Bệnh Viêm da dị ứng là bệnh ngoài da rất phổ biến, ảnh hưởng đến mặt và cơ thể làm da luôn luôn khô và bị châm chích. Các bệnh nhân trải qua 2 giai đoạn. Giai đoạn bệnh không hoạt động (chúng ta gọi là giai đoạn "nghỉ ngơi"), da có thể khô và bị châm chích nhưng các triệu chứng có thể được kiểm soát, và giai đoạn bênh hoạt động, cũng được biết đến như là giai đoạn phát bệnh, làm da bị nhiễm trùng và ngứa. Trong suốt giai đoạn bùng phát bệnh, thì đòi hỏi qui trình chăm sóc da kĩ càng hơn và sử dụng các mỹ phẩm hoặc / và các dược phẩm chăm sóc da.
CÁC DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG
BỆNH VIÊM DA DỊ ỨNG LÀ GÌ?
Viêm da dị ứng - cũng được biết như bệnh chàm - là căn bệnh ngoài da mãn tính ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và cả người lớn - ở các vùng da của cơ thể và của mặt. Bệnh được định rõ đặc điểm là da khô, châm chích và ngứa, ngoài ra da cũng dày lên, có thể nứt nẻ và thỉnh thoảng thì bị chảy máu. Không có nguyên nhân đơn lẻ nào được cho là gây ra bệnh nhưng người bệnh có sự tụt giảm độ ẩm và sự trao đổi chất axit béo bị vỡ do đó dẫn đến hàng rào chức năng da sụp đổ.
1. Hàng rào chức năng của da bị suy yếu làm các vi sinh vật xâm nhập dễ dàng hơn.
2. Kích hoạt các tế bào miễn dịch, da bị viêm.
3. Ngứa
Làn da nhìn có vẻ khô, bong tróc nhẹ, có màu hồng đến đỏ trong suốt giai đoạn bệnh Viêm Da Dị Ứng không hoạt động
Khoảng 10% dân số thế giới (10 - 20% trẻ em và 2 - 5% người lớn bị mắc bệnh) và các trường hợp thì đang tăng lên. Thực tế, hơn 30 năm qua, số lượng bệnh nhân đã tăng khoảng 200 - 300%.
Bệnh Viêm da dị ứng phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 90% bệnh nhân phải trải qua các triệu chứng trước khi chúng 5 tuổi và 80% trước khi chúng 2 tuổi. Chứng minh cho thấy phụ nữ thì mắc bệnh dễ hơn là đàn ông và bệnh thì phổ biến ở vùng phía Tây.
Làn da bị bệnh Viêm da dị ứng trải qua 2 giai đoạn: không hoạt động (hay "bình thường") và hoạt động (hay bùng phát bệnh).
Trong suốt giai đoạn không hoạt động, da mặt có thể sẽ khô đến rất khô, bong tróc nhẹ, có màu hồng đến đỏ và các vùng da bị ảnh hưởng - phổ biến nhất là vùng má, da đầu, trán, xung quanh mắt và sau tai - có thể có các mảng nhỏ.
Giai đoạn tệ hơn, cả về mặt vật lý và tâm lý, là giai đoạn phát bệnh khi người bệnh phải chịu ngứa từ nhẹ đến dữ dội và da mặt thì màu đỏ đến đỏ đậm, da không đều màu, bị sưng phồng, đau đớn, bong da và thậm chí là chảy máu nhẹ
Nếu bạn không chắc chắn về các triệu chứng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc bác sĩ da liễu
CÁC NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN BÙNG PHÁT
CÁC NGUYÊN NHÂN TIỀM NĂNG VÀ ĐIỀU KIỆN BÙNG PHÁT BỆNH VIÊM DA DỊ ỨNG
Mặc dù có một số nhân tố được cho rằng góp phần gây bệnh Viêm da dị ứng song không có các nguyên nhân đơn lẻ nào được xác định gây nên bệnh.
Ví dụ:
Có các liên kết đã được chứng minh giữa bệnh Viêm da dị ứng, bệnh dị ứng theo mùa và bệnh hen suyễn, và các chứng minh chỉ ra rằng nếu một hoặc cả cha và mẹ của người bệnh có một hoặc tất cả các triệu chứng này, thì con của họ dễ phát triển bệnh Viêm da dị ứng. Trên thực tế, nếu cả cha và mẹ mắc bệnh này, thì 60 - 80% chắc chắn con của họ cũng vậy. Trẻ em thừa hưởng sự thiếu hụt chất filaggrin từ cha mẹ bị bệnh, dẫn tới việc thiếu sự dưỡng ẩm tự nhiên.
Địa điểm địa lý có thể đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bệnh. Bệnh phổ biến ở các vùng phía Tây và các trường hợp bệnh xảy ra ở thành phố thì cao hơn ở nông thôn. Khí hậu lạnh cũng làm gia tăng nguy cơ. Ví dụ, trẻ em Jamaica lớn lên ở London (nơi ô nhiễm cao và khí hậu lạnh) sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 lần trẻ sống ở Jamaica.
Có chứng minh rằng độ tuổi của người mẹ khi sinh con cũng có mối quan hệ trực tiếp với nguy cơ mắc bệnh của trẻ - Mẹ càng lớn tuổi thì nguy cơ càng cao.
Nếu cha mẹ đều mắc bệnh này hoặc bệnh dị ứng theo mùa hoặc bệnh hen suyễn thì có thể phát triển bệnh Viêm da dị ứng.
Nơi bạn sinh sống và vị trí địa lý nói chung có thể đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bệnh Viêm Da Dị Ứng.
Các nhân tố phát sinh bệnh có thể làm da bị khô với hàng rào chức năng bị phá hủy.
Khi người bệnh gãi, họ làm tổn thương hàng rào của da, làm các lớp da ở phía dưới mất đi, da có thiên hướng bởi nhiễm trùng bởi vi khuẩn và các ảnh hưởng từ môi trường như các chất kích thích, chất gây dị ứng và ô nhiễm.
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
MỘT SỐ CÁC NHÂN TỐ GÓP PHẦN GÂY NÊN BỆNH
Có nhiều nhân tố hoặc chất hóa học có thể góp phần hoặc làm tồi tệ thêm các triệu chứng sẵn có, ví dụ như:
Quần áo hay chất liệu - cụ thể là len và nilon.
Một số loại thực phẩm - bơ sữa, quả hạch, sò hến…
Uống chất có cồn
Các chất gây dị ứng như bụi bẩn, phấn hoa.
Các loại thuốc tẩy
Chất formaldehyde
Hút thuốc lá.
Các nguyên nhân về mặt cảm xúc cũng có thể ảnh hưởng các triệu chứng của người bệnh bao gồm:
Căng thẳng
Thiếu ngủ
Đổ mồ hôi
Đọc thêm về Các nhân tố ảnh hưởng đến làn da
Uống các loại thức uống có chứa cồn có thể làm bùng phát các triệu chứng của bệnh Viêm Da Dị Ứng.
Căng thẳng có thể thúc đẩy các triệu chứng của bệnh Viêm Da Dị Ứng
CÁC GIẢI PHÁP
KIỂM SOÁT CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH VIÊM DA DỊ ỨNG KHI BỆNH BÙNG PHÁT
Mặc dù không có phương pháp chữa trị cho bệnh Viêm da dị ứng nhưng các triệu chứng của bệnh khi hoạt động và không hoạt động có thể được giảm nhẹ với các sản phẩm dược phẩm và mỹ phẩm chăm sóc da.
Chất làm mềm da
Trong suốt giai đoạn bệnh không hoạt động, thuốc làm mềm da (còn được gọi là chất dưỡng ẩm) nên được sử dụng mỗi ngày thường xuyên và kiên trì. Các dung dịch dưỡng ẩm, kem dưỡng da mặt, thuốc mỡ có chứa lượng dầu cao nên giúp da mềm, ẩm và bảo vệ da không bị kích ứng. Bởi vì da được dưỡng ẩm nên sẽ ít ngứa và hàng rào của da ít bị tổn thương do gãi hơn.
Các thành phần chính của thuốc làm mềm da bao gồm:
Các axit béo Omega-6 từ Dầu cây anh thảo và Tinh dầu nho. Các thành phần này giúp nuôi dưỡng và tăng cường hàng rào bảo vệ tự nhiên của da.
Licochalcone A (chiết xuất từ rễ cây cam thảo). Đây là chất chống viêm tự nhiên và chống oxy hóa làm giảm các vết mẩn đỏ và giảm viêm da.
Tích cực chăm sóc da
Trong suốt giai đoạn bùng phát bệnh, tích cực chăm sóc da được đòi hỏi để giúp làm giảm sự viêm da và ngứa. Các sản phẩm da liễu thường sử dụng chất corticosteroids vì chúng rất hiệu quả và có tác dụng nhanh và làm da bớt ngứa ở các trường hợp bệnh bùng phát nghiêm trọng. Tuy nhiên, chất hydrocortisone không phải là lựa chọn để sử dụng lâu dài - đặc biệt là cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ - vì sử dụng lâu dài có thể làm mỏng da. Cũng không nên dùng ở vùng da rộng và tính hiệu quả của nó sẽ giảm nếu sử dụng liên tục.
Các lời khuyên da liễu được dặn dò khi bệnh bùng phát.
Sử dụng chất hydrocortisone để làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh Viêm Da Dị Ứng là có tác dụng. Mặc dù sử dụng trong thời gian dài là không nên vì chất hydrocortisone có thể làm mỏng da.
Sản phẩm chăm sóc da Eucerin's AtopiControl Acute Care Cream có đặc tính cung cấp độ ẩm đáng kể cho làn da và giúp làm giảm việc sử dụng chất hydrocortisone trong suốt giai đoạn bùng phát bệnh. Một nghiên cứu lâm sàng cho thấy có sự so sánh ảnh hưởng của sản phẩm chăm sóc da AtopiControl Acute Care Cream và ảnh hưởng của kem có chứa 1% chất hydrocortisone ở làn da bị bệnh Viêm da dị ứng. AtopiControl Acute Care Cream không phải là dược phẩm và không thay thế dược phẩm.
Nó được sử dụng như là sản phẩm chăm sóc da thêm vào thuốc làm mềm da trong khi sản phẩm Eucerin AtopiControl Anti- Itch Care Spray thì làm da bớt ngứa ngay lập tức cho người lớn và trẻ em trên 3 tuổi.
Qui trình chăm sóc da mặt bị bệnh Viêm da dị ứng hàng ngày
Người bệnh có thể thay đổi lối sống của họ để giúp làm giảm sự khó chịu
Ví dụ:
Giữ nhiệt độ mát mẻ - đặc biệt là vào buổi tối. Đổ mồ hôi có thể làm da bị châm chích và ngứa.
Bảo quản các loại kem và dầu dưởng trong tủ lạnh vì thuốc làm mềm da mát lạnh có thể làm giảm ngứa cho da.
Duy trì viết nhật kí về các yếu tố môi trường và dinh dưỡng để xác định các nguyên nhân làm bộc phát triệu chứng.
Đi nghỉ ở các địa điểm có khí hậu nhạy cảm như North Sea, Atlantic, Dead Sea, Mediterranean Sea hoặc các vùng núi cao.
Tập yoga và thiền để giảm căng thẳng.
Vỗ nhẹ vào da thay vì gãi. Vỗ nhẹ vào da không làm da bị tổn thương.
Cắt ngắn và giũa móng tay của trẻ em để hạn chế tối thiểu tổn thương da do gãi.
Mang bao tay bằng cotton vào ban đêm để ngăn chặn việc gãi mặt trong khi ngủ.
Tắm vòi sen thay vì ngâm bồn, giữ nhiệt độ thấp hơn 32 độ và không tắm quá thường xuyên.
Da phần lớn sẽ bị khô, nên dùng kem dưỡng ẩm hay dung dịch dưỡng ngay sau khi tắm.
Tránh các vật làm kích thích da như là các miếng bọt biển xù xì
Cố gắng kiểm soát mọi thứ - ghi ra các triệu chứng - thời gian và các trường hợp có thể giúp bạn tránh được các nguyên nhân gây bộc phát bệnh.
Tắm vòi sen thì được khuyên là tốt hơn ngâm bồn- và nhiệt độ cũng phải thấp hơn 32 độ C.