Dưa món ngọt ngọt, đậm đà vị thơm của nước mắm, giòn tan miếng đu đủ, su hào, đỏ thắm màu cà-rốt… như đưa đẩy cho vị bánh chưng thêm quyến rũ…
Nguyên liệu:
Nguyên liệu sấy khô được bán sẵn
Su hào, cà rốt, đu đủ, củ cải trắng thái miếng, phơi héo. Hoặc hiện nay tại các siêu thị bày bán rất nhiều những túi nguyên liệu làm dưa món đã được sấy khô, đóng gói sạch sẽ, rất tiện dụng.
Nếu dùng su hào, cà rốt, đu đủ, cải trắng sấy khô, sau khi mua về, bạn ngâm vào nước nóng có pha chút muối và dấm cho nguyên liệu được trắng và nở. Rửa sạch, vắt ráo cho kiệt nước.
(Nếu là nguyên liệu bạn tự phơi thì không cần thiết phải ngâm nước sôi, bạn chỉ cần phơi héo là có thể đem ngâm luôn với nước mắm).
Cách làm:
Cho nguyên liệu đã sơ chế sạch vào hũ (hoặc lọ) định ngâm. Chú ý lọ và nắp phải sạch, nên tráng qua nước sôi.
Dùng nan tre hoặc nan nhựa cài ngang mặt để nguyên liệu không bị nổi khi đổ nước mắm vào. Không nén chặt.
Nấu nước mắm:
- Theo tỉ lệ 1/1 (1 bát nước mắm – 1 bát đường cát trắng). Nước mắm nên chọn nước mắm ngon.
- Bắc hỗn hợp nước mắm – đường lên bếp, vặn lửa nhỏ vừa, khuấy đều tay, tránh không cho đường bị đọng dưới đáy nồi và chú ý cho hỗn hợp không bị sôi trào.
- Hỗn hợp nước mắm đường vừa sôi tới vặn nhỏ lửa, khuấy cho tới khi đường tan hết thì tắt bếp.
- Nước mắm đường sau khi đun, để nguội thì trút vào lọ đã xếp sẵn su hào, đủ đủ… Mực nước mắm trong lọ phải ngập nguyên liệu (tốt nhất là cao hơn khoảng 2cm).
Đậy kín nắp lọ, để nơi khô thoáng. Sau 2-3 ngày là có thể ăn được.
CÁCH 2: Cách làm dưa món từ rau quả tươi
Nguyên liệu:
- 300g kiệu, 50g ớt hiểm, 2 củ cà rốt, 2 củ cải trắng, 4 trái dưa leo, 2 củ su hào, nửa trái thơm, 2 chén nước mắm, 4 chén đường
Thực hiện:
- Kiệu cắt bỏ lá, ngâm nước tro để qua đêm, phơi khô cắt rễ, bóc sạch vỏ. Rửa lại bằng nước muối sau đó phơi khô lần nữa.
- Cà rốt, củ cải trắng, su hào gọt sạch vỏ, thơm thái lát mỏng, xóc muối để 30 phút, rửa sạch lại phơi khô.
- Cho đường và nước lạnh vào nước mắm, sao cho ngọt, mặn vừa phải rồi bắc lên bếp để lửa nhỏ, khuấy đều. Khi đường vừa tan nhắc xuống, tiếp tục khuấy đến khi hỗn hợp nguội hẳn.
- Xếp kiệu, ớt, cà rốt, củ cải trắng, su hào, dưa leo, thơm vào keo, rót nước mắm đường vào ngập nguyên liệu. Ngâm khoảng một ngày là dùng được. Nếu muốn để lâu thì bỏ trong tủ lạnh ăn dần Ăn kèm với bánh chưng, bánh tét rất ngon
CÁCH 3: Dưa món miền Nam
Vị mặn ngọt, giòn giòn các loại rau củ để cho mỗi người cảm giác khó quên, ăn kèm với bánh chưng hoặc bánh tét mang đến hương vị đặc trưng của ngày Tết.
Nguyên liệu:
300g đu đủ
300g củ cà rốt
300g củ cải trắng
100g hành tím
Vài trái ớt tươi
Nếu muốn ăn củ kiệu thì có thể thêm 100g củ kiệu
Nước mắm, đường, keo (lọ) sạch.
Bước 1:
Cà rốt gọt vỏ, tỉa hoa, thái dày độ 3mm.
Hành tím thái xéo làm 2 hoặc 3 lát.
Đu đủ, củ cải thái lát vừa ăn dày khoảng 3mm.
Bước 2:
Sau khi thái toàn bộ rau củ bạn cho tất cả vào rửa sơ nước với chút muối, sau đó rửa lại sạch bằng nước rồi để ráo.
Đem phơi ngoài trời nắng hoặc nhà nào có máy sấy thì sấy khô càng tốt.
Nếu bạn muốn dùng sớm thì chỉ cần phơi một nắng hơi héo.
Nếu bạn muốn dưa món giòn và để lâu thì phơi hai nắng nhé!
Bước 3:
Sau khi phơi hoặc sấy khô thì bỏ toàn bộ rau củ vào một cái keo sạch, khô. Trường hợp phơi nắng ngoài trời bụi nhiều thì bạn nên trụng sơ qua nước sôi, để ráo rồi mới bỏ vào keo.
Nấu nước đường theo tỉ lệ 3 đường 2 nước mắm 1/2 nước lạnh cho sôi và tan hết đường, vớt bọt cho sạch rồi để nguội.
Chế nước đường vào keo, cất chỗ mát khoảng 2-3 ngày là có thể dùng được rồi!
Dưa món là món không thể thiếu trong mỗi gia đình ở miền Nam vào dịp tết cổ truyền. Vị mặn ngọt, giòn giòn các loại rau củ để cho mỗi người cảm giác khó quên, ăn kèm với bánh chưng hoặc bánh tét mang đến hương vị đặc trưng của ngày Tết.
Tết năm nay, nếu bạn chưa làm dưa hành hay dưa kiệu thì hãy thử làm dưa món để đổi vị cho các thành viên trong gia đình nhé! Chúc các bạn thành công và làm được những hũ dưa món thật ngon!
(ST)