Thịt thỏ có giá trị dinh dưỡng rất cao, mấy năm gần đây nó được coi như là thực phẩm lý tưởng cho người mập. Thịt thỏ chứa hàm lượng chất đạm rất cao, hơn cả thịt bò, thịt lợn, ít mỡ và ít cholesterol hơn thịt lợn, thịt bò... Ngoài ra, thịt thỏ còn chứa nhiều chất lecithin, có tác dụng bảo vệ mạch máu, phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch. Thịt thỏ chứa nhiều vitamin và các axit amin cần thiết cho cơ thể, do đó ăn thịt thỏ sẽ hấp thu được đầy đủ các chất dinh dưỡng, lại không bị lắng đọng các chất có hại, cho nên nó còn là một loại thức ăn có giá trị chống lão suy.
Về mặt thuốc, thịt thỏ được dùng với tên “thỏ nhục”, có vị ngọt, cay, tính bình, không độc, có tác dụng bổ trung ích khí, hoạt huyết giải độc, chống đau tê, chữa suy nhược gầy yếu, chứng tiêu khát (nhất là những người vừa ốm dậy), dạ dày nóng gây nôn, tiểu ra máu. Dạng dùng thông thường là thịt nấu chín ăn. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc nguồn gốc thực vật trong những trường hợp sau:
- Chữa suy nhược cơ thể sau khi ốm, phụ nữ huyết hư, gầy yếu: Thịt thỏ 100-200g, thái nhỏ, hấp cách thủy hoặc nấu chín nhừ với táo Tàu 15-20g, rồi ăn nóng. Ngày làm một lần
- Chữa đái tháo đường: Thịt thỏ 100-200g, câu kỷ tử 15g. Đun nhỏ lửa với nước đến khi thịt nhừ, thêm ít muối, ăn làm một lần trong ngày. Dùng nhiều ngày.
Ngoài ra, nhiều bộ phận khác của thỏ cũng được dùng làm thuốc như xương thỏ (thỏ cốt) có vị ngọt, chua, tính bình, có tác dụng trấn tĩnh, khu phong, giải độc, tiêu sưng, chữa đầu váng, háo khát dưới dạng nước sắc hoặc ngâm rượu uống. Dùng ngoài, xương thỏ phơi khô, tán bột rắc trị mụn nhọt, ghẻ lở. Gan thỏ (thỏ can) có vị ngọt, đắng, mặn, tính hàn, có tác dụng bổ gan, làm sáng mắt chữa choáng váng do gan yếu, mắt mờ, có màng mộng, đau mắt. Ngày dùng 16-20g gan phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn. Tiết thỏ (thỏ huyết) có vị mặn, tính hàn, không độc, có tác dụng hoạt huyết, lương huyết, chữa các chứng ngộ độc. Uống ngay khi mới cắt tiết thỏ, mỗi lần một chén nhỏ. Da lông thỏ (thỏ bì mao) đốt tồn tính, tán bột, rắc để làm lành các vết thương, vết bỏng, nhất là những vết lâu ngày không khỏi. Óc thỏ (thỏ não) luyện với đinh hương, nhũ hương và xạ hương làm thành viên, uống làm thuốc trợ sản chữa đẻ khó. Đầu thỏ (thỏ đầu cốt) 1 cái, làm sạch, chặt nhỏ, nấu với gạo tẻ thành cháo, ăn hết làm một lần trong ngày để chữa cam lỵ trẻ em, trúng độc, sang lở.
Thỏ nấu rượu vang
Ở Châu Âu, thường là những dịp lễ lớn như Giáng sinh, Tết dương lịch… nhiều gia đình đặt món thỏ nấu rượu chát đỏ cho gia đình cùng thưởng thức. Nhưng ở Việt Nam đa số khẩu vị người Việt vẫn còn rất xa lạ với mùi rượu chát đỏ nấu chung với thịt thỏ. Thịt thỏ từ Âu sang Á còn có nhiều cách nấu khác nhau như: Thỏ nấu cary, ragu, mù tạt, gan, rau củ các loại…
Nhân dip lễ Giáng sinh và Tết dương lịch, nhà hàng Ngự Viên bổ sung thêm vào thực đơn món Thỏ nấu rượu vang để giới thiệu đến quý khách hàng. Món này dùng kèm với bánh mì và ăn khi còn nóng.
Thỏ nấu Rôti