Nhiều trường hợp đột tử ở trẻ sơ sinh là do tư thế ngủ không phù hợp. Vậy đâu là tư thế ngủ phù hợp nhất cho trẻ sơ sinh?
Các chuyên gia đã phát hiện ra rằng nằm ngửa khi ngủ là tư thế thích hợp và an toàn nhất cho trẻ sơ sinh.
Tại sao phải đặt bé nằm ngửa khi ngủ?
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Sức Khỏe Nhi Đồng và Phát Triển Con Người Hoa Kì ( NICHHD) đã nghiên cứu ra mối quan hệ giữa hiện tượng đột tử ở trẻ sơ sinh với việc ngủ nằm úp.
Đến năm 1991, khi đã đưa ra mọi chằng chứng đủ mạnh để chứng minh mối quan hệ này, thì Học Viện Nhi Khoa Hoa Kì (AAP) đã khẳng định lại một lần nữa và khuyên các bà mẹ nên cho bé nằm ngửa khi ngủ. Và trong năm 1992, ( NICHHD) và AAP đã thúc đẩy một cuộc vận động giáo dục sức khỏe cộng đồng trên phạm vi toàn quốc gia, có tên “Back to Sleep ( Nằm ngửa để ngủ). Và kể từ thời điểm đó, số lượng trẻ sơ sinh bị đột tử đã giảm 50% so với trước đó. Theo Thạc sĩ Karen Sadler của AAP thì “ Các nước tổ chức cuộc vận động này cũng thu lại những kết quả khả quan”. Đồng thời NICHHD và AAP vẫn nhấn mạnh rằng nằm ngửa khi ngủ vẫn là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của trẻ sơ sinh. 90% trẻ sơ sinh chết do SIDS là dưới 6 tháng tuổi và hầu hết là giữa 3-5 tháng tuổi.
Có một vài lí do giải thích tại sao trẻ nên nằm ngửa khi ngủ. Và lí do được đưa ra nhiều nhất chính là liên quan đến đường hô hấp của trẻ. Ví dụ như: Khi nằm úp ngủ, cơ thể trẻ sẽ tạo ra một túi khí nhỏ xung quanh mũi và miệng, giữ khí CO2 lại, làm giảm lượng oxy hít vào, gây nên hiện tượng tử vong. Mặt khác khi nằm ngửa ngủ, các đường hô hấp của bé không bị tắc nghẽn, thông thoáng hơn, giúp bé có thể dễ dàng hô hấp.
Quá nóng cũng có thể là một tác nhân gây đột tử. Không nên cho trẻ đắp quá nhiều chăn trên người, đồng thời khi ngủ nên cho bé mặc những bộ đồ thật thoáng mát và thoải mái.
Nói tóm lại mẹ nên cho bé nằm ngửa khi ngủ, cho dù đó là giấc ngủ trưa, ngủ tối hay thậm chí chỉ là giấc ngủ chợp mắt.
Nằm úp mặt xuống khi ngủ có thể dẫn đến đột tử ở trẻ ( Ảnh minh họa)
“Điểm trừ” nằm ngửa khi ngủ
Có thể “điểm trừ” lớn nhất khi cho bé ngủ ngửa đó chính là đầu của bé sẽ phát triển không tự nhiên. Ngủ ngửa có thể khiến cho đầu bé bị bẹt, liên quan đến thẩm mĩ của bé sau này. Theo Bác sĩ Sadler thì “ Không hề có bất kì vấn đề nào liên quan đến thần kinh khi đầu bé bị bẹt. Mọi phát triển vẫn bình thường và mọi người thường ứng phó với hiện tượng này bằng cách hạn chế cho bé nằm, luôn giữ cho bé ngồi thẳng.
Việc thay đổi hình dạng của đầu thường được thực hiện bằng cách thay đổi vị trí đầu trong lúc bé đang ngủ theo từng tuần ( ngủ quay mặt sang trái hay sang phải).
Một khó khăn nữa mà có thể bố mẹ sẽ gặp phải đó là bé không chịu nằm ngửa để ngủ. Trong trường hợp này AAP khuyên các mẹ nên cho bé nằm ngủ qua sang một bên để hạn chế SIDS. Nhưng cho đến năm 2005, thì AAP đính chính lại rằng chỉ cho bé nằm ngủ ngửa cho tới khi bé được 6 tháng tuổi.
Tư thế ngủ của trẻ sơ sinh.
Hỏi: Trẻ sơ sinh khi ngủ nên đặt ở tư thế nào là tốt nhất? Có nên gối đầu cho cháu hay không?
Trả lời: Khi
mới lọt lòng trẻ sơ sinh vẫn giữ nguyên tư thế từ bào thai, nghĩa là
tay chân co lại, trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ sau đẻ nên nằm ở tư thế
nghiêng bên phải và đầu thấp xuống, ở dưới cổ đệm một khăn bông nhỏ. Sau
1-2 giờ đổi tư thế nằm nghiêng sang bên kia nếu không đầu trẻ có thể bị
biến dạng do cứ để nằm nghiêng mãi về một phía, vì lúc mới sinh khớp
xương sọ của bé chưa hoàn toàn liền với nhau. Tuy nhiên, nếu bé vừa bú
sữa no thì cần lót chăn nằm nghiêng về phía bên phải, để tránh cho bé
khỏi nôn trớ.
Ngoài ra, bình thường khi trẻ sơ sinh ngủ thì không cần gối đầu, chỉ cần dùng khăn vải gập lại làm đôi làm ba là được vì xương sống của trẻ lúc này vẫn thẳng (chỉ khi trẻ biết đứng và đi thì cột sống mới cong), nên khi nằm ngửa thì lưng và sau gáy cùng nằm trên một mặt phẳng do vậy không cần gối đầu.
Hơn nữa đầu của trẻ to bằng chiều rộng của vai nên kể cả khi trẻ nằm nghiêng vẫn bình thường. Nếu ta kê đầu cao lên tức là bắt buộc trẻ phải ngoẹo cổ sẽ gây khó khăn khi trẻ thở và nuốt. Vì dạ dày của trẻ nằm ngang nên khi trẻ bú no mà đặt nằm ngay trẻ sẽ dễ bị trớ.
Để giảm bớt hiện tượng trớ sữa, bạn có thể kê nửa người phía trên của trẻ hơi cao lên hoặc sau mỗi bữa bú nên bế trẻ ở tư thế đầu cao khoảng 10 - 15 phút hãy đặt nằm. Khi cho trẻ nằm nghiêng, chú ý đừng để vành tai của trẻ bị chèn gập về phía trước.
Tập cho trẻ sơ sinh ngủ ngon.
Trẻ sơ sinh ngủ như thế nào?
Trẻ
mới sinh đến 1 tháng tuổi (trẻ sơ sinh) gần như ngủ suốt ngày đêm, chỉ
thức dậy để bú (khoảng 2 đến 3 giờ bú một lần). Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
có thể tích dạ dày nhỏ nên mau đói, vì vậy phải thức dậy sau vài giờ để
bú . Trẻ sơ sinh cũng chưa phân biệt được ngày đêm nên có những bé sẽ
ngủ suốt vào ban ngày và thức giấc nhiều hơn vào ban đêm. Thông thường,
trẻ sơ sinh sẽ ngủ tổng cộng khoảng 8 đến 9 giờ vào ban ngày và khoảng 8
giờ vào ban đêm. Hầu hết trẻ nhỏ sẽ bắt đầu ngủ suốt đêm (6 đến 8 giờ)
không thức giấc khi được 3 tháng tuổi hay khi được khoảng 6 ký. Thông
thường, không cần phải đánh thức trẻ sơ sinh dậy để cho bú nhưng cũng
không nên để bé ngủ quá 3 giờ mà không cho bú. Các trường hợp đặc biệt
như non tháng, nhẹ cân, trào ngược dạ dày thực quản…có thể phải cho bú
thường xuyên hơn.
Các giai đoạn của một giấc ngủ
Cũng giống như người lớn, giấc ngủ của trẻ nhỏ cũng chia ra nhiều giai đoạn khác nhau. Tùy từng giai đoạn mà trẻ có thể nằm yên hay vẫn có những cử động. Có 2 loại giấc ngủ:
- Giấc ngủ nhanh (REM - rapid eye movement : cử động mắt nhanh)Đây là giấc ngủ nông, trẻ sẽ nằm mơ và mắt sẽ cử động nhanh theo chiều trước sau. Mặc dù trẻ nhỏ ngủ khoảng 16 giờ mỗi ngày, nhưng khoảng phân nửa thời gian là giấc ngủ REM. Tức là bé chỉ ngủ sâu khoảng 8 giờ. Trẻ lớnvà người lớn ngủ ít hơn nhưng ngủ REM cũng ít hơn.
- Giấc ngủ chậm (Non-REM - Non- rapid eye movement: không cử động mắt nhanh):
Có 4 giai đoạn: - Giai đoạn 1: buồn ngủ - mí mắt sụp xuống hay có thể chớp liên tục, ngủ gà ngủ gật.
- Giai đoạn 2: ngủ lơ mơ – trẻ có thể vẫn cử động, giật mình, vặn mình, kêu “è è”
- Giai đoạn 3: ngủ sâu – trẻ im lặng và không cử động
- Giai đoạn 4: ngủ rất sâu - trẻ im lặng và không cử động
Giấc ngủ của bé sẽ diễn tiến theo chu kỳ, bắt đầu tuần tự từ giai đoạn 1, sau đó chuyển sang giai đoạn 2, giai đoạn 3, giai đoạn 4, rồi quay lại giai đoạn 2, rồi chuyển sang ngủ REM. Trong một giấc ngủ có thể có vài chu kỳ ngủ trên. Trong vài tháng đầu, trẻ có thể thức giấc khi chuyển từ ngủ sâu sang ngủ lơ mơ và có thể khó ngủ trở lại.
Trẻ sơ sinh tỉnh giấc như thế nào?
Tốt nhất là bạn cho bé bú trước khi bé bước sang giai đoạn khóc. Trong giai đoạn khóc, bé có thể quá “cáu” (quá khó chịu) nên không chịu bú. Đối với trẻ sơ sinh, khóc là dấu hiệu cuối cùng của đói bụng, sau khi bé đã làm một số dấu hiệu như tìm vú, đưa tay vào miệng…
Tập thói quen ngủ ngoan cho bé
Ngay từ sáu tuần tuổi, bé đã có thể học cách ngủ ngoan. Trong độ tuổi này, có vài cách rất hiệu quả để giúp bé ngủ ngon
- Nhận biết dấu hiệu cho thấy bé buồn ngủ
Trong sáu đến tám tuần đầu sau sinh, bé không thể thức lâu hơn hai giờ liên tục. Nếu bạn để bé thức lâu hơn hai giờ, bé sẽ quá mệt mỏi và lại trở nên khó ngủ.
Vì vậy, bạn nên nhận biết những dấu hiệu buồn ngủ của bé như chớp mắt liên tục, lim dim, kéo tai, ngáp hay quầng dưới mắt thâm lại. Bạn đừng lo, bạn sẽ mau chóng có giác quan thứ sáu nhận ra con mình đang buồn ngủ. Nếu bạn nhận thấy bé buồn ngủ thì nên đặt bé vào nôi hay giường.
- Dạy bé phân biệt giữa ngày và đêm
Ban ngày, khi bé còn thức:
- Chơi với bé càng nhiều càng tốt.
- Nói chuyện và hát cho bé nghe khi cho bú các cữ ban ngày.
- Đảm bảo phòng ngủ nhiều ánh sáng vào ban ngày.
- Không cần “cắt đứt” mọi tiếng ồn thông thường vào ban ngày, như tiếng tivi, radio, máy giặt…
- Nếu đang bú mà bé thiu thiu ngủ thì nhẹ nhàng đánh thức bé dậy.
Ban đêm:
- Giữ yên lặng và nói khẽ khi cho bé bú cữ đêm.
- Giữ phòng tối (có thể để đèn ngủ ánh sáng dịu) và yên tĩnh, không trò chuyện với bé nhiều.
Cần phải dạy bé nhận biết ban đêm là lúc ngủ ngay từ khi bé được hai tuần tuổi, đừng để quá muộn.
- Dạy bé tự ngủ
Khi bé đã được sáu đến tám tuần tuổi, bạn có thể bắt đầu dạy bé tự ngủ. Bạn nên đặt bé vào nôi hay xuống giường khi bé buồn ngủ nhưng vẫn còn thức. Cách bạn dỗ bé ngủ trong tám tuần đầu sau sinh rất quan trọng. Nếu bạn cho bé nằm võng hay nằm nôi lắc, đu đưa bé, bế rung bé khi trong tám tuần đầu thì bé sẽ quen và bé sẽ không thể ngủ nếu không được rung lắc, đu đưa như vậy. Vì vậy, nhiều chuyên gia khuyên không nên đung đưa bé, không cho bé ngậm núm vú giả để dỗ bé ngủ ngay từ sau sinh. Bạn sẽ thiết lập một “thủ tục” trước khi ngủ cho bé như hát ru, nghe nhạc nhẹ, vỗ nhẹ mông, gãi nhẹ đầu… nhưng cần nhớ rằng bạn sẽ phải làm “thủ tục” này mỗi đêm nên bạn cần chọn “thủ tục” nào vừa thích hợp với bé vừa “khả thi” đối với bạn. Bạn có thể bế bé đến khi bé thiu thiu ngủ rồi đặt bé xuống chứ không nên để bé ngủ trên tay mình rồi mới đặt xuống vì sẽ tạo nên thói quen xấu là phải được bế mới ngủ và bé sẽ thức dậy ngay khi bạn đặt bé xuống giường.
Bé sơ sinh giống như tờ giấy trắng, bé sẽ là một em bé ngoan ngoãn, dễ ngủ nếu bạn không bỏ lỡ thời gian có thể dạy bé thói quen ngủ ngoan. Giấc ngủ của bé không chỉ quan trọng đối với sự phát triển của bản thân bé mà còn quan trọng với mẹ. Nếu bé quấy đêm nhiều quá thì bạn cũng sẽ thiếu ngủ và không đủ sức khỏe cũng như tinh thần để chăm sóc bé tốt được. Hãy khôn ngoan lựa chọn cách dỗ bé ngủ thích hợp để cả con và mẹ đều được ngủ ngon.
(ST)