Điều không nên làm khi bé nghẹt mũi
Nguyên nhân
Nguyên nhân nghẹt mũi rất đa dạng. Nhiễm virus gây cảm là nguyên nhân phổ biến ảnh hướng tới hô hấp ở bé. Ngoài ra, trào ngược axit, viêm xoang, adenoiditis (nhiễm khuẩn thứ cấp) cũng có thể khiến dịch mũi đổi màu và có thể kéo dài hơn 2 tuần liên tục. Dị ứng cũng là một “thủ phạm” gây nghẹt mũi cho bé trên 2 tuổi.
Thời gian nghẹt mũi phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Nếu nghẹt mũi do một loại virus, các triệu chứng có thể kéo dài 3-7 ngày.
Nếu nghẹt mũi khiến bé không thở được, nghẹt mũi kéo dài vài tuần liên tục, nghẹt mũi kèm sốt hoặc ở bé dưới 3 tháng tuổi thì cha mẹ cần đưa con đi khám sớm.
Các triệu chứng
Nghẹt mũi ở bé mới sinh có thể khó nhận biết. Một số triệu chứng có thể là: khó khăn khi bú; khóc hoặc dễ bị kích động; thở khò khè, khó ngủ, có thể kèm chảy nước mũi; hắt hơi, ho, thở dễ hơn khi được bế đứng...
Biện pháp khắc phục
Những việc đơn giản cha mẹ có thể làm để giúp bé dễ chịu hơn khi bị ngạt mũi gồm: kê cao gối cho bé, bế bé ở tư thế thẳng; dùng dung dịch nước muối vệ sinh mũi cho bé hàng ngày để làm loãng các dịch mũi dày, sau đó loại bỏ dịch mũi cho bé bằng dụng cụ hút mũi. Tắm cho con trong phòng tắm ấm hoặc chạy máy tạo độ ẩm trong phòng của bé cũng là gợi ý phù hợp.
Điều không nên làm: Không bao giờ được thổi vào một bên lỗ mũi của bé với suy nghĩ là sẽ làm thông sang lỗ mũi bên kia. Điều này có khả năng gây nguy hiểm. Chuyên gia cũng khuyên cha mẹ không nên dùng thuốc cho con mà chưa có ý kiến từ bác sĩ. Ví dụ, không bao giờ sử dụng acetaminophen (Tylenol) để giảm sốt cho bé dưới 2 tháng tuổi. Bởi vì sốt ở bé dưới 2 tháng tuổi cực kỳ nguy hiểm, cha mẹ không nên tự ý điều trị tại nhà.
Bác sĩ cũng lưu ý cha mẹ không được tự dùng thuốc thông mũi cho bé, nhất là với bé dưới 1 tuổi. Những loại thuốc nhỏ mũi cho người lớn thì không nên sử dụng cho bé vì chúng có thể gây ra tăng nhịp tim và tăng huyết áp tâm trương.
Điều trị nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh.
Xử trí đúng khi trẻ bị nghẹt mũi.
Áp dụng biện pháp làm thông mũi như sau:
Đối với trẻ nhỏ, làm sạch mũi bằng bấc sâu kèn:
+ Dùng khăn giấy mềm, dai, để làm bấc sâu kèn. Đặt vào hốc mũi để thấm ướt dịch mũi, sau đó lấy ra và đặt lại một bấc sạch. Lập lại các bước này cho đến khi sạch mũi.
+ Nếu trẻ bị nghẹt nhiều, nên sử dụng dung dịch nhỏ mũi là nước muối sinh lý 0,9% làm loãng dịch mũi để dễ dàng làm sạch mũi: nhỏ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý vào từng lỗ mũi, chờ vài phút, sau đó làm sạch mũi.
Làm thông mũi 2 đến 3 lần mỗi ngàyvà trước khi cho trẻ bú, ăn. Ngoài ra, chăm sóc trẻ nghẹt mũi cũng cần tăng cường nước uống và dinh dưỡng đầy đủ. Chỉ sử dụng kháng sinh khi có ý kiến của bác sĩ.
Những điều không nên làm
- Dùng miệng để hút mũi trẻ, sẽ lây lan thêm mầm bệnh cho trẻ
- Tự ý dùng kháng sinh để trị nghẹt mũi
(ST)