Gan nhiễm mỡ là tình trạng gan bị mỡ hóa do nhiều loại bệnh và nhiều nguyên nhân bệnh gây ra, điều tra bệnh học lưu hành phổ biến cho thấy chủ yếu do rượu; béo phì... gây ra gan nhiễm mỡ mạn tính.
Cũng có thể do thuốc; thai nghén; ngộ độc; suy dinh dưỡng; bệnh tiểu đường; virus viêm gan hay những nguồn lây nhiễm khác và chuyển hóa không hoàn hảo bẩm sinh... gây ra gan nhiễm mỡ. Đây là bệnh thường gặp ở các nước phương Tây. Ở ta, vài năm gần đây do mức sống được nâng cao, kết cấu ăn uống thay đổi và biện pháp phòng ngừa tương ứng còn tụt hậu, tỉ lệ phát bệnh gan nhiễm mỡ liên tục tăng cao, bên cạnh độ tuổi mắc bệnh càng ngày càng trẻ dần.
Gan nhiễm mỡ tuy lành tính, nhưng tỉ lệ phát sinh xơ hóa cao đến 25%, có khoảng l,5% - 8% người bệnh có thể phát sinh xơ gan. Một khi phát sinh xơ gan, thì tiên lượng giống như xơ gan dạng tĩnh mạch cửa, tức sẽ có báng bụng; giãn tĩnh mạch; đường tiêu hóa xuất huyết nhiều; sau cùng đưa đến tử vong. Gan nhiễm mỡ cấp tính do thuốc; ngộ độc; thai nghén... tiên lượng xấu, tỉ lệ tử vong rất cao. Tuyệt đại đa số gan nhiễm mỡ mạn tính tiên lượng tốt. Nếu sớm phòng trị, có thể ngăn cản gan nhiễm mỡ phát triển thêm, thậm chí còn có thể "xoay ngược tình thế”.
Cho nên, chẩn đoán ban đầu về gan nhiễm mỡ đóng vai trò rất quan trọng. Kiểm tra bằng sóng siêu âm đã trở thành phương pháp chẩn đoán hàng đầu được chọn.
Hiện nay, điều trị gan nhiễm mỡ vẫn lấy việc loại bỏ nguyên nhân gây bệnh là chính, điều trị bằng ăn uống; giảm cân cũng như hỗ trợ bằng thuốc, khống chế bệnh tiến triển một cách có hiệu quả, cũng như có thể "xoay ngược tình thế”.
Các biện pháp cụ thể:
- Điều trị bệnh nguyên phát, nhất là lưu ý những nguyên nhân gây bệnh dễ bị bỏ sót như gan bị hủy hoại do thuốc; ngộ độc; tăng hay nhược năng tuyến giáp trạng; thiếu máu nặng hay tình trạng thiếu ôxy mạn tính do suy chức năng tim phổi...
- Điều trị bằng ăn uống, chỉnh đốn mất cân bằng dinh dưỡng.
- Duy trì cân nặng hợp lý và những tập luyện cần thiết.
- Duy trì mức bình thường tương đối của mỡ và đường máu.
- Chỉnh đốn hành vi và ý thức tự bảo vệ sức khỏe.
- Dự phòng hoại tử tế bào gan; chứng viêm và gan xơ hóa.
Chế độ ăn uống:
- Gan nhiễm mỡ do rượu thì cấm uống rượu và chỉnh đốn dinh dưỡng. Nên dùng thức ăn giàu đạm; nhiều nhiệt lượng, cũng như bổ sung một ít vitamin.
- Gan nhiễm mỡ do béo phì, việc làm giảm cân có thể cải thiện béo mập và chứng insulin máu cao; đề kháng insulin; bệnh tiểu đường; chứng cao mỡ máu, cũng như tiêu trừ gan nhiễm mỡ. Trong đó, ăn uống và tập luyện là cơ sở để giảm cân.
Chế độ tập luyện:
- Điều trị bằng tập luyện cho người bệnh gan nhiễm mỡ do béo phì; bệnh tiểu đường; cao mỡ máu gây ra, cần dưới sự dẫn dắt của thầy thuốc để hoàn tất mức tập luyện vừa phải, mỗi lần tập luyện duy trì trong 30 phút, mỗi tuần trên 3 1ần.
Bệnh gan nhiễm mỡ và cách điều trị
Biểu hiện triệu chứng:
Phần lớn các trường hợp gan nhiễm mỡ không có triệu chứng. Các bệnh nhân thường được phát hiện một tình trạng gan to, hoặc những sự bất thường nhẹ về chỉ số aminotransferase hoặc alkaline phosphatase khi đi khám bệnh định kỳ. Tuy nhiên, gan nhiễm mỡ có thể chỉ biểu hiện với triệu chứng mệt mỏi và cảm giác khó chịu ở vùng thượng vị phải. Với tình trạng gan nhiễm mỡ nặng có thể có triệu chứng vàng da, đau bụng, buồn nôn, ói mửa và gan to nhẹ. Ở những bệnh nhân gan nhiễm mỡ do những nguyên nhân khác nhau thì cũng có kèm theo những triệu chứng toàn thân và những dấu hiệu đặc trưng của những nguyên nhân đó.
Sự thâm nhiễm mỡ của gan có thể phát hiện bằng siêu âm hoặc chụp cắt lớp điện toán (CT). Sự thâm nhiễm mỡ ở gan thường lan tỏa nhưng thỉnh thoảng rất khu trú và có thể nhận biết rõ chỉ trong một vùng gan.
Nguyên nhân:
Gan nhiễm mỡ có thể là một kết quả của rất nhiều nguyên nhân, bao gồm:
- Gan nhiễm mỡ do dinh dưỡng: bao gồm thành phần thức ăn không hợp lí, có nhiều chất béo, hấp thu quá nhiều đường, thói quen ăn uống không tốt (uống nhiều bia rượu), chế độ sinh hoạt không điều độ (ngồi nhiều, ít vận động, tinh thần suy nhược căng thẳng), di truyền nếu trong gia đình có nhiều người bị béo phì.
- Gan nhiễm mỡ do chất hóa học như uống quá nhiều bia rượu, nhiễm độc phospho, Arsenic, chì...
- Gan nhiễm mỡ do nội tiết, do bệnh tiểu đường…
- Gan nhiễm mỡ do miễn dịch.
- Gan nhiễm mỡ do dùng một số loại thuốc có thể dẫn đến bệnh như các loại corticide, Tetracyclin, các thuốc kháng ung thư, thuốc hocmon sinh dục nữ...
- Do vi khuẩn, virus trong quá trình bị viêm gan siêu vi B, C thường có biến chứng gan nhiễm mỡ đặc biệt là viêm gan siêu vi C (nhiều khi còn gọi là hậu viêm gan siêu vi là gan nhiễm mỡ).
Trong gan nhiễm mỡ, tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà lượng mỡ tích tụ trong gan cũng khác nhau, lượng chất béo chiếm có thể chiếm đến 50% trọng lượng của gan, trong đó hơn một nửa là các triglyceride. Sự tích luỹ chất béo sự phân bố trong các tiểu thuỳ gan, sự phân bố này phụ thuộc vào nguyên nhân và sự kéo dài của tình trạng gan nhiễm mỡ.
Cơ chế gây bệnh:
Cơ chế gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ cơ chế thường gặp là do sự oxy hoá acid béo ở gan bị giảm, thường do sự rối loạn chức năng của ty lạp thể.
Phân loại:
Bệnh gan nhiễm mỡ được chia làm 3 loại tùy vào lượng mỡ:
Loại nhẹ (hàm lượng mỡ chiếm 5-10%).
Loại vừa (hàm lượng mỡ 10-25%).
Loại nặng (lượng mỡ trên 30%).
Tiến triển của gan nhiễm mỡ: dẫn đến viêm gan do mỡ, xơ hóa gan và xơ gan.
Điều trị:
Thông thường bệnh gan nhiễm mỡ có thể chữa trị được, nếu chẩn đoán và điều trị kịp thời gan có thể phục hồi lại bình thường.
Nguyên tắc điều trị gan nhiễm mỡ: cần căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh, căn cứ vào tình hình cụ thể của từng bệnh nhân để điều trị tổng hợp:
+ Loại bỏ các nguyên nhân và nhân tố gây ra bệnh gan nhiễm mỡ. Nếu có bệnh tiểu đường, chứng tăng mỡ máu… cần điều trị tích cực để khống chế.
+ Năng vận động, duy trì thể trọng bình thường; tránh uống bia, rượu.
+ Nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe, loại bỏ thói quen sinh hoạt không tốt.
+ Khi cần thiết phải sử dụng thuốc bảo vệ gan, chống viêm, ngăn ngừa hoại tử tế bào gan và xơ hóa gan, thuốc tiêu mỡ và thúc đẩy sự bài tiết mỡ trong gan.
Ăn uống khi bị bệnh gan nhiễm mỡ.
Thường khi kiểm tra sức khỏe định kỳ, kết quả hay cho ra gan nhiễm mỡ khiến nhiều người thấy lo lắng.
Ảnh: minh họa - Internet |
Phần lớn các trường hợp gan nhiễm mỡ chưa phải là bệnh lý của gan, mà đó chỉ là sự tích lũy mỡ quá nhiều tại gan mà thôi. Vì thế, cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ cần điều chỉnh lại các yếu tố nguy cơ. Thường gan nhiễm mỡ hay gặp ở những người béo phì, nghiện rượu, tiểu đường dạng 2; dùng nhiều thức ăn giàu năng lượng, chất béo...
Đa phần những người có gan nhiễm mỡ không có biểu hiện triệu chứng, mà biết được là qua xét nghiệm. Tình trạng tích mỡ tại gan diễn ra từ từ nên các biểu hiện của nó cũng khó cảm nhận được. Chỉ khi nào tốc độ lắng đọng mỡ trong gan xảy ra nhanh, lúc đó gan có thể lớn, bao gan căng ra và khi đó bệnh nhân có thể có cảm giác đau tức hoặc nặng vùng gan
Ăn uống, bài thuốc
Với người khi xét nghiệm cho biết gan nhiễm mỡ, thì cần giảm thức ăn béo, giảm lượng mỡ động vật, lòng đỏ trứng, tránh rượu, hạn chế dùng phủ tạng động vật. Nên dùng nhiều rau củ quả tươi xanh, như cải xanh, cải cúc, rau muống, cà chua, cà rốt, mướp, dưa chuột, quả dâu, bắp, trà xanh... Bên cạnh đó cần vận động cơ thể nhiều hơn.
Tùy vào thể bệnh mà y học cổ truyền có những bài thuốc khác nhau. Với thể can khí uất kết - người hay khát nước, tiểu ít, hông sườn đầy tức, bụng đầy; có thể dùng bài thuốc gồm các vị: bạch thược, bạch truật (cùng 15g), chỉ thực, phục linh (cùng 30g), đương quy 12g, sài hồ, sơn tra, uất kim (cùng 12g), bạc hà, chỉ xác (cùng 8g), cam thảo 6g, sắc (nấu) uống.
Nếu thể khí trệ huyết ứ thì biểu hiện hay mệt mỏi, hay đau nhói trước ngực; có thể dùng bài thuốc gồm các vị: sinh địa, đương quy, bạch thược (12-16g), đào nhân, xuyên ngưu tất, sài hồ (cùng 10-12g), đơn sâm 12g, hồng hoa, sung quý tử, chỉ thực, hương phụ, xuyên khung, ô dược, uất kim (cùng 8-10g).
Nếu thể tỳ hư đờm thấp, biểu hiện
chân tay mệt mỏi, ăn kém, bụng đầy...; trường hợp này có thể dùng bài
thuốc gồm các vị: đảng sâm, bạch truật, bạch linh, trúc nhự (cùng
10-12g), trần bì, bán hạ, chỉ thực, mộc hương, sa nhân, uất kim (cùng
6-10g), chích thảo 3g, ô dược 10g, sơn tra 10g, sắc uống. Cách sắc như
sau: cho các vị thuốc vào nồi cùng 3 chén nước, nấu còn 1 chén, chắt
nước ra; cho tiếp 2 chén nước vào, sắc còn nửa chén. Hòa hai nước lại,
chia làm 3 lần dùng trong ngày.
(ST)