Hiện chưa rõ nguyên nhân chính của hiện tượng ứa nước miếng này của bà bầu nhưng các chuyên gia khẳng định một vài nhân tố có liên quan. Vậy đó là những nhân tố gì?
Một vài phụ nữ mang thai thường cảm thấy nhiều nước miếng hơn bình thường đặc biệt là khi buồn nôn. Số khác thì thường xuyên chảy nước miếng khiến họ khó chịu và cần phải chấm dứt ngay điều đó. Chảy nước miếng quá nhiều được gọi là chứng ứa nước bọt và đó là một trong những rắc rối chung mà bà bầu phải gánh chịu. Đây cũng là biểu hiện thường thấy trong thời gian ốm nghén.
Các chuyên gia không biết nguyên nhân tại sao bà bầu lại bị tiết nước bọt quá đáng như vậy trong những tuần đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, họ nghĩ rằng, sự thay đổi hormone chính là một trong số những nguyên nhân đó. Cảm giác buồn nôn làm cho họ cố gắng nuốt ít hơn vì thế mà nước miếng đầy ắp trong miệng.
Thông thường, tuyến nước bọt tiết ra khoảng 1-1/2 qt (lít Anh = 1.14 lít) nhưng vì việc nuốt nước bọt xảy ra liên tục và vô tình nên bạn không nhận ra nước miếng có khối lượng lớn như thế. Khi bạn bất thình lình có nhiều nước miếng trong miệng thì có thể bạn nuốt chúng ít hơn hoặc chúng được sản sinh ra nhiều hơn hoặc là do cả hai nguyên nhân đó.
Ứa nước miếng quá nhiều khiến bà bầu khó chịu
Sự tăng nước miếng cũng liên quan tới chứng ợ nóng – là một trong những khó chịu của bà bầu. Khi axit trong dạ dày chảy ngược lại cũng gây cảm giác ợ nóng. Nó cũng có thể khiến tuyến nước bọt tiết nước miếng nhiều hơn bình thường.
Điều này giải thích tại sao mỗi khi phụ nữ nôn mửa thì có xu hướng tiết nước bọt nhiều hơn.
Một số nguyên nhân khác như khói thuốc cũng làm bạn tăng lượng sản xuất nước miếng. Thuốc đánh răng hay nhiễm khuẩn miệng, nhiễm độc thủy ngân hoặc nhiễm độc thuốc trừ sâu cũng khiến bạn chịu đựng sự khó chịu này.
Tuy có một chút khó chịu vì nước miếng chảy ra nhiều hơn bình thường, bên cạnh những rắc rối thì nước miếng có chức năng quan trọng bao gồm bôi trơn miệng, sản xuất enzyme cho tiêu hóa và chứa protein với các kháng khuẩn bảo vệ răng, miệng.
Song đây chỉ là những triệu chứng chung thường thấy
Bạn cần làm gì để ngăn nước miếng chảy ra quá nhiều?
Khi bị ứa nước miếng quá nhiều, bạn nên hỏi bác sỹ nếu nó liên quan tới việc nôn, buồn nôn hoặc ợ nóng.
Không có phương pháp hữu hiệu nào có thể làm giảm được những cơn ứa nước bọt liên tục như vậy. Tuy nhiên, một số bà bầu chia sẻ kinh nghiệm như sau:
- Đánh răng và dùng nước tráng miệng vài lần trong ngày.
- Ăn thường xuyên những bữa ăn nhỏ, cân bằng, hạn chế những thực phẩm có nhiều gia vị.
- Uống nhiều nước và luôn mang theo chai nước bên mình, thường xuyên uống những ngụm nhỏ.
- Nhai kẹo cứng hoặc kẹo cao su không đường. Nó không làm giảm việc ứa nước miếng nhưng nó có thể giúp bạn nuốt chúng. Không nên ăn kẹo và kẹo cao su có vị chua.
Tiết nước bọt nhiều khi mang thai.
Một số thai phụ thấy nước bọt tiết ra nhiều hơn bình thường, nhất là khi
buồn nôn. Có thai phụ tiết nước bọt liên tục đến mức phải nhổ bớt ra
ngoài.
Tiết nhiều nước bọt còn gọi là chứng ứa nước bọt - một trong những
dấu hiệu của ốm nghén. Các chuyên gia vẫn chưa biết nguyên nhân nào gây
nên hiện tượng này ở đầu thai kỳ nhưng sự thay đổi hormone được coi là
yếu tố chính.
Ảnh minh họa.
Bình thường, tuyến nước bọt sản xuất khoảng 1,5l nước bọt mỗi ngày nhưng do cơ chế nuốt xảy ra liên tục và tự động nên bạn không nhận biết được. Vì thế, nếu đột nhiên có nhiều nước bọt thì có thể do nước bọt được sản xuất nhiều hơn hoặc do bạn nuốt ít đi. Cũng có khi là do cả hai.
Tăng tiết nước bọt còn liên quan đến chứng ợ nóng – hiện tượng khá phổ biến trong thai kỳ. Axit trong dạ dày có thể trào ngược lên thực quản và gây nên ợ nóng. Axit này còn kích thích tuyến nước bọt sản xuất nhiều nước bọt. Nước bọt giống như chất kiềm để trung hòa axit trong thực quản.
Khói thuốc lá cũng là nguyên nhân làm tăng tiết nước bọt vì khói thuốc có thể gây sâu răng và nhiễm trùng khoang miệng. Những yếu tố khác liên quan đến tiết nước bọt nhiều là dùng thuốc, tiếp xúc với độc chất như thủy ngân, thuốc trừ sâu..
Tiết nước bọt nhiều khiến thai phụ hơi khó chịu nhưng lại không gây hại. Chức năng chính của nước bọt là giúp tiêu hóa thức ăn. Nó còn chứa nhiều protein, có tác dụng chống virus, vi khuẩn, chống nấm, bảo vệ sức khỏe răng miệng.
(ST)