Viêm bàng quang

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Viêm bàng quang

18/04/2015 10:39 AM
482

Viêm bàng quang

Bàng quang bị viêm có thể là do nhiễm trùng hoặc bị tổn thương sau khi quan hệ tình dục mạnh bạo

Thông thường nhất là đi tiểu thường xuyên và ra ít nước trong mỗi lần tiểu, kèm theo cảm giác đau rát và đau hơn lúc đi tiểu xong. Có thể có các triệu chứng khác như nước tiểu nặng mùi, đỏ như máu, sốt, thỉnh thoảng bị rét run và đau ở vùng bụng dưới

Giống với các triệu trứng của bệnh về âm đạo như nước tiểu có màu vàng đậm hoặc màu cam, thậm chí nặng mùi. Đôi khi chỉ do mất nước vì ói mửa, ra quá nhiều mồ hôi hoặc không đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Những thực phẩm như măng tây, ăn nhiều cũng có thể làm nước tiểu đổi màu

Bệnh này xảy ra rất thường xuyên song nó không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Hầu hết phụ nữ đều mắc bệnh ở một giai đoạn nào đó trong đời, đặc biệt là khi có thai: Vài tháng đầu niệu đạo giãn ra do ảnh hưởng của progesterone và rồi nhiễm trùng dễ lan ra hơn, khi đó tử cung đang lơn dần lên có thể chèn ép làm nước tiểu sót lại trong bàng quang một chút sau mỗi lần tiểu. Nước tiểu ứ đọng lại khôgn thoát ra được tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi dẫn đến viêm

Nguyên nhân:

Vi khuẩn truyền nhiễm thông thường nhất là loại E.coli. Chúng trú ở ruột già và xung quanh hậu môn. Chúng chi gây bệnh khi theo niên đạo lên bàng quang. Phụ nữ có khuynh hướng hay bị bệnh này hơn nam giới do niên đạo của họ ngắn hơn

Số lượng giao hợp quá độ ở cường độ cao, khiến niên đạo bị bầm dập. Dễ mắc ở giai tuần trăng mật, nên còn có tên “Viêm bàng quang tuần trăng mật”

Đôi khi do sử dụng thuốc sát trùng pha trong nước tắm hoặc lạm dụng chất khử mùi âm đạo

Phụ nữ lớn tuổi và bắt đầu bước vào thời kỳ mãn kinh, việc thiếu hụt nội tiết tố làm cho cơ quan sinh dục ngoài và vùng tầng sinh môn mỏng đi, một cách tự nhiên nó góp phần vào việc gây ra bệnh viêm bàng quang mãn kinh. Tử cung sa xuống vách âm đạo có thể làm dòng chảy kém đi, nước tiểu sẽ đọng lại trong bàng quang

Khi phải thông tiểu sau phẫu thuật hay không chủ động được việc đi tiểu vì một căn bệnh nào đó như xơ cứng rải rác thì có thể dẫn đến nhiễm trùng và bệnh nhân bị viêm bàng quang. Trương hợp này thì hiếm, song để đề phòng phải nhớ đặt và lấy ống thông đúng kỹ thuật vô trùng

Có nên đến bác sĩ không?

Nếu như những cách trị liệu không giúp bệnh thuyên giảm, bạn hãy đến bác sĩ xin khám càng sớm càng tốt

Bác sĩ sẽ làm gì?

  • Bác sĩ sẽ cho làm xét nghiệm mẫu nước tiểu để xác định vi khuẩn và làm kháng sinh đồ để điều trị thích hợp
  • Ngay khi mẫu nước tiểu được phân tích, bác sĩ bắt đầu cho bạn dùng một liều thuốc kháng sinh, thường là chất dẫn xuất từ penicilin. Phải dùng đủ liều dù bạn thấy các triệu chứng đã biến mất trong vòng 24 giờ đồng hồ (có khi chỉ sau 2 giờ). Nếu không các vi khuẩn gây bệnh trở nên kháng thuốc, khi đó bệnh trở thành mãn tính và điều này xảy ra sẽ rất khó trị tận gốc
  • Nếu bệnh không đáp ứng với điều trị, bác sĩ đề nghị bạn nhập viện để kiểm tra kỹ hơn về những nguyên nhân bên trong khác
  • Nếu việc kiểm tra ở bệnh viện không thấy dấu vết vi khuẩn thì rất có thể bạn bị viêm do kích thích, thường là các yếu tố về cảm xúc

Bạn có thể làm được gì?

  • Khi nhận thấy các triệu chứng đầu tiên xuất hiện hãy uống thật nhiều nước để giúp cho lượng nước tiểu thoát nhanh từ bàng quang vì vậy chịu khó cứ 30 phút một lần uống nước hoặc các chất lỏng khác cỡ chừng một ly
  • Kiềm hóa nước tiểu của bạn bằng cách bỏ vào ly nước uống một ít sodabicarbonate để làm dịu cơn đau nhức
  • Muốn giảm đau hãy uống một viên paracetamol cách 4 tiếng một lần. Lăn trai nước ấm hoặc dùng khăn nóng đắp lên vùng bụng sẽ bớt đau

Để ngừa bệnh tái phát

  • Lúc nào cũng nên uống thật nhiều nước
  • Ngay khi có những biểu hiện đầu tiên hãy uống nhiều nước hơn và kiềm hóa bằng cách bỏ ít sodabicarbonate vào thức uống (không được uống bicarbonate trong thời gian dài vì dễ gây phản ứng phụ như đầy hơi)
  • Nếu giao hợp thường xuyên hãy uống nhiều chất lỏng để thông tiểu. Đi tiểu trước và sau khi giao hợp
  • Hãy dùng bông băng vệ sinh cho vi khuẩn khó phát triển. Tuy nhiên một vài người thấy rằng bông sẽ làm cho bàng quang bị kích thích nhiều hơn
  • Nếu nghi ngờ do đặt vòng tránh thai bạn nên chuyển sang các biện pháp ngừa thai khác
  • Nên mặc quần bằng sợi cottôn
  • Không nên dùng các chất sát trùng bỏ vào nước tắm cũng như dùng các chất khử mùi âm đạo
  • Không nên dùng nước và xà bông để rửa sau khi đi tiểu. Hãy dùng vòi hoa sen để rửa, tránh sự lây nhiễm âm đạo và đường niệu tư hậu môn
  • Tùy loại thuốc đã được kê toa, hãy giúp thuốc có hiệu quả hơn bằng cách điều chỉnh độ axít hoặc độ kiềm trong nước tiểu. Hỏi bác sĩ nên dùng loại thuốc kháng sinh nào, như thuốc Techacyline tăng hiệu quả hơn nếu nước tiểu có sẵn nồng độ axít, do đó nên dùng các loại thuốc uống có sẵn nồng độ chua (chanh, tắc ...) khi uống thuốc
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Em muon hoi bi viem bang quang cap co anh huong gi khong,co tri dut diem duoc khong?
hơn 1 tháng trước - Thích (8) - Trả lời
bệnh nhân của em được đặt thông tiểu 15 ngày va bị suốt ống thông.sau đó mót tiểu nhưng không tiểu được nên được đặt lại.được 10 ngày lại bị tức và được đặt lại.7 ngày sau thì được đặt lại tiếp.sau khi đặt lại thì có nhiều cơn co cứ 10 phút có 1 cơn .vừa tức vừa đau ở cổ bàng quang.khi lên cơn co thì nước tiểu chảy ra bên ngoài chân ông thông và bên trong ống thông.sau đó cơn đau giảm 1 tiếng lại co 1 lần nhưng đau quá nên được rút thông tiểu ra.nhưng khi rút ống thông ra thì cơn co vẫn ko hết.xin cho em hỏi là vì sao.va xử trí thế nào.mong sớm nhận được phản hồi.em xin chân thành cảm ơn!
hơn 1 tháng trước - Thích (3) - Trả lời
ố ồ, bạn là y tá à?
em muon hoi bi viem bang quang thi co nen sinh hoat vo chong hay ko?
hơn 1 tháng trước - Thích (22) - Trả lời
Nhiễm trùng đường tiểu, viết tắt là UTIs (Urinary Tract) tấy dễ xảy ra với những ai có quan hệ tình dục nhưng không có ý thức giữ gìn vệ sinh. Bệnh này cũng có thể gặp ở những người dù không có quan hệ tình dục đi chẳng nữa. Khi bị nhiễm trùng đường tiểu, bạn hiếm khi cảm thấy thoải mái hay vui vẻ, mà thường là rất khó chịu khi có động chạm hoặc khi “tiết” ra nước, nhất là khi đi vệ sinh.Nếu trong trường hợp cả hai vẫn muốn “giao ban” thì nên thực hành tình dục an toàn (dùng bao cao su, miếng chắn nha khoa, hoặc các miếng rào cản ở âm đạo khác…) Biện pháp này có thể giúp giảm nguy cơ hiện tại và trong tương lai.
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý