Trẻ bị sốt cao phát ban co giật nên và không nên ăn những gì

quangpham quangpham @quangpham

Trẻ bị sốt cao phát ban co giật nên và không nên ăn những gì

14/07/2015 12:00 AM
223

Trẻ bị sốt cao phát ban co giật nên và không nên ăn những gì. Khi trẻ đang bị sốt các mẹ cần phải chú ý đến dinh dưỡng cho con vì chúng sẽ góp phần giúp trẻ vượt qua cơn sốt một cách nhanh chóng an toàn. Ngược lại nếu mẹ cho trẻ ăn những thực phẩm không phù hợp có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe của con. Có rất nhiều thực phẩm mà trẻ đang bị sốt cao nên và không nên ăn các mẹ nên biết. Dưới đây mecuti.vn sẽ liệt kê danh sách những thực phẩm có hại cho trẻ khi đang sốt và hướng dẫn các mẹ cách chế biến những món ăn giúp trẻ hạ sốt nhanh nhất, hãy cùng tham khảo để có thêm kinh nghiệm nhé!

1. Những thực phẩm nên cho trẻ ăn khi bị sốt

Sốt là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em. Nhiệt độ bình thường trong cơ thể trẻ em khoảng 36.5-37.5 độ C. Khi bị sốt, nhiệt độ cơ thể bé tăng lên trên 38 độ C. Sốt không phải là một bệnh xuất hiện đơn lẻ mà là một phần phản ứng tự nhiên của cơ thể khi bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Dưới đây là những thực phẩm nên bổ sung cho trẻ khi bị sốt.

Khi cơ thể bị mất nước, các vi rút vi khuẩn thường phát triển mạnh mẽ hơn. Khi sốt, bạn nên uống nhiều nước lọc hơn bình thường để bổ sung lượng nước đã mất đi. Việc bù đủ nước khi sốt sẽ giúp bạn không bị kiệt sức, các độc tố trong cơ thể cũng sẽ được loại bỏ nhanh và dễ dàng hơn.

Ngoài ra, bạn cũng nên thay nước lọc bằng nước đun sôi để nguội pha với hydrit hoặc oresol để bù điện giải.

Trẻ bị sốt cao phát ban co giật nên và không nên ăn những gì phần 1

Soup, bún, phở, đồ ăn loãng dễ nuốt được nấu cùng với thịt gà, thịt heo, thịt bò sẽ góp phần giúp bạn bổ sung được dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, xoa dịu cơn khó chịu.

Đặc biệt, cháo hoặc soup được nấu từ thịt gà –nhất là gà ác- ngoài tác dụng bổ sung dinh dưỡng còn giúp cơ thể chống lại mất nước và viêm nhiễm.

Các loại trái như cam, chanh, dâu tây, xoài, chuối… là lựa chọn ưu tiên trong thời gian bạn bị sốt. Hãy chịu khó ăn trái cây vì nó vừa cung cấp thêm vitamin cho cơ thể, vừa giúp giảm sốt, bù đắp lại các chất điện giải đã bị mất. Nếu không muốn ăn, bạn có thể xay sinh tố hoặc ép thành nước hoa quả để dễ uống hơn.

Những thực phẩm quen thuộc như cà chua, rau mồng tơi, rau muống, rau cải, rau dền… chế biến dưới dạng luộc, nấu canh đều có lợi ích hạ nhiệt nhất định khi bạn đang bị sốt. Đừng nên quá kiêng cữ trong khẩu phần ăn thời gian đang bị bệnh này, bạn sẽ bị thiếu hụt dinh dưỡng.

Bổ sung sữa chua: Sữa chua cũng là một món ăn có lợi khi bạn bị ốm hoặc sốt, chúng sẽ giúp bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, giúp cơ thể khỏe hơn, tiêu hóa tốt hơn, tránh mắc thêm các bệnh khác.

2. Thực phẩm không nên cho trẻ ăn khi bị sốt

Những thực phẩm dưới đây không nên cho trẻ ăn khi bị sốt vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Chúng sẽ khiến cho tình trạng bệnh của trẻ trở nên nguy hiểm năng hơn. Vậy đó là những thực phẩm nào? Hãy cùng theo dõi dưới đây để biết cách phòng tránh cho con khi bị sốt cao nhé!

Khi bị sốt, nếu bạn uống quá nhiều nước lạnh nhiệt độ của cơ thể sẽ không giảm mà còn sốt cao hơn. Đặc biệt trong trường hợp bị sốt do bệnh truyền nhiễm chức năng của đường tiêu hóa bị giảm sút thì việc uống nước quá lạnh cũng sẽ rất nguy hiểm với sức khỏe.

Chất ta-nanh trong trà sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên. Uống nhiều trà và uống trà quá đậm đặc sẽ làm cho não ở trạng thái bị kích thích, làm tăng huyết áp dẫn đến làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể người bệnh. Mặt khác, nếu bệnh nhân đang sốt mà uống trà sẽ làm giảm tác dụng hoặc mất hẳn tác dụng của thuốc hạ sốt.

Trứng gà vịt

Bình thường trứng là một thực phẩm rất bổ dưỡng cho sức khỏe. Tuy nhiên, người ta lại khuyên rằng không nên ăn trứng khi bị ốm. Bởi trong trứng có rất nhiều protein nên sau khi ăn sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn.

Những người bị sốt, nhất là trẻ em ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên không phát tán ra ngoài được, do vậy sốt càng cao và rất lâu khỏi.

Mật ong là một loại thuốc bổ cho cơ thể, tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều mật ong khi bị sốt rất dễ đến cơ thể bị tăng thêm nhiệt độ.

Trẻ bị sốt cao phát ban co giật nên và không nên ăn những gì phần 2

Các gia vị cay, đồ ăn cay làm sản xuất rất nhiều nhiệt trong cơ thể, chính vì thế, đây cũng là lý do mà những người đang bị sốt nên hạn chế các thực phẩm cay nóng.

3. Những món ăn hạ sốt nhanh cho trẻ

Với những hướng dẫn chi tiết dưới đây các mẹ có thể chế biến cho trẻ ăn vào những khi bị sốt sẽ là một bài thuốc vô cùng hiệu quả có ích cho trẻ trong những lúc này đấy.

Cháo là một món ăn dễ chế biến nhưng lại có tác dụng kích thích trẻ ăn dễ hơn, bổ sung chất bổ cho cơ thể đang mệt mỏi.

Trước tiên, mẹ nấu chín đậu xanh, sau đó cho hạt sen và gạo nếp vào nấu tiếp đến khi chín nhừ, thêm đường trắng cho vừa ăn là được. Mẹ nên chia ra làm 3 lần ăn trong ngày cho trẻ.

Thịt lợn lạc thái miếng vừa ăn, rửa sạch. Cà chua thái lát hoặc băm nhỏ. Tiếp theo, mẹ cho thịt vào nồi nấu sôi rồi thêm cà chua, muối, dầu hành, gừng đun chín. Món này, mẹ có thể cho bé ăn luôn hoặc ăn cùng với cơm, mỗi ngày một lần.

Rau muống, mã thầy rửa sạch và cho vào luộc chín nhừ. Sau đó, mẹ chia ra cho bé ăn từ 2-3 lần trong một ngày, ăn liền trong 7 ngày.

Đậu xanh đun nhừ, rau câu thái nhỏ. Cho cả hai nguyên liệu trên vào nồi nấu đến khi chín kỹ rồi cho đường đỏ vừa ăn. Mỗi ngày nên cho bé ăn một lần và ăn liên tục trong 7 ngày.

Thịt lợn nạc rửa sạch, băm nhỏ, ướp bột gia vị rồi xào chín bằng dầu thực vật. Mướp hương bỏ vỏ, bỏ ruột, thái miếng. Sau đó cho mướp hương vào đảo đều với thịt đến khi chín tới. Món này có thể để trẻ ăn với cơm, ngày 1 lần.

Thịt gà rửa sạch thái mỏng, ướp bột gia vị vừa tầm và xào chín. Củ súng bỏ vỏ lấy nhân rồi xay thành bột. Trứng gà bỏ lòng đỏ lấy lòng trắng. Cho 3 nguyên liệu trên vào trộn đều và chia ra thành 4 phần bằng nhau. Lá sen cắt thành 4 miếng, sau đó gói vào lá sen rồi đem hấp cách thủy. Khi chín mẹ bỏ lá sen đi rồi chia làm 2 phần cho bé ăn trong ngày, ăn liền từ 3-4 ngày.

Dưa hấu gọt bỏ vỏ xanh cứng, ép lấy 200ml nước. Đậu xanh xay thành bột, trộn với nước dưa hấu, bắc lên bếp quấy đều, đun lửa nhỏ. Sau khi chín cho thêm đường và đun sôi lại một lần nữa. Mẹ có thể áp dụng món này cho trẻ ăn ngày 2 lần, ăn liền 3-4 ngày.

Khi bị sốt, cơ thể trẻ thường mất nước, nên một cốc nước chanh ấm sẽ giúp mẹ bổ sung nguồn nước bị mất trong cơ thể bé. Ngoài ra, trong nước chanh tươi còn chứa nhiều vitamin C rất tốt cho trẻ. Cách làm rất đơn giản, mẹ chỉ cần vắt chanh tươi, thêm một ít đường hoặc sirô, cho nước ấm vào và cho bé uống.

Trẻ bị sốt cao phát ban co giật nên và không nên ăn những gì phần 3

Bí xanh để cả vỏ, rửa sạch, bỏ ruột, thái miếng. Lá sen rửa sạch, thái nhỏ. Cho cả hai nguyên liệu trên vào nồi, thêm 300ml nước, đun sôi kỹ, bỏ bã rồi chắt lấy nước uống.

Trong thời gian trẻ bị sốt, mẹ có thể mua nước dừa cho trẻ uống vì nước dừa có chứa nhiều kali, vitamin C, cung cấp lượng nước bị mất trong cơ thể bé, củng cố hệ miễn dịch của trẻ giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.

Khi bé bị sốt, mẹ có thể cho bé ăn cam trực tiếp hoặc ép lấy nước cho bé uống. Tuy nhiên, mẹ không nên cho con ăn quá nhiều bởi trong cam có tính axit, không tốt cho dạ dày của bé

Vậy là các mẹ đã nắm rõ trẻ bị sốt cao phát ban co giật nên và không nên ăn những gì rồi phải không nào. Khi trẻ sốt sức đề kháng giảm vì vậy càng chú trọng tăng cường sức đề kháng cho con tốt nhất. Hãy luôn là những người mẹ tuyệt vời giúp con nhanh chóng vượt qua những lúc khó khăn này. Chúc gia đình bạn luôn vui vẻ khỏe mạnh và đừng quên đồng hành cùng mecuti.vn để biết thêm thông tin nhé!

cách hạ sốt nhanhchăm sóc trẻ bị sốtchăm sóc trẻ bị sốt tại nhàdinh dưỡng cho trẻ bị sốtmẹ và béthực phẩm cho trẻ bị sốtthực phẩm nên và không nên cho trẻ bị sốttrẻ bị sốttrẻ bị sốt caotrẻ bị sốt cao co giậttrẻ bị sốt cao kéo dàitrẻ bị sốt nên ăn gìtrẻ bị sốt phát ban cần kiêng những gìtrẻ vị sốt phát ban
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý