Hiện tượng da ngứa, đóng vảy và bong tróc ở một khu vực nào đó trên da khá thường gặp ở trẻ em. Rất nhiều bà mẹ băn khoăn không biết con mình có các biểu hiện như vậy có phải là bị viêm da do cơ địa?
Thế nào là viêm da do cơ địa dị ứng?
Viêm da trên cơ địa dị ứng (viêm da dị ứng rải rác) là một bệnh mạn tính về da, trong đó có hiện tượng viêm da. Biểu hiện thường thấy nhất là: da trở nên ngứa và viêm dữ dội (đỏ, sưng, rạn nứt, rỉ nước, đóng và bong tróc vảy).
Trong hầu hết trường hợp thì bệnh có những giai đoạn nặng lên được gọi là đợt kịch phát, tiếp sau đó là giai đoạn thuyên giảm, trong đó tình trạng da được cải thiện hoặc lành lặn hoàn toàn.
Nhiều trẻ mắc bệnh viêm da dị ứng rải rác lui bệnh hoàn toàn khi lớn mặc dù da vẫn còn khô và dễ bị kích thích. Đối với những người có cơ địa dị ứng di truyền này thì yếu tố môi trường có thể làm khởi phát các triệu chứng của viêm da dị ứng rải rác vào bất cứ thời điểm nào trong cuộc đời.
Độ tuổi mắc bệnh?
Thật đáng tiếc là bệnh viêm da dị ứng rải rác hầu hết xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ và có thể diễn tiến đến lúc trưởng thành (60%).
Bệnh hiếm khi khởi phát sau 30 tuổi và nếu có thì thường là sau khi da tiếp xúc với những điều kiện khắc nghiệt. Đối với những người dân sống ở đô thị và những vùng khí hậu có độ ẩm thấp thì nguy cơ mắc phải viêm da dị ứng rải rác dường như cao hơn.
Viêm da dị ứng rải rác có hay gặp không?
Viêm da dị ứng rải rác rất hay gặp và thường hay xảy ra nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ em và xuất độ giảm rõ rệt theo tuổi. Ước tính có khoảng 65% bệnh nhân bị bệnh vào năm đầu tiên của cuộc đời và nếu tính các trường hợp mắc bệnh trước 5 tuổi thì chiếm khoảng 90%.
Viêm da dị ứng rải rác có lây nhiễm?
Câu trả lời là Không. Viêm da dị ứng rải rác hoàn toàn không lây nhiễm nghĩa là nó không thể truyền từ người này sang người khác. Do đó không có gì phải e ngại khi sống gần ai đó đang trãi qua thời kỳ hoạt động của viêm da dị ứng rải rác.
Nguyên nhân của viêm da dị ứng cơ địa?
Nguyên nhân vẫn chưa được rõ, nhưng có lẽ là do sự kết hợp giữa yếu tố di truyền và môi trường. Các bằng chứng đã gợi ý rằng bệnh hay đi cùng nhóm bệnh có cơ địa dị ứng như bệnh sốt mùa hè và hen vốn rất hay xuất hiện ở những người viêm da dị ứng rải rác.
Trước đây, người ta nghĩ rằng viêm da dị ứng rải rác là do rối loạn cảm xúc. Ngày nay thì chúng ta biết rằng những yếu tố xúc cảm như stress chỉ thúc đẩy chứ không phải là nguyên nhân gây bệnh.
Biểu hiện điển hình của bệnh?
Các triệu chứng thay đổi tùy người. Triệu chứng hay gặp nhất là da khô, ngứa, nứt nẻ vùng da sau tai và nổi ban ở hai má, tay và chân. Ngứa là yếu tố quan trọng trong viêm da dị ứng rải rác khiến người bệnh gãi, chà xát do đó làm nặng thêm tình trạng viêm da.
Người bệnh rất nhạy cảm với ngứa và thúc đẩy nhu cầu gãi lâu hơn từ đó đi vào một tình trạng gọi là chu kỳ “ngứa-gãi”..
Một vài người do hệ miễn dịch bị hoạt hoá quá mạnh nên da vùng đó bị đỏ, đóng vảy; một số khác do gãi và chà xát nhiều nên da trở nên dày, dai. Hiện tượng này được gọi là “liken hoá” hay là “hằn cổ trâu”.
Một số khác thì xuất hiện những nốt sần hay những vết sưng nhỏ trên da. Khi gãi những nốt sần này, chúng có thể vỡ ra, đóng vảy và nhiễm trùng.
Dị ứng ở trẻ nhỏ - nguyên nhân và cách phòng ngừa.
1. Dị ứng là gì, nó xuất hiện ở trẻ như thế nào?
Sự
nhạy cảm cao của cơ thể đối với tác động của chất nào đó, gây ra phản
ứng thì gọi là dị ứng. Chất gây ra dị ứng có thể là bụi, lông các con
vật nuôi, lá các cây cảnh, thuốc, thịt, cá, rau, quả, sữa...
Nếu
bố mẹ trẻ bị dị ứng thì sự nhạy cảm của cơ thể có thể sẽ di truyền cho
đứa trẻ. Sự xuất hiện dị ứng ở trẻ phụ thuộc vào lứa tuổi.
Trong
những tháng đầu tiên, dị ứng chủ yếu xuất hiện ở bề mặt da (viêm loét ở
quanh miệng, hậu môn) và đường tiêu hóa (nôn mửa, đau bụng, tức
bụng...).
Từ tháng thứ 6 trở lên, dị ứng có thể xuất hiện ở đường
hô hấp (ho, sổ mũi, chảy nước mũi...). Khi trẻ lớn hơn, dị ứng thường
là các dạng viêm da, viêm phế quản, hen phế quản hoặc đau mắt, viêm tai,
mẩn đỏ, sưng răng, sưng mặt.
Bố mẹ có thể giúp cho bác sĩ rất
nhiều bằng việc quan sát, theo dõi trẻ. Việc loại bỏ chất gây dị ứng sẽ
có thể làm cơ thể trẻ trở lại bình thường.
Hỏi: Con tôi bị nôn ngay sau khi uống Aspirin. Có thể cháu bị dự ứng với thuốc này chăng?
Không
hẳn thế. Aspirin tác động tới thành dạ dày và gây ra nôn. Hiện tượng
trẻ bị dị ứng với Aspirin rất ít khi gặp. Nếu có, nó sẽ biểu hiện bằng
các vết mẩn dưới da vài giờ hoặc vài phút sau khi uống Aspirin.
Hỏi:
Tôi nghe nói có nhiều người bị dị ứng với trứng gà. Tôi cũng cho con
nhỏ ăn trứng gà. Làm thế nào để biết cháu có dị ứng với thực phẩm này
hay không?
Có khá nhiều người bị dị ứng với trứng gà; có
khi bị dị ứng với lòng trắng, có khi với lòng đỏ. Lòng đỏ trứng gà có
hàm lượng đạm và chất khoáng khá cao. Trẻ em từ 2 tháng tuổi có thể ăn
thêm trứng gà.
Lòng trắng trứng rất hay gây dị ứng. Vì vậy, nên
tránh cho trẻ ăn lòng trắng trước 2 tuổi. Với lòng đỏ, cần cho ăn lòng
từ từ, bắt đầu là 1/6 cái, rồi 1/5 và sau đó lên 1/2 trong một lần ăn.
Dị
ứng trứng gà thể hiện dưới các dạng đau bụng, nôn, đi ngoài... Sau khi
cho trẻ ăn trứng gà, nếu trẻ có thay đổi gì, cần đưa tới bác sĩ để khám.
Hỏi: Chồng tôi bị dự ứng do ong đốt. Liệu con tôi có bị dị ứng như vậy không? Chúng tôi phải làm gì nếu cháu bị ong đốt?
Khả
năng con của bạn có phản ứng nhạy đối với việc bị ong đốt là rất lớn,
nhưng không phải là tuyệt đối. Nếu cháu bị ong đốt, cần nhanh chóng rút
ngòi ong ra khỏi vết đốt, sau đó bôi các loại dầu cao chống sưng, vôi.
Nếu có thể, cho cháu uống thuốc chống dị ứng do bác sĩ chỉ định và theo
dõi.
Hỏi: Tôi bị dị ứng với thuốc penicillin. Liệu điều đó có ảnh hưởng tới việc xuất hiện dị ứng ở con tôi không?
Nếu
vậy, con bạn cũng có thể rất nhạy cảm với penicillin. Bạn cần báo cho
bác sĩ điều trị biết. Không nên cho con bạn dùng penicillin.
Hỏi: Con tôi rất hay hắt hơi mặc dù cháu không hề bị cảm cúm gì cả. Liệu có phải cháu bị dị ứng không?
Không
nhất thiết là con bạn đã bị dị ứng. Trẻ 1-2 tuổi rất khó xác định hoặc
chẩn đoán xem có bị dị ứng hay không. Nếu bố hoặc mẹ bị dị ứng, trẻ có
thể sẽ bị ngứa mũi hoặc chảy nước mũi, viêm mũi. Những bệnh này có thể
xuất hiện ngay cả khi bạn hoàn toàn khỏe mạnh, thân nhiệt bình thường.
Hỏi: Con tôi bị dị ứng với sữa. Liệu tôi có cần cho cháu kiêng tất cả các sản phẩm của sữa không?
Nếu
con bạn bị dị ứng với sữa thì cần tránh cho trẻ ăn các sản phẩm được
làm từ sữa. Dị ứng do sữa ở trẻ nhỏ thường xuất hiện dưới các dạng rối
loạn tiêu hóa, viêm loét hoặc sổ mũi. Ở những trẻ lớn hơn, nó biểu hiện ở
các dạng hen hoặc gây viêm tuyến nhờn ở mũi.
Hỏi: Con tôi đi khám dị ứng, các bác sĩ nói rằng cháu bị dị ứng với bột mỳ. Liệu có thể thay thế bột mỳ bằng cái gì?
Tất
cả các loại thức ăn có bột mỳ cần tránh không cho trẻ ăn. Có thể thay
bột mỳ bằng các loại bột gạo, bột sắn, bột ngô, bột đại mạch.
Hỏi: Liệu chuối có gây ra dị ứng ở trẻ không?
Có, chuối cũng có thể là nguyên nhân gây dị ứng.
Hỏi: Con tôi bị viêm mũi, cháu muốn tôi nuôi chó, mèo trong phòng. Liệu điều đó có gây nguy hiểm gì cho cháu không?
Khi
trẻ bị viêm mũi do dị ứng, viêm phế quản, hen phế quản..., không nên
nuôi cá, chim, chó, mèo trong phòng. Lông của các con vật này và thức ăn
của chúng có thể là nguyên nhân gây dị ứng hoặc phản ứng của đường hô
hấp.
Hỏi: Con tôi bị sổ mũi và ho do bụi trong nhà gây nên, chúng tôi cần làm gì?
Cần
phải làm ẩm không khí trong phòng, thường xuyên thông gió. Nên là quần
áo ngủ và chăn đệm của trẻ trước khi cho trẻ đi ngủ. Trẻ cần được điều
trị bằng phương pháp chống dị ứng do bụi.
Hỏi: Dị ứng sữa bò làm cho con tôi bị nôn và đi ngoài mỗi khi uống. Trong trường hợp này tôi cần làm gì?
Trẻ
bị dị ứng sữa bò có thể bị nôn nhiều, sau đó đi ngoài lỏng. Ở một số
trẻ, dị ứng sữa bò còn kèm theo cả đau bụng. Trường hợp này cần gọi cấp
cứu. Trong khi đợi bác sĩ tới, nên cho trẻ đi nằm và cho uống nước.
2. Cách phòng ngừa
Dị
ứng là một trong những căn bệnh mãn tính phổ biến nhất hiện nay ở trẻ
sơ sinh và trẻ nhỏ, trong đó cứ 3 đến 4 trẻ lại có 1 trẻ nhiễm bệnh. Đặc
biệt, những tháng đầu là giai đoạn vô cùng quan trọng khi mà hệ miễn
dịch chưa hoàn chỉnh của trẻ có thể quá mẫn cảm ngay cả với các tác nhân
vô hại thông thường trong môi trường như các loại đạm thực phẩm. Do đó,
thành phần thực phẩm ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng hệ miễn dịch
từ giai đoạn đầu và chế độ ăn hợp lý có thể giúp trẻ phòng ngừa dị ứng.
Các
bà mẹ được khuyến cáo là không nên hút thuốc trong thời kỳ mang thai và
cho con bú (tốt nhất là không hút thuốc) để bảo vệ trẻ khỏi các nguy cơ
di ứng.
Trẻ không được bú mẹ nên dùng sữa công thức ít gây dị
ứng (hypoallergenic - H.A.) trong đó các protein có khả năng gây dị ứng
đã được chia nhỏ ra thành những phần không gây hại cho trẻ. Rất nhiều
nghiên cứu lâm sàng lớn trên toàn cầu thực hiện bởi các chuyên gia y tế
độc lập đã chứng minh rằng có thể làm giảm đến 50% nguy cơ dị ứng ở
những trẻ trong các gia đình có tiền sử dị ứng bằng việc sử dụng sữa
công thức hypoallergenic so với trẻ được nuôi bằng sữa công thức truyền
thống khác.
Chăm sóc trẻ viêm da dị ứng.
VDDƯ tái phát nhiều lần
Đây là một rối loạn di truyền liên quan đến gen, đặc biệt ở gia đình có người bị suyễn và viêm mũi dị ứng. Bệnh cảnh toàn thể chia làm 3 giai đoạn dựa trên tuổi của trẻ bệnh, mỗi nhóm có sự phân bố tổn thương khác nhau.
Giai đoạn nhũ nhi. |
Giai đoạn thiếu niên, khi VDDƯ xảy ra ở nhóm trẻ lớn hơn, từ 4 - 10 tuổi. Đặc điểm tổn thương là viêm da khô, dày từng mảng tròn. Phân bố trên cổ tay, mắt cá chân, mặt trước xương trụ và vùng khoeo.
Giai đoạn trưởng thành khi tổn thương da ở tuổi 12 và tiếp tục vô thời hạn. Những vị trí thường gặp ở vùng duỗi cánh tay, cổ và chân. Đôi khi thấy ở mặt lưng cánh tay, bàn chân và kẽ ngón tay chân. Dạng mãn tính viêm da khô, nứt nẻ, tăng sừng.
Ngứa dữ dội là dấu hiệu quan trọng có thể thấy được qua tình trạng trẻ bị kích thích, cào da đến chảy nước và chà vào những đồ vật gần đó. Gãi ngứa không cầm được thường xảy ra ban đêm khi trẻ ngủ. Những dấu hiệu khác như da bị khô, hóa sừng, dày sừng nang lông, đóng mài d��y trên bề mặt duỗi của chi, những đốm da mất sắc tố. Các dấu hiệu đặc trưng cho dị ứng như nếp gấp đôi bên dưới mắt, quầng thâm mắt, đường nứt chỗ nối loa tai với mặt cũng được thấy ở nhiều trẻ bệnh.
Đa số trẻ bị VDDƯ đều khỏi bệnh và có làn da bình thường khi trưởng thành. Tuy nhiên, ngứa dữ dội và da xấu xí trong những đợt bùng phát làm cho cha mẹ và cả đứa trẻ cảm thấy rất khó chịu và mặc cảm. Tổn thương đóng mài trên da thường tái đi tái lại, xuất hiện nhiều lần kể cả khi vùng da bệnh đã lành. 75% các trường hợp bị VDDƯ giai đoạn thiếu niên cải thiện ở tuổi 10 - 14 tuổi. Những trường hợp còn lại có thể diễn tiến thành viêm da mãn ở người lớn.
Thức ăn dị ứng làm bệnh nặng hơn
Những nguyên nhân làm tổn thương da tái phát thường gặp là khi da bị khô, do bụi bẩn hoặc ứ mồ hôi. Thức ăn và dị nguyên trong không khí cũng có vai trò kích gợi bệnh bùng phát. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, thức ăn dị ứng là thủ phạm làm bệnh nặng hơn trong 40% các trường hợp.
Dễ bị bội nhiễm
Làn da của trẻ bị VDDƯ thường nhạy cảm hơn các trẻ khác với các chất kích thích như: hóa chất, xà phòng, cồn sát trùng và các sản phẩm chăm sóc da. Các chức năng bảo vệ da cũng trở nên yếu ớt trước các tác nhân vi trùng như: tụ cầu vàng, virus như herpex simplex, u mềm lây nhiễm và nấm. Hơn 90% trẻ bệnh tái đi tái lại có hiện diện nhiều tụ cầu khuẩn thường trú trên da. Để trẻ gãi ngứa nhiều gây trầy xước da, hoặc tự điều trị không đúng sẽ dẫn đến biến chứng nhiễm trùng làm vết thương trở nên đau nhức, chảy máu và hóa mủ, trẻ sốt cao do nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm
Chăm sóc trẻ bị VDDƯ tại nhà
VDDƯ làm mất nước, khô da, gây tổn thương dạng khe nứt nhỏ trên da là đường vào cho các tác nhân kích thích, dị nguyên và vi trùng. Chăm sóc tại nhà thích hợp rất quan trọng để giúp trẻ dễ chịu, mau lành và tránh những biến chứng nguy hiểm. Giữ sạch và làm ẩm da nhằm duy trì chức năng hàng rào bảo vệ của da là biện pháp cơ bản của điều trị bệnh. Các biện pháp khác là tránh chất kích thích, dị nguyên đặc hiệu và điều trị giảm ngứa, kháng viêm, kháng sinh theo hướng dẫn y tế.
Giai đoạn thiếu niên: VDDƯ ở khuỷu tay và khoeo chân trẻ lớn. |
- Bôi chất làm ẩm: để duy trì độ ẩm ở da suốt cả ngày cần bôi các chất làm ẩm dạng dung dịch, dầu, kem hoặc thuốc mỡ theo hướng dẫn của y tế ngay sau khi tắm. Thời tiết khô hanh nên chọn loại thuốc mỡ, vì thành phần có ít tá dược nhất và tác dụng kết dính nhiều hơn.
- Giảm ngứa và kích ứng: duy trì giấc ngủ bình thường và ổn định tâm lý trẻ, vì stress cũng là một nguyên nhân dẫn đến thói quen gãi ngứa ở trẻ. Cắt móng tay cho trẻ, mang bao tay, vớ ban đêm để tránh tổn thương da do gãi ngứa. Thuốc kháng histamin có thể dùng hỗ trợ. Chất tẩy rửa, hóa chất, xà phòng, cồn và các sản phẩm chăm sóc da phải tránh dùng. Chọn quần áo thấm mồ hôi, cho trẻ ở phòng máy lạnh để giảm ra mồ hôi. Tránh những thức ăn dị ứng. Không cho trẻ chơi dưới đất, không chơi với súc vật hay thú nhồi bông.
- Chỉ bôi thuốc kháng viêm, kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, lưu ý không pha trộn hay bôi cùng với chất làm ẩm vì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị. Đưa trẻ đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu sốt, ngứa nhiều phải thức giấc ban đêm, tổn thương da trở nên đỏ hơn và chảy máu, có mủ, đóng vảy màu vàng, hoặc nếu tổn thương da không giảm sau 1 tuần để được khám và điều trị kịp thời.
(ST)