1. Chọn thịt
Thịt bò để nấu bít tết không nhất thiết phải là phần thịt ngon nhất trên người con bò. Bạn nên nhớ, mỗi miếng thịt lại phù hợp với những món ăn khác nhau. Với món bít tết, bạn nên chọn miếng thịt có những đường vân mỡ bên trong, như thế khi nấu, mỡ bò chảy ra sẽ làm miếng thịt ngậy và không bị khô.
2. Nên rã đông thịt trước khi nấu
Nếu thịt của bạn để đông trong ngăn đá, bạn nên để rã đông trước khi ướp gia vị để khi nấu, miếng thịt không bị mủn và ngấm gia vị không đều.
3. Dụng cụ nướng thịt
Bạn có thể dùng vỉ nướng, chảo gang, lò nướng,… vv… Điều duy nhất cần lưu ý khi chế biến bít tết là bạn cần chú ý vệ sinh sạch sẽ và độ truyền nhiệt của dụng cụ. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ chín của miếng thịt bò.
4. Độ nóng của lò nướng
Bật lò nướng ở 450 độ F (232 độ C), lò sẽ phải thật nóng để việc nướng steak thật hoàn hảo.
Với chảo, khi chảo nóng, bỏ thịt vào áp chảo, lửa m���c vừa. Áp chảo không cần quá lâu, độ 3 phút, đợi xém vàng là lật, khi miếng thịt ngả vàng thì hạ nhiệt để thịt chín kĩ từ trong. Ai ăn được tái thì ngon nhất. Đừng cố gắng làm cho thịt quá chín bởi bò rán chín kĩsẽ khô hết cả. Trong lúc áp chảo, có thể thả chút tỏi đập dập để nó quyện mùi.
5. Sử dụng gia vị ướp đơn giản
Bít tết càng ướp gia vị đơn giản thì càng thơm ngon. Chỉ cần tiêu muối, dùng tay xoa kĩ để miếng thịt ngấm gia vị, nêm dầu oliu, để miếng thịt nghỉ 30 phút trước khi chế biến.
6. Sử dụng kẹp để trở miếng thịt
Không nên cùng dĩa hoặc các vật có đầu nhọn, vì nó có thể làm thủng mặt ngoài của thịt khiến mất nước ngọt và làm khô miếng thịt. Khi trở miếng thịt, không nên trở mạnh tay, cũng không nên ấn lên bề mặt miếng thtij, tránh cho nước trong thịt chảy ra ngoài, làm mất độ ngọt tự nhiên. Bạn cũng không nên trở miếng thịt quá nhiều lần.
7. Căn thời gian nướng thịt
Ban đầu nên rán thịt với lửa to trong 2-3 phút, đủ để tạo thành lớp thịt xém vàng phía bên ngoài. Lật sang mặt kia và rán thêm 1-2 phút vẫn với mức lửa to. Tắt bếp, thêm ít bơ vào chảo trước khi cho chảo vào lò nướng. Thời gian nướng khoảng từ 6-8 phút, tùy theo thời gian và độ lớn của miếng thịt.
Nếu miếng thịt quá to, bạn có thể cắt ra theo khối vừa vớ kích cỡ của một xuất ăn.
8. Kiểm tra độ chín của thịt
Có hai cách để kiểm tra độ chín của thịt mà không cần cắt ra
Cách một: Sử dụng nhiệt kế nấu ăn để kiểm tra mức độ mong muốn về độ chín của miếng thịt. Ví dụ nướng ở phút thứ 6 miếng thịt vẫn có độ đỏ hồng ở bên trong, phút thứ 8 miếng thịt chín kĩ hơn và có màu phấn hồng.
Cách hai: Dựa vào độ rắn của miếng thịt để biết màu của nó ở bên trong. Tái - bên trong miếng thịt còn rất đỏ, ẩm và hơi ấm, Chín tái – bên trong miếng thịt còn đỏ và miếng thịt nóng, chín tới – ở giữa miếng thịt có màu đỏ, xung quanh là màu hồng và thịt có độ nóng, Chín vừa – bên trong miếng thịt có màu hồng và nóng, Chín – bên trong miếng thịt mất hẳn màu hồng, các thớ thịt có màu nâu xám nhưng vẫn giữ được độ ẩm, thịt rất nóng.
9. Xử lý sau khi thịt chín
Nhiều người có thói quen cắt miếng thịt khi vừa lấy nó ra khỏi lò,việc này sẽ làm nước thịt bên trong chảy hết ra ngoài. Vì vậy, bạn hãy để miếng thịt ra ngoài 1-2 phút cho nước ngấm ngược trở lại bên trong miếng thịt, món ăn của bạn sẽ trở nên hoàn hảo.
10. Rửa sạch dụng cụ sau khi chế biến
Rửa sạch vỉ nướng, lò nướng, chảo… sau khi chế biến sẽ giúp bạn giữ được dụng cụ bền hơn, tránh gây mốc, han gỉ để chế biến những món ăn lần sau được ngon miệng hơn.
Trang trí bò với măng tây hoặc khoai tây chiên để tăng thêm hương vị nhé!
Bình luận
Bình luận