Dị ứng thuốc nhuộm tóc

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Dị ứng thuốc nhuộm tóc

18/04/2015 01:40 PM
1,089
Dị ứng thuốc nhuộm tóc - không thể coi thường.

Người ta xếp thuốc nhuộm tóc vào loại mỹ phẩm như kem dưỡng da, son, phấn, nước hoa, dầu gội, xà phòng thơm... Thế nhưng nếu so với các loại mỹ phẩm khác thì thuốc nhuộm tóc lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn vì nó chứa nhiều thành phần hoá học không tốt đối với sức khỏe người sử dụng.

Những hậu quả khôn lường

Từ chỗ còn xa lạ với các màu tóc, nay thuốc nhuộm tóc với đủ các sắc độ màu đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường mỹ phẩm nội địa, len lỏi trong từng ngõ phố trên khắp cả nước. Những người có tuổi cũng thường nhuộm tóc. Người ta nhuộm tóc ở các lứa tuổi với mục đích làm đẹp, làm trẻ.

Bà Trần Thị D., ở Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội, giáo viên, 70 tuổi. Không biết do dùng thuốc nhuộm nhiều quá (14 năm liên tục) hay do cơ địa dị ứng mà lần này, sau khi nhuộm tóc bà bị dị ứng nặng. Bà nhớ lại: “Tôi bắt đầu bị ngứa sau một năm nhuộm tóc (năm 1993) nhưng chỉ gội đầu hai lần là hết ngứa".

"Mới đây tôi được cô con dâu gửi cho thuốc nhuộm tóc Revlon từ Mỹ về, trước tôi đã từng dùng thuốc nhuộm của Hàn Quốc, Nhật, Đức... Hai lần đầu dùng thuốc mới tôi cũng bị dị ứng nhưng đều nhẹ. Đến lần thứ ba, thứ tư thì bị nặng. Mặt và đầu sưng vù, hai mắt sưng húp, tôi bị ngứa hết hai hàng mi mỗi sáng ngủ dậy, nước mắt chảy ra, mụn nổi đầy mặt như lên sởi, mặt lúc đỏ lúc đen, hai tai chảy nước suốt ngày".

Bà cho biết thuốc mới tuy lâu phai nhưng có lẽ cũng chính vì thế mà nó tác động mạnh làm bà bị dị ứng nặng, mặc dù bà đã bảo thợ làm đầu chỉ quệt cách chân tóc 0,5cm trở ra.

Ông Lê Tiến T., 68 tuổi, doanh nhân, dùng thuốc nhuộm tóc của Nhật hơn chục năm nay không sao, lần này sau khi nhuộm, tóc ông lại bị dị ứng. Ông kể: “ Ngủ dậy tôi thấy mặt mình to béo, hai mắt sưng vù, da đỏ như gà chọi, ngứa đến nỗi chỉ muốn cào thịt, gãi tứa máu, đầu chảy nước vàng, nước chảy đến đâu sưng tấy đến đấy". Sau này qua các bác sĩ ông mới biết là càng ngứa càng gãi càng kích ngứa.

Có đôi vợ chồng ở Hà Nội, vợ nhuộm tóc cho chồng, cả hai vợ chồng đều bị dị ứng nặng phải đi cấp cứu. Vậy là người gián tiếp nhuộm tóc cũng bị, thậm chí còn nặng hơn.

Người ta xếp thuốc nhuộm tóc vào loại mỹ phẩm như kem dưỡng da, son, phấn, nước hoa, dầu gội, xà phòng thơm... Thế nhưng nếu so với các loại mỹ phẩm khác thì thuốc nhuộm tóc lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn vì nó chứa nhiều thành phần hoá học không tốt đối với sức khoẻ người sử dụng. Đa số những người bị dị ứng với thuốc nhuộm tóc đều tự chữa như ngừng không dùng thuốc một thời gian, thay thuốc khác, uống thuốc chống dị ứng... sau đó bệnh cũng tự khỏi. Chỉ người nào dị ứng nặng với thuốc mới đến bệnh viện.

Tại phòng khám của Viện da liễu Việt Nam, hàng tuần chỉ có từ 1 - 2 trường hợp dị ứng với thuốc nhuộm tóc đến khám, một năm có khoảng 30 - 40 trường hợp. Cũng có người chỉ bị dị ứng với thuốc này mà không dị ứng với thuốc khác do thành phần hoá chất trong các thuốc nhuộm khác nhau. Có người lại bị dị ứng với tất cả các thuốc nhuộm. Trong bất kỳ loại thuốc nhuộm tóc nào đều có 2 hộp, một hộp thuốc màu và một hộp thuốc pha (thuốc trợ - hydrogen peroxide).

Người bị dị ứng với mọi loại thuốc là do dị ứng với thuốc trợ. Thuốc trợ là một chất oxy hoá rất không tốt đối với sức khoẻ người sử dụng nhưng trong nhuộm tóc lại được coi là “ chìa khoá” để mở lớp biểu bì cho phép các chất nhuộm màu thấm sâu vào chân tóc và không bị phai sau nhiều lần gội. Theo một nghiên cứu khoa học gần đây thì chất paraphenylenediamin - PPD có trong thuốc nhuộm màu chính là thủ phạm gây dị ứng cho một số người sử dụng.

Trong nhiều năm nay, tại các cơ sở y tế, số người bị dị ứng do nhuộm đen nhiều hơn nhuộm màu. Bởi những người nhuộm đen thường là người có tuổi, sức đề kháng kém, hay có bệnh mạn tính, hơn nữa những người này thường nhuộm trong thời gian dài và mua loại thuốc rẻ tiền chứa nhiều nguy cơ gây dị ứng để dùng.

Thuốc nhuộm tóc cũng chứa rất nhiều nguy cơ cho người sử dụng bởi những thành phần hoá chất có trong nó. Chính vì vậy người sử dụng cần có kiến thức, hiểu biết về cách sử dụng cũng như sản phẩm mà mình lựa chọn để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Lời khuyên của các chuyên gia:

- Chỉ nhuộm khi cần thiết.

- Trước khi nhuộm, nên thử một vùng ở mặt trong cánh tay để 1 giờ nếu không có phản ứng gì mới tiến hành nhuộm lên tóc.

- Những người có cơ địa dị ứng như nổi mề đay, viêm da cơ địa, hen, chàm, eczema, dị ứng thức ăn, thuốc... cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc nhuộm tóc.

- Không nên nhuộm quá 3 lần/tháng.

- Không nên sử dụng các loại thuốc nhuộm "dỏm", không rõ nguồn gốc.

- Cần dùng các loại nước gội đầu, dầu xả có chất lượng đảm bảo giữ màu cho tóc nhuộm.

- Khi có bất kỳ phản ứng nào với thuốc nhuộm, cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu hoặc dị ứng để xử lý kịp thời, tránh tự chữa hoặc nghe theo sự mách bảo của người khác.

 Tai biến do thuốc nhuộm tóc.

Ông Nguyễn Văn Hùng, 45 tuổi, quận 11 tóc bị bạc trắng nên ông thường ra tiệm nhuộm tóc đen. Những lần nhuộm trước bình thường, tóc đen nhánh, nhìn ông trẻ hơn cả chục tuổi. Nhưng, đến lần nhuộm gần đây nhất da đầu ông bị ngứa, chảy nước vàng, vô cùng khó chịu.

Thử thuốc: hiếm nơi làm

Chị Trần Thị Minh Thư (quận 5) kể, trong một lần đi tiệm nhuộm tóc vàng thì da đầu chị có cảm giác bỏng rát. Sau khi gội đầu, chị sờ lên thử thì cảm giác vùng da đầu bị tê tê. Chủ tiệm nói không sao, là do pha lượng thuốc tẩy tóc hơi nhiều.

Hiện nay, hiếm có tiệm làm tóc nào thực hiện việc thử dị ứng thuốc nhuộm cho khách hàng. Một số chuyên gia cho rằng nên thoa dầu ăn lên da đầu để hạn chế việc dị ứng. Tuy nhiên, chị Nguyễn Thị Hồng Thảo, hơn sáu năm làm thợ uốn tóc cho biết: “Em chưa từng nghe thoa dầu trước khi nhuộm để tránh dị ứng. Thoa dầu làm sao nhuộm được. Thậm chí đầu khách hơi bẩn là tụi em phải gội trước rồi mới nhuộm, như vậy tóc mới dễ “ăn” màu, màu lên mới đẹp”.

Ngoài dị ứng do thuốc nhuộm thì dị ứng do dầu gội cũng không hiếm. Đa số các trường hợp dị ứng biểu hiện nhẹ là ngứa da đầu, bị gàu sau khi gội. Nếu tiếp tục sử dụng thì có thể bị rụng tóc.

Chị Lâm Thu Thuỷ (quận Tân Phú) cho biết, sau khi gội loại dầu gội mà trên ti vi quảng cáo là mềm mượt thì đầu chị bị gàu khủng khiếp. “Thấy ti vi chiếu cảnh bị gàu rơi đầy trên vai, tôi tưởng là người ta phóng đại. Ai dè, mình bị y chang!”, chị Thuỷ ngậm ngùi.

Dị ứng chậm

Theo bác sĩ Phạm Thị Kim Anh, phó trưởng khoa khám bệnh, bệnh viện Da liễu TP.HCM, tình trạng dị ứng do thuốc nhuộm là sau khi nhuộm trung bình khoảng bốn giờ thì da đầu bị sưng đỏ, ngứa, chảy nước vàng, bốc mùi tanh. Trường hợp nặng thì có thể sẽ lan xuống hai mắt và làm hai mắt bị sưng bụp hoặc đỏ.

Khi gặp trường hợp trên phải lập tức đến bác sĩ khám và điều trị kịp thời để mau lành bệnh. Trường hợp để kéo dài lâu ngày có thể bị rụng tóc. Để tránh tái phát bệnh, sau đó chúng ta phải ngưng không dùng loại thuốc đó nữa.

Phải thử thuốc trước khi nhuộm. Cách thử là nên bôi thuốc ở mặt trong cánh tay sau khoảng một giờ nếu vùng da này không bị ngứa đỏ là cơ thể chúng ta không bị dị ứng với loại thuốc nhuộm này. Ngoài việc sử dụng loại thuốc nhuộm có thương hiệu, bảo đảm chất lượng thì nên thử thuốc trước khi nhuộm để đảm bảo an toàn. Trước khi nhuộm, nên thoa dầu ăn trên da đầu để tránh thuốc nhuộm dính vào da, vì như vậy nếu bị dị ứng thì ít có khả năng bị dị ứng hơn.

Bác sĩ Anh cho rằng trường hợp của ông Hùng, một là do tiệm sử dụng loại thuốc nhuộm khác, hai là ông Hùng bị tình trạng dị ứng chậm. Trong thực tế, màu đen và màu đỏ là hai màu dễ bị dị ứng nhất.

Với thuốc duỗi thì thường không gây rụng tóc ngay mà khoảng một đến hai tháng sau tóc mới bắt đầu rụng. Tình trạng rụng tóc này, ngoài chuyện chân tóc bị phá huỷ do thuốc còn do tác động kéo giãn sợi tóc làm cho tóc dễ bị rụng hơn.                                                          

Thuốc nhuộm tóc - thủ phạm gây dị ứng.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Thảo, Phó giám đốc Bệnh viện Da Liễu Hà Nội, cho biết tóc là một dạng protein hóa sừng, do vậy không thể nói chất nhuộm màu không gây hại cho tóc hay độc hại cho cơ thể. Thuốc nhuộm có thể gây dị ứng, rụng tóc, viêm da, nấm, thậm chí ngộ độc và ung thư…

Rụng tóc, mẩn ngứa, ung thư da

Bệnh nhân nam Nguyễn Minh T., 47 tuổi, được đưa vào Bệnh viện Da liễu Hà Nội cấp cứu trong tình trạng tổn thương nặng vùng mang tai, mặt và khắp người đầy các mụn nước. Bệnh nhân thở yếu, phù nề, có triệu chứng suy gan, thận... Người nhà cho biết, sau khi đi nhuộm tóc, anh bị mẩn ngứa, khó chịu vùng đầu. Sau khi tắm xong, tất cả phần cơ thể dính nước có thuốc nhuộm tóc đều mẩn ngứa rồi phát triển thành các bọng nước. Không nghĩ “thủ phạm” là thuốc nhuộm tóc nên anh mua thuốc bôi dị ứng ngoài da và kết quả là phải nhập viện cấp cứu.

Một trường hợp khác là chị Bùi Thị Thanh (35 tuổi, ở Hải Phòng), người thường xuyên thích đổi màu tóc theo thời trang. Một năm gần đây, chị thấy tóc rụng nhiều rồi xuất hiện một vài nốt loét trên đầu, tưởng chỉ bị viêm nhiễm bình thường nhưng điều trị mãi vẫn không khỏi. Đi khám tại bệnh viện, chị Thanh bàng hoàng khi bác sĩ kết luận ung thư da đầu.

Thuốc nhuộm tóc thủ phạm gây dị ứng..., Eva tám,

Các chuyên gia đều khuyên không nên nhuộm tóc

Không nên nhuộm tóc

Dược sĩ Phan Đức  Bình, Phó chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng TP HCM, cho biết các hóa chất chứa trong thuốc nhuộm tóc đều có hại. Hiện có hai kiểu nhuộm tóc là nhuộm tạm thời và vĩnh viễn.

Thuốc nhuộm tạm thời (bán sẵn, cho màu như ý muốn nhưng sẽ bay màu dần sau nhiều lần gội) chứa chất tẩy và chất màu azoic kết hợp với axit citric, tartric, hàn the, glycol, cồn, amin... Theo nhiều nghiên cứu, các chất này thường gây nhức đầu, ù tai, dị ứng da đầu và làm rụng tóc.

Thuốc nhuộm màu vĩnh viễn hầu hết chứa hoạt chất Paraphenylenediamin. Thực nghiệm cho thấy, nếu dính vào da mặt, da đầu trong khi nhuộm tóc, nó có thể gây kích ứng da, dị ứng và thậm chí ung thư da, ung thư vú. Hiện một số nước châu Âu đã cấm dùng paraphenylenediamin. Tại Mỹ, các chuyên gia y tế cũng đã chứng minh chất này gây dị ứng, chàm, hen, loét dạ dày, làm da mẩn đỏ, nhạy cảm với nắng và có thể gây tử vong nếu ngộ độc nặng.

Các chuyên gia đều khuyên không nên nhuộm tóc. Nếu bắt buộc phải nhuộm thì nên chải tỉ mỉ sao cho thuốc dính lên sợi tóc cách da đầu 1 -2 mm, tránh chạm vào da đầu. Tuy nhiên sau khi chải thuốc nhuộm, tóc được tẩm chất giữ màu là H2O2 nên khó tránh chất màu chảy xuống da đầu, nhất là lúc gội đầu để xả thuốc nhuộm. Do đó, sau khi nhuộm, nếu thấy da đầu bị viêm, nổi mụn, ngứa lở lâu lành, nên tới bệnh viện chuyên khoa để khám và điều trị.

Khắc phục sự cố "dị ứng" thuốc nhuộm tóc.

Trong thuốc nhuộm tóc, ngoài hoạt chất hóa học làm tóc có màu: đen, vàng, nâu thì còn có thêm một số chất khác. Các nghiên cứu cho thấy, các chất tạo màu như thuốc nhuộm tóc, thuốc phun xăm thẩm mỹ hầu hết đều có chứa lượng PPD (para-phenylenediamine) cao, đây được xem là thủ phạm chính gây ra hiện tượng dị ứng. Dị ứng thuốc nhuộm tóc có những biểu hiện nghiêm trọng hoặc vừa phải. Ví dụ, những biểu hiện vừa phải có thể sẽ là ngứa hoặc khó chịu da đầu sau khi nhuộm. Còn những biểu hiện nghiêm trọng sẽ là mẩn đỏ và sưng ở trán, tai, cổ và mí mắt. Rất nhiều người phải nhập viện ngay sau khi có những bị những biểu hiện trên.


Hiện tượng dị ứng thuốc nhuộm tóc thường gặp là da đầu ngứa râm ran khó chịu, sau đó ngứa càng ngày càng tăng lên. Da đỏ lên, sưng nề rồi xuất hiện các mụn nước, bọng nước. Các mụn nước vỡ ra tự nhiên hoặc do gãi sẽ tiết ra chất huyết thanh màu vàng, dính tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và các mụn nước trở thành có mủ. Bạn càng gãi thì tổn thương da càng lan rộng và tạo thành các vết xước.

Về điều trị bạn phải cắt tóc càng ngắn càng tốt (cắt trọc thì tốt nhất) để loại trừ tối đa hóa chất gây dị ứng. Bạn có thể bôi các thuốc làm khô tổn thương da như dung dịch jarish, dalibour ngày 2-4 lần. Khi tổn thương da khô hơn, bạn có thể bôi một trong các chế phẩm có steroid như: flucinar, gentrisone, fucicort, fobancort... ngày 1 lần trong 1-3 tuần. Nếu có nhiễm khuẩn thì phải uống một đợt thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Nếu ngứa nhiều thì uống một trong các thuốc kháng histamin như: phenergan 25mg uống 1 viên tối hoặc loratadin 10mg, ngày 1 viên trong 5-10 ngày. Nếu không đỡ thì bạn phải đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để có chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Một điều bạn cần hết sức lưu ý là nếu bạn đang mắc các bệnh về da đầu và tóc thì tuyệt đối không nên sử dụng các thuốc làm quăn tóc, keo, ép tóc, nhuộm tóc. Có một số bạn quan niệm sai lầm là trước đây mình bị dị ứng với thuốc nhuộm tóc nhưng sau một thời gian sẽ khỏi và nếu nhuộm lại cũng không sao.

Bạn tuyệt đối không dùng lại các thuốc mình đã biết chắc hoặc đã nghi ngờ là gây dị ứng. Khi bị dị ứng với một trong các thành phần có trong thuốc nhuộm tóc như chất làm cho tóc có màu hoặc các chất phụ gia khác thì có nghĩa là cơ thể bạn không dung nạp chất đó nếu tiếp xúc lại thì bạn sẽ bị dị ứng nhanh hơn, mức độ nặng hơn và thời gian bị bệnh sẽ kéo dài hơn.

Một số người khi đã biết là mình dị ứng với thuốc nhuộm tóc nhưng vẫn vừa sử dụng thuốc nhuộm tóc vừa uống thuốc chống dị ứng. Điều này rất không tốt vì dị ứng lần sau sẽ nặng hơn lần trước. Điều trị sẽ không triệt để vì nguyên nhân chính là do thuốc nhuộm tóc nên phải bỏ thuốc nhuộm tóc, còn thuốc tân dược chỉ là để chữa triệu chứng thôi. Mặt khác, uống thuốc chống dị ứng kéo dài sẽ không có lợi cho sức khỏe.

(ST)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Tôi mới nhuộm tóc được 5 ngày, tới nay da đầu vẫn cảm thấy thỉnh thoảng ngứa như kim chích, tôi nhờ người nhà xem dùm thì thấy có mụn nước.Vậy bậy giờ tôi phải làm sao?Tôi đang rất lo lắng, vì cơ địa tôi dễ bị dị ứng.Xin cảm ơn!
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
Toi moi nhuom toc xong duoc hai ngay thi da dau va sau gay ngua ,toi phai lam sao
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
Điều trị dị ứng thuốc nhuộm tóc rất phức tạp, bạn phải cắt tóc càng ngắn càng tốt (cắt trọc thì tốt nhất) để loại trừ tối đa hóa chất gây dị ứng. Bạn có thể bôi các thuốc làm khô tổn thương da như dung dịch jarish, dalibour ngày 2-4 lần. Khi tổn thương da khô hơn, bạn có thể bôi một trong các chế phẩm có steroid như: flucinar, gentrisone, fucicort, fobancort... ngày 1 lần trong 1-3 tuần. Nếu có nhiễm khuẩn thì phải uống một đợt thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Nếu ngứa nhiều thì uống một trong các thuốc kháng histamin như: phenergan 25mg uống 1 viên tối hoặc loratadin 10mg, ngày 1 viên trong 5-10 ngày. Nếu không đỡ thì bạn phải đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để có chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Toi nhuom toc thương xuyen bi di ung ,co cach nao hoạc thuoc nhuom nao khác phục duoc khong
hơn 1 tháng trước - Thích (8) - Trả lời
tôi nhuộm tóc cách đây 1 tuần, uống thuốc có bớt dị ứng bớt đau đầu nhưng tình trạng trầm cảm nhức đầu vẫn chưa thuyên giảm hẳn. xin hỏi bác sĩ/mọi người có cách nào khắc phục dc ko?
hơn 1 tháng trước - Thích (9) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý