Bệnh ngoài da ở trẻ em thường gặp nhất các mẹ nên biết

quangpham quangpham @quangpham

Bệnh ngoài da ở trẻ em thường gặp nhất các mẹ nên biết

14/07/2015 12:00 AM
260

Bệnh ngoài da ở trẻ em thường gặp nhất các mẹ nên biết tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bé yêu. Trong giai đoạn phát triển của bé có thể gặp một số loại bệnh ngoài da gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu như không được chăm sóc kĩ lưỡng. Để giúp các mẹ tìm hiểu kĩ hơn về các loại bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em, mecuti.vn sẽ chia sẻ với các mẹ một số thông tin dưới đây chắc chắn sẽ giúp các mẹ được rất nhiều, mời các mẹ cùng tham khảo.

Bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh

Các bệnh ngoài da ở trẻ em ngay sau khi sinh gồm có: Các bớt tím, xanh, đỏ và hạt kê. Ngay sau khi sinh, trẻ đã bị các dấu hiệu nói trên. Do đó, đây có thể gọi là bệnh bẩm sinh, thường tự khỏi và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ nhỏ.

Bệnh ngoài da ở trẻ em

Thường gặp ở trẻ sau 3 tháng tuổi. Biểu hiện bệnh là những mụn nhỏ li ti xuất hiện ở hai bên má rồi lan đến cằm và trán. Chúng nhanh chóng vỡ ra khiến cho da trở nên đỏ và bị rớm dịch. Nếu không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, trẻ rất dễ bị nhiễm khuẩn, những vết vỡ sẽ bị đóng vảy, da trẻ đỏ nhiều hơn, trẻ cảm thấy ngứa ngáy khó chịu. Bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần, có người cho rằng bệnh nổi theo tuần trăng. Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ em khá phức tạp, khó phát hiện được, người ta cho rằng yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong bệnh này. Nhưng bệnh này không nguy hiểm lắm, đến khoảng 2 tuổi, bệnh có thể biến mất mà không để lại dấu vết gì.

Bệnh ngoài da ở trẻ em thường gặp nhất các mẹ nên biết phần 1

Bệnh xuất hiện với những bóng nước hình tròn, dẹp, sau vài giờ, bóng nước đục dần, có mủ rồi vỡ, đóng vảy màu vàng. Đây là do sự nhiễm khuẩn da nguyên phát do liên cầu khuẩn hoặc vi khuẩn tụ cầu gây ra. Tổn thương thường xuất hiện ở vùng đầu, mặt, cổ. Chốc có thể lan sang vùng kế cận, gây viêm hạch bạch huyết gần đó. Sau khi bong vảy, thường để lại vết thâm lâu dài.

Đây là tình trạng viêm toàn bộ nang lông và tổ chức xung quanh, chủ yếu do tụ cầu gây nên. Biểu hiện ban đầu là đỏ sưng rồi nóng gây đau nhức, dần dần mềm vỡ ra chảy mủ và thành sẹo. Mụn nhọt có thể mọc ở nhiều nơi trên cơ thể, đau nhức khiến trẻ quấy khóc, giảm mức độ ăn ngủ. Trẻ sống trong môi trường ẩm thấp, nóng nực, tình trạng vệ sinh kém và sử dụng nhiều chất ngọt, uống ít nước, ăn ít rau xanh, trái cây thì rất dễ mắc bệnh.

Da trẻ rất non nớt, vì vậy nếu trong gia đình có người bị ghẻ thì trẻ rất dễ bị nhiễm bệnh. Triệu chứng thường thấy là các mụn nước ở kẽ tay, chân, vùng bụng, bộ phận sinh dục, ngứa nhiều về ban đêm khiến trẻ quấy khóc.

Bệnh thường thấy ở trẻ từ 9 – 12 tháng tuổi, hay gặp hơn ở những bé gái và trẻ em béo. Trẻ nuôi dưỡng bằng sữa bò có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những trẻ bú mẹ do phân của những trẻ này có nồng độ pH cao hơn những trẻ được bú mẹ. Biểu hiện của bệnh là các dát đỏ ở vùng tiếp xúc với quấn tã như mông, đùi trên, bụng dưới… Da vùng quấn tã có các biểu hiện cấp tính như các dát màu đỏ tươi, bóng, tiết dịch, sau đó bong vảy. Bệnh còn có các biểu hiện khác như đỏ da, vảy nến, u hạt lan toả, giảm sắc tố, vết trợt và có thể gây tổn thương vùng sinh dục, viêm hạch bẹn, đặc biệt ở trẻ nam gây viêm nhiễm hệ tiết niệu cấp tính.

Những bệnh này thường do yếu tố ngoại sinh tác động và gây nên. Căn cứ trên từng bệnh mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp. Các bệnh ngoài ra ở trẻ cần được điều trị sớm vì da trẻ rất mỏng và nhạy cảm.

Phòng tránh bệnh ngoài da ở trẻ

Các bệnh ngoài da ngay sau trẻ sinh ra thường tự khỏi, nhưng những bệnh mắc phải thì cần được chữa trị. Theo đó, vệ sinh cơ thể hằng ngày cho trẻ là một biện pháp quan trọng giúp phòng tránh các bệnh ngoài ra. Da trẻ nhạy cảm nên dễ lây bệnh. Do đó, những người gần gũi chăm sóc trẻ hằng ngày cũng phải chú ý giữ gìn vệ sinh thân thể.

Cho trẻ sống trong môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát.Các bà mẹ cần chú ý thay tã lót thường xuyên, lau khô vùng bẹn và mông bằng nước ấm sau khi trẻ đại, tiểu tiện.Mùa hè nên hạn chế dùng bỉm và phải thay thường xuyên.Cho trẻ uống đủ nước, tập cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây.

Các bà mẹ đang cho con bú cũng cần bổ sung hằng ngày nhiều vitamin và khoáng chất để cho trẻ có được đủ chất dinh dưỡng hơn nữa trong sữa mẹ. Đặc biệt, nếu trẻ mắc bệnh, cần được đi khám, không nên tự chữa theo những lời mách bảo của người không có chuyên môn, tránh gây bội nhiễm nguy hiểm.

Sau khi tham khảo thông tin bệnh ngoài da ở trẻ em thường gặp nhất các mẹ nên biết trên đây các mẹ sẽ có phương pháp chăm sóc cho bé yêu nhà mình hiệu quả nhất giúp bé luôn có một làn da khỏe đẹp. Chúc các bé luôn khỏe mạnh phát triển toàn diện mỗi ngày và hãy luôn đồng hành ủng hộ cho mecuti.vn để có thêm nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe gia đình nhé.

bệnh ngoài dabệnh ngoài da ở trẻbệnh ngoài da thường gặpbệnh thường gặpbệnh thường gặp ở trẻ sơ sinhchàm sữachốc lởmẹ và bémụn nhọtnhi khoanhững bệnh thường gặp ở trẻ emrôm sảy
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý