Sa tử cung
Sa vách âm đạo xảy ra khi các cơ vùng chậu yếu đi khiến cho nhiều cơ quan vùng chậu tuột xuống âm đạo. Các cơ quan này gồm: bàng quang, trực tràng và niệu đạo, nhưng cơ quan hay bị sa nhất là tử cung. Tử cung bị tuột xuống đẩy vách âm đạo xuống. Nếu nặng cổ tử cung có thể nhô ra khỏi âm đạo
Nếu trực tràng phồng lên phía vách sau âm đạo được gọi là sa trực tràng. Niệu đạo phồng lên phía vách trước âm đạo là sa niệu đạo và bàng quang tuột xuống phía trước vách âm đạo là sa bàng quang
Sa tử cung có chiều hướng xảy ra ở phụ nữ lớn tuổi và thường ở những phụ nữ đã sinh nở
Triệu chứng:
-
Đau lưng dữ dội
-
Đau nhiều trong suốt thời gian giao hợp hoặc không thể đạt được cực khoái
-
Tiêu tiểu không tự chủ do căng thẳng thần kinh
-
Cảm giác bị trì xuống trong vùng chậu
-
Sa niệu đạo hay mót đi tiểu
-
Sa bàng quang hay mót tiểu, có triệu chứng đau và nóng rát trong lúc đang tiểu giống như viêm bàng quang
-
Sa trực tràng, khi đại tiện thấy khó chịu, khó đi ngoài
Nguyên nhân:
Các xơ đáy chậu có thể yếu đi do tuổi tác song chứng sa tử cung phần lớn do trấn thương ở các cơ đáy xương chậu, cổ tử cung hoặc các mô nâng đỡ tử cung trong thời gian chuyển dạ, nhất là khi bạn sinh nhanh, chuyển dạ lâu hoặc sinh con quá to
Có cần đi khám bác sĩ không?
Nếu sa có kèm theo nhức lưng dữ dội hoặc khó chịu trong vùng chậu, bạn hãy đi bác sĩ càng sớm càng tốt
Bác sĩ sẽ làm gì?
-
Bác sĩ sẽ khám vùng chậu để xác định xem có bị sa không và thuộc loại nào
-
Bác sĩ hỏi về những lần sinh nở của bạn như con bạn lúc sinh có to hơn bình thường không? Giai doạn thứ nhì của sự chuyển dạ có kéo dài không?
-
Nặng cân quá có thể làm cho chứng sa thêm rắc rối vì thế bác sĩ sẽ khuyên bạn giảm cân
-
Nếu chứng sa của bạn trầm trọng thì có thể bác sĩ sẽ khuyên bạn nên phẫu thuật. Việc này ít khi tuyệt đối cần thiết nhưng sẽ làm cho cuộc sống của bạn thú vị hơn do không còn rắc rối khi đi tiểu và giao hợp
-
Đối với trường hợp sa nhẹ, bạn được khuyên tập thể dục cho vùng xương chậu. Với phụ nữ lớn tuổi quá yếu không thể giải phẫu thì có các loại vòng đeo để đỡ lấy vách âm đạo hay tử cung. Tuy nhiên, các loại dụng cụ này có thể làm mòn mô bên trong do đó không nên dùng quá lâu
Điều trị bằng phẫu thuật:
-
Ca phẫu thuật được tiến hành để cải thiện chất lượng cuộc sống cho phụ nữ. Nếu không giải phẫu được vì lý do nào đó như quá yếu thì tốt nhất nên tránh và dùng các phương pháp không giải phẫu. Phẫu thuật vách trước âm đạo có thể dẫn đến tiểu tiện không tự chủ nhưng hiếm gặp; và phẫu thuật vách sau âm đạo đôi khi dẫn đến giao hợp đau hoặc khó chịu
-
Hầu hết các phương pháp phục hồi sa âm đạo được thao tác qua đường âm đạo và phải gây mê toàn thân. Đôi khi có dùng phương pháp gây tê ngoài màng cứng, nhất là khi bệnh nhân đã lớn tuổi và yếu ớt
-
Phẫu thuật phục hồi sa âm đạo bao gồm rạch vách ân đạo và tăng cường các mô bằng loại chỉ chắc chắn. Mô quá yếu và đã giãn dư ra đều được cắt bỏ khỏi âm đạo, vết rạch được khâu lại thật kín bằng chỉ tự tiêu
-
Sau khi mổ, đặt gạc vào âm đạo và để yên từ 1 đến 2 ngày. Đưa vào bàng quang trong suốt ca phẫu thuật một ống thông tiểu cho nước tiểu thoát ra ngoài. Sau ca phẫu thuật vài ngày, thường âm đạo sẽ tiết ra chất dịch
-
Bạn có thể nằm ở bệnh viện dưỡng sức vài ba ngày đến một tuần. Bác sĩ hẹn bạn đến tái khám khoảng 6 tuần sau đó. Sau thời gian này có thể giao hợp trở lại nếu không có vấn đề gì
-
Với những loại sa khó điều trị hoặc tái phát, có khi bác sĩ thực hiện phẫu thuật qua đường bụng để tạo cho vách âm đạo mạnh lên
Bạn có thể làm được gì?
-
Nếu bạn bị đau lưng, hãy tránh đứng quá lâu, đeo thắt lưng buộc chặt bụng để chống lại cảm giác vùng xương chậu đang bị trì xuống
-
Nếu bạn gặp kho khăn trong giao hợp, hãy cùng bạn tình của mình thử qua các tư thế khác nhau, có khi cũng đạt yêu cầu
-
Nên mặc quần lót có lớp độn bên trong nếu bị chứng tiểu són gây bực bội. Nếu chứng này càng lúc càng nặng hơn thì bạn phải đi bác sĩ khám
-
Cách điều trị phòng ngừa quan trọng nhất là kiên nhẫn tập thể dục cho vùng chậu một cách thường xuyên khi đang có thai và nhất là sau khi sinh, dẫu bạn có bị khâu hay không
Các bài tập cho xương chậu
Nên tập bài tập này thường xuyên, tối thiểu một ngày 5 hoặc 6 lần. Nếu bạn không có thời gian rảnh để tập thì hãy tập trong lúc đi tiểu. Bạn đang mang thai thì chỉ tập các bài thể dục này như một sự thử nghiệm lâu lâu một lần và không nên tập thường xuyên
-
trước tiên bạn hãy nhận biết các cơ nào bạn sẽ sử dụng. Cách dễ nhất là nín tiểu lại khi đang tiểu rồi tiếp tục tiểu ra cho hết
-
Bây giờ bạn hãy kéo các cơ này nên như thể bạn đang cố giữ miếng băng vệ sinh ở yên một chỗ và đếm đến 5, sau đo thư giãn
·Hãy tập bài này tối thiểu 5 lần hoặc hơn nữa càng tốt nếu bạn mới sinh
-
Sau một lúc bạn có thể tập lại bài tập trên, nhưng lần này đếm lâu hơn trước khi thư giãn