Đau lưng khi ngồi lâu

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Đau lưng khi ngồi lâu

18/04/2015 01:40 PM
2,928
Các chứng đau lưng thường gặp.

Hiện tượng đau cột sống do chấn thương hoặc thoái hóa khớp thường trở nên trầm trọng hơn nếu cột sống vẫn tiếp tục phải làm việc. Trái lại, sự nghỉ ngơi sẽ giúp cơn đau dịu đi.

Có rất nhiều yếu tố khiến ta đau lưng, trong đó có một nguyên nhân phổ biến là "chất liệu" của cột sống không giữ được độ bền qua năm tháng, chẳng hạn như thoái hóa sụn và đĩa đệm, xuất hiện từ tuổi 30-40. Phần trong đĩa đệm thì khô, phần ngoài bị nứt nên không còn tác dụng đệm tốt cho đốt sống. Chính trong giai đoạn này, người bệnh cảm thấy đau lưng nhưng không nặng nề. Có hai trường hợp gây đau lưng nặng:

- Đĩa đệm không nằm trong hai mặt khớp đốt sống trên và dưới mà thoát ra ngoài, chèn ép rễ thần kinh, gọi là thoát vị đĩa đệm. Nguyên nhân thường gặp nhất là lao động nặng.

- Do quá trình lao động, các mặt khớp tiếp xúc với nhau làm tổn thương xương, khiến xương dễ bị giòn, nứt sinh ra các gai xương. Khi các gai này chạm vào dây thần kinh thì sẽ gây đau.

Chứng đau lưng mạn tính xuất hiện ở tuổi trên 40. Bệnh nhân đau ngang thắt lưng và vùng hông khiến người còng xuống. Khi đứng lâu, ngồi lâu đều đau, ngủ dậy thấy đau, sau đó cảm giác đau giảm dần trong ngày. Đau tăng khi vận động nhiều hoặc nằm lâu bất động, thay đổi thời tiết. Nguyên nhân là đĩa đệm bị thoái hóa và lồi ra ngoài.

Đau lưng cấp thường xảy ra sau những động tác quá mạnh (mang, vác, đẩy, ngã...). Cảm giác đau xuất hiện đột ngột ở vùng thắt lưng, đau với cường độ cao một bên đốt sống, cơ cạnh cột sống bị co làm bệnh nhân không đi lại được. Mọi cử động, hắt hơi, thay đổi tư thế đều gây đau. Nguyên nhân là đĩa đệm bị rạn nứt rồi căng phồng, kích thích vào các dây thần kinh ở dọc cột sống.

Đau dây thần kinh tọa thường bắt đầu từ vùng lưng xuống mông, qua phía sau đùi, xuống cẳng chân tới cổ chân và có thể lan đến các ngón chân. Cảm giác đau như dao đâm, kiến bò, đau nhừ. Nguyên nhân thường là đĩa đệm cuối cùng hay gần cuối cùng thoát ra ngoài.

Các phương pháp điều trị đau lưng

Người bị đau thắt lưng nên nằm ngửa, người hơi ưỡn, hai gối co. Khi bị đau đột ngột, dữ dội, nên nghỉ ngơi tuyệt đối. Nếu đau mạn tính, dai dẳng, nên hạn chế làm việc nặng, nghỉ ngơi nhiều hơn. Không nên hoạt động sớm khi cơn đau mới thuyên giảm.

Có thể giảm đau bằng cách làm cho người nóng lên: dùng các loại dầu hay thuốc dạng kem bôi ngoài da. Khi cần, có thể sử dụng các dạng thuốc giảm đau kháng viêm hoặc thuốc chống co cơ với sự hướng dẫn của bác sĩ.

Phương pháp vật lý trị liệu rất có hiệu quả trong chứng đau lưng, chẳng hạn như xoa bóp, nắn khớp, chiếu tia hồng ngoại, châm tê tại chỗ... Việc áp dụng các phương pháp trên cần có sự hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa.

Ngoài ra, có thể giảm đau lưng bằng cách dùng áo nịt và đai lưng. Phẫu thuật đĩa đệm là phương pháp chữa bệnh triệt để và cuối cùng, được áp dụng khi các phương pháp trên không hiệu quả.

Để phòng đau lưng, khi làm công việc nội trợ phải dùng dụng cụ làm phù hợp với vóc dáng và cơ thể, dùng xe đẩy khi mua sắm, không đứng lâu, đi lại nhiều. Không nên mặc quần áo ẩm ướt hay quá dày nặng, tránh dùng giày dép cao gót; gót giày phải phẳng và có độ chịu lực tốt, không nên thay đổi giày dép nhiều vì khó quen chân.

Trong công việc hằng ngày, cần chọn tư thế thích hợp, mang vác vừa sức, khi cần mang vác nên đeo loại thắt lưng đặc biệt giúp bảo vệ cột sống. Khi ngồi lâu, nên chọn ghế chắc chắn, vừa tầm cao của cơ thể. Khi đứng làm việc, các đồ vật nên để ngang khuỷu tay, tránh tư thế với. Thỉnh thoảng nên giành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.

Biện pháp giảm đau lưng khi ngồi máy tính lâu.

Ngồi máy tính nhiều lại làm tăng tỉ lệ các vấn đề liên quan đến cột sống. Một cuộc khảo sát cho thấy rằng cứ 10 người dùng máy tính thì có đến 8 người bị chứng đau lưng.

Với những người làm việc với máy tính thì một ngày không “sờ” đến máy là đã “không chịu nổi”. Tuy nhiên, ngồi máy tính nhiều lại làm tăng tỉ lệ các vấn đề liên quan đến cột sống. Một cuộc khảo sát cho thấy rằng cứ 10 người dùng máy tính thì có đến 8 người bị chứng đau lưng.

Ngoài ra, các triệu chứng đau cổ và vùng lưng dưới (trên hông) cũng là các triệu chứng thường gặp ở người ngồi máy tính nhiều. Triệu chứng lưng có thể khác nhau về cường độ đau âm ỉ liên tục hoặc thỉnh thoảng đau.
Các yếu tố gây ra đau lưng ở người dùng máy tính

- Tư thế bất thường: Bao gồm các tư thế ngồi sai. Một tư thế sai ví dụ như ngồi thõng vai xuống sẽ làm còng lưng, dẫn đến mệt mỏi và tổn thương cơ bắp.

- Căng cơ lặp đi lặp lại: Lặp lại những chuyển động nhất định, đặc biệt cứ ngồi sai tư thế lâu dài sẽ khiến các cơ bắp bị chấn thương, căng cơ quá mức dẫn đến mệt mỏi và đau lưng.

- Ít vận động: Lối sống ít vận động hoặc làm những việc không liên quan nhiều đến hoạt động thể chất cũng là nguyên nhân tăng nguy cơ đau lưng. Bởi, không tập thể dục sẽ làm cho cơ bắp thiếu linh hoạt (hạn chế về khả năng chuyển động của lưng, uốn cong, và xoay), cơ lưng bị yếu (tăng “gánh nặng” trên cột sống) và cơ bụng yếu (làm tăng căng cơ ở lưng).

Mẹo ngăn chặn đau lưng và tăng cường sức khỏe cho cột sống:

- Ngồi đúng tư thế: Khi ngồi ở một vị trí, hầu hết trọng lượng cơ thể bạn dồn vào cột sống. Khi ngồi sai tư thế, nhưng lại ngồi trong nhiều giờ sẽ càng gây áp lực cho cột sống. Vì vậy, tư thế ngồi là rất quan trọng. Không ngồi ôm lấy máy tính, không ngồi gù lưng hay thõng người. Bạn cũng có thể kê thêm một chiếc gối hoặc khăn sau lưng hoặc để một chiếc gối tựa ở phần cổ. Điều chỉnh chiều cao ghế sao cho chân để vững chắc trên sàn nhà, đùi song song với mặt đất và bàn chân phải nâng đỡ được trọng lượng của cơ thể.

- Nghỉ ngơi: Ngồi lâu một tư thế có thể gây mệt mỏi cho các cơ bắp và làm chúng bị chấn thương. Bạn có thể thư giãn các cơ bắp bằng cách cứ sau 25-30 phút làm việc thì lại nghỉ một phút. Một phút này có thể dành để thả lỏng cơ thể, quay cổ và tập hít thở sâu. Sau 2-3 giờ ngồi làm việc thì nghỉ ngơi khoảng 10 phút. Điều này sẽ cải thiện tuần hoàn trong cơ thể. Bạn có thể đi đi lại một chút trong 10 phút nghỉ ngơi này.

- Tập thể dục thường xuyên: Bạn có thể xem xét các bài tập như một loại thuốc để chữa trị các vấn đề liên quan đến lưng. Làm việc tại máy tính không yêu cầu hoạt động thể chất nhiều, nhưng các cơ bắp ở lưng vẫn phải hoạt động liên tục. Các bài tập tại chỗ có thể tăng cường và tạo ra một sự cân bằng giữa lưng và cơ bụng. Những bài tập này sẽ giúp bạn duy trì một tư thế thẳng đứng, và tránh được đau lưng. Các bài tập như thóp bụng, thả lỏng, và một số tư thế yoga, plates giúp tăng cường cột sống. Bạn thậm chí có thể sử dụng một quả bóng để tập thể dục ngay tại ghế ngồi ít nhất 30 phút một lần hoặc hai lần một ngày.

- Giảm cân: Đau lưng cũng liên quan đến chuyện thừa cân hoặc béo phì. Nếu bạn rơi vào tình trạng này, bạn cần phải giảm cân để ngăn chặn tình trạng đau lưng thêm trầm trọng. Chế độ ăn uống thích hợp, luyện tập thể dục và lối sống tích cực sẽ cho phép bạn giảm được trọng lượng dư thừa.

- Nghỉ ngơi: Nếu bạn đã từng trải qua những cơn đau lưng, thì càng nên nghỉ ngơi đầy đủ. Cơ thể có cơ chế chữa bệnh của mình và bạn cần phải cho phép “nó” một thời gian để phục hồi. Hầu hết các chứng đau lưng được giảm xuống sau một vài ngày nghỉ ngơi. Theo Viện Quốc gia về viêm khớp và các bệnh cơ xương và da, chúng ta nên đi khám càng sớm càng tốt nếu cơn đau lưng trở nên nghiêm trọng hoặc không giảm trong vòng 3 ngày.

Các bài tập tốt cho bệnh đau lưng.

Các bài tập này chủ yếu là tập cho vùng thắt lưng.

Vùng này rất quan trọng, trụ cột thì có xương sống thắt lưng, hai bên có những bắp thịt rất khỏe. Ở dưới sâu thì có hai quả thận và 2 tuyến thượng thận. Ở phía bên có 2 huyệt Chương môn (kinh Can) và Kinh môn (kinh Đởm).

Tất cả các động tác vùng thắt lưng đều có ảnh hưởng đến vùng bụng và xoa bóp rất mạnh cả dạ dày. Gan, lách, ruột...

Trước khi tập các động tác, nên làm một số động tác khởi động và xoa bóp cho vùng cột sống thắt lưng nóng lên, khí huyết chạy đều, xương khớp dẻo dai thì tập động tác mới thu được kết quả tốt.

TẬP Ở TƯ THẾ NGỒI

Chà lưng cho ấm vùng thận.

Chuẩn bị. Hai chân khít nhau, duỗi thẳng ra trước, hai tay nắm lại, đưa ra sau lưng và luôn luôn khít nhau, đè lên vùng thận

Động tác. Xát lên, xát xuống vùng thận trái, bên hông trái rồi qua bên vùng thận phải, hông phải, xát lên trên càng cao càng tốt, xát xuống dưới cho đụng giường, làm cho lưng ấm đều, cột sống dẻo dai, thận và thượng thận khí huyết chạy đều.

Tiêu chuẩn. 2 chân để ngay, không cong gối (Hình 33)

Tác dụng. Trị đau lưng, tăng cường chức năng thận và thượng thận.

Sau khi làm 4 động tác khởi động xong, ta bắt đầu làm các động tác như sau:

Động tác 1. Cúp lưng

Chuẩn bị. Hai chân thẳng phía trước, hai bàn tay xòe ra nắm lại, đặt úp vào vùng lưng.

Động tác. Cúp lưng thật mạnh làm cho đầu và thân hạ xuống phía dưới, thở ra mạnh và hai bàn tay xoa vùng lưng từ dưới lên trên càng cao càng tốt, sau đó ngồi thẳng lên, hơi nghiêng ra sau, hít vào tối đa và đưa cả hai bàn tay xuống phía dưới, đụng giường. Làm như thế 5-10 hơi thở (Hình 34. a, b).

Tác dụng. Làm cho lưng nóng lên, cột sống dẻi dai hơn, trị bệnh đau lưng.

Động tác 2.
Rút lưng

Chuẩn bị. Chân thẳng phía trước, hơi co lại sao cho 2 tay nắm được 2 mũi chân, ngón tay giữa bấm vào huyệt Dũng tuyền dưới lòng bàn chân (điểm nối liền 1/3 trước 2/3 sau lòng bàn chân, không kể ngón chân), ngón tay cái baấm vào huyệt Thái xung trên mu bàn chân thứ nhất (ngón cái) và xương bàn chân thứ nhì.

Động tác. Bắt đầu hít vào tối đa trong tư thế trên, chân hơi co, rồi duỗi chân ra cho ngay và thật mạnh, đồng thời thở ra triệt để. Làm như thế từ 3 - 5 hơi thở (Hình 35 a, b).

Tác dụng. Làm cho lưng giãn ra, khí huyết lưu thông, trị bệnh đau lưng. Tay bấm vào huyệt Dũng truyền điều hòa huyết áp; bấm huyệt Thái xung điều hòa chức năng gan.

Tiêu chuẩn. Gót chân di động càng ít càng tốt

Động tác 3. Nắm hai bàn chân ở phía ngoài, ngón giữa và ngón cái vẫn bấm 2 huyệt trên. Làm động tác trên từ 3 -5 hơi thở (Hình 36 a,b).

Động tác 4. Hôn đầu gối

Chuẩn bị. Hai chân thả7ng nhau khít ở phía trước, hai tay nắm hai cổ chân.

Động tác. Cố gắng dùng hai tay kéo mạnh cho dđầu đụng hai chân (hôn đầu gối) đồng thời thở ra triệt dđể; rồi ngẩng đầu dậy - hít vào, hôn đầu gối - thở ra... Làm như thế 3 - 5 -10 hơi thở. (Hình 37 a, b).

Tác dụng. Làm cho cột sống dẻo dai, khí huyết chạy đều trong vùng cột sống, tủy sống và các dây thần kinh.

Động tác 5.
Quỳ gối thẳng, tay nắm gót chân

Chuẩn bị. Quỳ gối thẳng, chống tay lên và nắm gót chân.

Động tác. Hít vào tối đa, giữ hơi và dao động từ 4 - 6 cái theo hướng trước sau, thở ra triệt để. Làm như thế từ 1- 3 hơi thở (Hình 38).

Tác dụng. Động tác này ưỡn thắt lưng tới mức tối đa và làm cho bụng dưới căng thẳng. Chống bệnh đau lưng và bụng phệ.

Động tác 6. Ngồi thăng bằng trên gót chân

Chuẩn bị. Ngồi thăng bằng trên gót chân, hai tay để xuôi theo mình.

Động tác. Đưa hai tay ra phía trước, lên trên, sang ngang, ra sau rồi để xuôi theo mình đồng thời thở thuận chiều và triệt để. Làm như thế từ 1 - 3 hơi thở (Hình 39 a, b, c, d).

Động tác 7. Nằm ngửa chân duỗi thẳng, khoanh tay ngồi dậy

Chuẩn bị. Nằm ngửa chân duỗi thẳng, khoanh tay để trên đầu.

Động tác. Hít vào tối đa, đưa hai tay xuống dđể trên ngực, cố gắng từ từ ngồi dậy; cúi đầu xuống hết sức như hôn đầu gối, ép bụng thở ra triệt để. Làm như thế từ 1 - 3 hơi thở (Hình 40).

Tác dụng. Vận chuyển mạnh các cơ có một đầu bám vào cột sống và thắt lưng, mộ tđầu bám vào xương chậu và xương đùi, làm cho các cơ ấy càng ngày càng mạnh thêm lên, làm cho khí huyết vùng chậu lưu thông, phòng và chống các bệnh do ứ trệ khí huyết vùng thắt lưng và vùng chậu, bệnh phụ nữ, bệnh đường sinh dục, bệnh táo bón, bệnh viêm cơ thắt lưng - chậu - đùi.

TẬP TRONG TƯ THẾ ĐỨNG

Tư thế đứng là tư thế lao động tích cực nhất, vì vậy cần tập luyện một số động tác tối thiểu để chuẩn bị trước khi bắt tay vào những công việc nặng nhọc.

Động tác 8. Dang rộng hai chân, nghiêng mình

Chuẩn bị. Rút vai - tay lên cao, hít vào tối đa; giữ hơi và luân phiên nghiêng mình qua bên trái, tay trái vuốt chân từ trên xuống tận mắt cá ngoài, tay phải vuốt hông từ đùi đến nách; tay phải vuốt ngược lại; làm dao động từ 4 - 6 cái, sau đó đứng thẳng; thở ra triệt để, có kết hợp ép bụng. Làm như vậy từ 2 - 6 hơi thở (Hình 41 a, b).

Chú ý. Nếu nghiêng mình trong mặt phaẳng theo trục trái - phải, tay xuống tới gối là cùng; muốn tay xuống tới mắt cá thì phải hơi nghiêng ra phía trước. Vậy nên làm từ 2 - 4 hơi thở trong bình diện thật ngang và từ 2 - 4 hơi thở trongbình diện hơi nghiêng về phía trước. Trong thời gian giữ hơi, có dao động 4 - 6 cái.

Tác dụng. Ngoài tác dụng trên cột sống, còn có tác dụng làm vận chuyển mạnh khí huyết trong gan, lá lách và tụy tạng, phổi; phòng và chữa bệnh gan lách, thiểu năng phổi.

Động tác 9A. Xuống tấn lắc thân

Chuẩn bị. Xuống tấn hai bàn chẩn để song song với nhau, hoặc xiên một tí và cách xa nhau bằng khoảng cách lớn hơn vai, gố irùn xuống nhiều hay ít tùy sức của mình (yếu thì rùn ít, mạnh thì rùn nhiều), hai tay chéo nhau và lật bàn tay ra ngoài, đưa tay lên trời, đầu ngửa ra sau và mắt nhìn theo tay.

Động tác. Hít vào tối đa; giữ hơi và dao động, tay laắc qua bên trái thì mông lắc qua bên phải để giữ thăng baằng, chân trái ngay thẳng, chân phải co; lắc qua lại như thế 4 - 6 cái; để tay xuống thở ra triệt để. Làm động tác trên từ 3 - 5 hơi thở (Hình 42, 43).

Tác dụng. Động tác này là động tác dao động điển hình của toàn thân từ chân đến đầu, và tận đến ngón tay, chân. Giúp cho toàn thân dẻo dai, linh hoạt, khi huyết lưu thông.

Động tác 9B. Xuống tấn quay mình

Cũng xuống tấn và chéo tay như trên, quay bên trái, hít vào tối đa và đưa tay lên, bật ngửa đầu, mắ tuy nhiềnn theo tay; gĩ7 hơi, dao động bằng cách quay mình sang bên kia rồi quay sang bên này, từ 4 - 6 cái, thở ra triệt để và hạ tay xuống. Làm như vậy 2 - 6 hơi thở (Hình 44).

Động tác 10. Quay mông

Chuẩn bị. Hai chân thẳng, cách nhau một khoảng bằng vai, hai tay chống hông.

Động tác. Quay mông ra sau, sang trái, ra trước, sang phải, rồi ra sau, như thế 5 - 10 vòng; rồi đổi sang hướng ngược lại cũng 5 - 10 vòng. Thở tự nhiên.

(ST)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
tại sao ngồi lâu tôi bị dau lưng
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
Chít nhiều quá đau lưng
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý