Khi thời tiết chuyển Đông kèm theo sự thay đổi về độ ẩm, nhiệt độ, môi trường,… là nguyên nhân làm cho sức đề kháng suy giảm, những người sức khỏe yếu hoặc không thích nghi kịp ( đặc biệt là trẻ nhỏ và phụ nữ có thai) sẽ dễ bị nhiễm các bệnh liên quan đến đường hô hấp, trong đó biểu hiện thường gặp là ho
I/ Có 2 dạng ho là ho khan và ho có đờm:
- Ho khan thường kèm với ngứa họng, gây khàn giọng hoặc mất giọng. Nguyên nhân của ho khan thường do thay đổi thời tiết, hít phải bụi bặm hay các loại khói (khói công nghiệp, khói thuốc lá). Ho khan còn có thể do nhiễm virus, do cúm, cảm lạnh; hoặc là triệu chứng của một số bệnh như: hen phế quản, viêm phế quản mạn, suy tim sung huyết, ung thư phổi…
- Ho có đờm có thể là triệu chứng còn lại sau khi bị đau họng, nghẹt mũi và viêm xoang, thường do nhiễm khuẩn.
II/ Lưu ý khi sử dụng thuốc Tây y:
Thuốc Tây y thường đem lại hiệu quả cao và nhanh với thể ho cấp tính nên được dùng khá phổ biến. Tuy nhiên do chứa nhiều tác dụng phụ và còn tùy thuộc vào thể ho, nguyên nhân gây ho, cần tuyệt đối không được tự tiện mua thuốc về uống, phải theo sự thăm khám và hướng dẫn của bác sĩ.
Như trường hợp ho có đàm nếu dùng các thuốc ức chế ho ( Dextromethorphan, Codeine,…) sẽ làm tích tụ chất đàm trong phổi tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
Các thuốc viên trị ho chứa Codein (Neocodion, Eucalyptine, Terpine Gonnon, Terpine-codein…) chỉ dành cho người lớn, không được dùng cho trẻ. Đã có trẻ quá nhỏ ngộ độc thuốc codein bị ngủ lịm, ngừng thở.
Sử dụng siro ho chứa các thuốc kháng histamine (sirô Phénergan, Théralène,…) dùng cho trẻ quá nhỏ (dưới 2 tuổi) có thể gây kích động, co giật.
Với phụ nữ có thai việc sử dụng các thuốc Tây y cần đặc biệt lưu ý vì thuốc có thể qua hàng rào nhau thai (kể cả thuốc dạng ngậm) và gây hậu quả đáng tiếc: dị tật thai, quái thai.
>>> Vì vậy với các đối tượng đặc biệt như: trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi và phụ nữ có thai cần cẩn trọng trong sử dụng các thuốc Tây y trong điều trị ho.
III/ Giải pháp trị ho hiệu quả không gây tác dụng phụ:
Kinh nghiệm dân gian thường dùng một số cây cỏ như hẹ, húng chanh, quất, gừng, ô mai mơ, bạc hà, … để trị ho. Tuy nhiên thảo dược nào thực sự an toàn và hiệu quả với mọi đối tượng kể cả mẹ bầu và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi lại là mối băn khoăn không hề nhỏ.
Cao lá thường xuân khô:
Lá thường xuân là một loại thuốc quý, được sử dụng rộng rãi ở châu Âu và nhiều nước trên thế giới vì có tác dụng chữa ho rất nhạy, hiệu quả và tính an toàn cao. Với các thành phần Saponin (α – hederin, hederacoside C), Flavonoid, Lá thường xuân có tác dụng:
- Làm loãng đờm, tăng tiết dịch tại các tế bào biểu mô phế quản, phổi, giúp dễ dàng ho, khạc và làm dịu, giảm khó chịu tại đường hô hấp.
- Chống co thắt, làm giảm các yếu tố kích ứng tại đường hô hấp giúp làm thư giãn đường thở, giảm tần số ho. Trong hen suyễn, Cao lá thường xuân có tác dụng lên hệ thống phế quản, làm giãn phế quản giúp bệnh nhân dễ thở hơn.
- Dưỡng ẩm đường hô hấp giúp làm dịu hệ thống hô hấp đang bị kích ứng trong khi ho.
- Giảm tiết Histamin giúp giảm viêm đường hô hấp, đặc biệt trong các trường hợp ho, khó thở do dị ứng (ho do thời tiết)
- Kháng khuẩn, kháng nấm, nguyên sinh bào,... giúp bảo vệ tế bào đường hô hấp bởi các tác nhân gây viêm
Đặc biệt, tính an toàn cao, tần suất tác dụng phụ thấp ở cả người lớn và trẻ em ( dưới 0,01%), Lá thường xuân là lựa chọn đầu tay trong các trường hợp ho, đặc biệt là với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh.
Các thảo dược dân gian:
Xuyên bối mẫu, Cát cánh, Gừng, Húng chanh, Quất, Ô mai, Hẹ, Núc nác, Tinh dầu long não (Eucalypton) đều là các vị thuốc quý an toàn, được sử dụng trong y học cổ truyền giúp dưỡng âm thanh phế, bổ phế, tiêu đờm, giảm ho trong các trường hợp: ho gió, ho khan, ho do lạnh, ho có đờm, ho lâu ngày, ho do thay đổi thời tiết và các chứng: cảm cúm, sốt cao, khản tiếng,…
Đặc biệt 1 số thảo dược có tính kháng sinh thiên nhiên mạnh như húng chanh, hẹ, cát cánh giúp chống lại vi khuẩn, bảo vệ đường hô hấp bởi các tác nhân gây viêm.
Lưu ý: Bạc hà hay Menthol có tác dụng trị ho tốt và rất hay được sử dụng ở người bình thường nhưng với phụ nữ có thai và trẻ em dưới 1 tuổi Bạc hà hay menthol có thể gây ức chế cơ trơn hô hấp và tuần hoàn có thể dẫn tới ngừng thở và ngưng tim ở thai nhi và trẻ nhỏ. Một số các tinh dầu khác phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ sơ sinh cũng nên tránh không nên sử dụng như: quế, húng quế, tuyết tùng, đinh hương,...
Sự phối hợp giữa Cao lá thường xuân khô nhập khẩu từ Pháp và các thảo dược dân gian trên (không có bạc hà) giúp nâng cao hiệu quả trong điều trị ho, đau - rát họng với các ưu điểm vượt trội:
- An toàn, không tác dụng phụ: dùng được cho bà bầu và trẻ em dưới 2 tuổi, có thể sử dụng đều đặn hàng ngày.
- Hiệu quả với mọi loại ho, kể cả các thể ho mãn tính, ho lâu ngày, ho hen, ho có đờm,…