả hơn ko ạ?
hơn 1 tháng trước - Thích (16) - Trả lời
Như chị nói rất có khả năng ho chỉ do thói quen thôi.
ma toi 59 t ung thu phoi 4nam nay da di can xuong vay xin bs cho toi hoi su song cua ma toi keo dai bao nhieu nam
hơn 1 tháng trước - Thích (15) - Trả lời
Gần như mẹ bạn không còn cơ hội chữa khỏi. Các biện pháp điều trị bây giờ là giảm đau và kéo dài sự sống. Hãy cố gắng có tâm lý tốt nhất có thể nhé
chồng tôi bị ung thư màng phổi tế bào nhỏ thường xuyên phải hút dịch hiện đang truyền hóa chất được 2 đợt tôi muốn biết làm thế nào để giảm dịch cách dùng thuốc thêm ngoài hóa chất và chế độ ăn uống hàng ngày để có thể giảm lượng dịch tối thiểu
hơn 1 tháng trước - Thích (11) - Trả lời
Chị nên để anh nhà được điều trị theo đúng phác đồ và chỉ định, tư vấn của bác sĩ là tốt nhất.
ông con năm nay 80 tuổi, đi khám thì bác sỹ cho biết bị bệnh ung thư phổi giai đoạn IV đã di căn ra xương. Cho con hỏi ông con còn sống được lâu nhất là bao lâu nữa ạ? làm gì để kéo dài sự sống của ông, liệu gia đình có nên đưa ông đi xạ trị? :'(
hơn 1 tháng trước - Thích (17) - Trả lời
,điều trị giảm nhẹ và tư tưởng cho ông thật tốt
em tôi bị ung thư phổi đã vô hóa chất6 đợt sạ hình xương có kết quả là viêm xương sườn, xin hỏi có phải là bị đi căn qua xương không /
hơn 1 tháng trước - Thích (7) - Trả lời
nên đi khám là tốt nhất bạn ạ
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý