I. Nguyên nhân bạn bị bệnh:
- Do chứng bệnh tim mạch cũng khiến chúng ta đổ mồ hôi tay chân
- Đây còn được Đông Y gọi là chứng phế chủ bì mao, những người mắc chứng bệnh ở cơ quan hô hấp thì rất dễ ảnh hưởng tới việc tiết mồ hôi toàn thân.
Bác sĩ Phúc gặp nhiều trường hợp phụ nữ hay nam giới đến tuổi suy giảm hoóc môn sinh dục cùng những thay đổi nội tiết bên trong cơ thể dẫn đến việc ra nhiều mồ hôi. Ngoài ra, những yếu tố như rối loạn cảm giác, rối loạn xương, bị tổn thương khớp, bệnh lý tim mạch, trầm cảm, lo âu... cũng kéo theo rối loạn thần kinh thực vật. Đây là nguyên nhân khiến những người này bị đổ mồ hôi lòng bàn tay chân, bệnh mà trước kia họ chưa từng bị.
- Cuối cùng là do cơ thể chúng ta thiếu một số chất, trong đó có canxi trong máu.
- Theo y học hiện đại, chứng ra mồ hôi tay chân là do rối loạn hệ thần kinh thực vật hay còn gọi là thần kinh giao cảm ( có vai trò điều hòa thân nhiệt). Xúc động, căng thẳng, thời tiết lạnh bệnh càng nặng hơn. Theo Lương y Phan Cao Bình - ủy viên chuyên môn Hội Đông y Q.Bình Thạnh, Chủ nhiệm sáng lập bộ môn thái cực khí công Thập nhị liên hoa (TP.HCM) thì: chứng ra mồ hôi chân tay là do phong thấp gây nên tình trạng thoát dương khí ra ngoài gọi là dương hư( dương hư sinh ngoại hàn)nên bàn chân, bàn tay lạnh. Do đường dẫn khí ra các thần kinh ở tay,ở chân bị rối loạn hoặc tắc nghẽn. Ngoài ra còn do xúc động về tình chí( tâm lý) như: lo lắng, công việc quá căng thẳng, xúc động mạnh…
- Những đường kinh ảnh hưởng đến việc ra mồ hôi ở long bàn tay, long bàn chân là đường kinh tâm, tâm bào và tiểu đường( nằm ơ bàn tay) và đường kinh thận( nằm ở bàn chân). Bệnh ra mồ hôi ở long bàn tay, lòng bàn chân biểu hiện thường xuyên, có người mồ hôi chảy thành từng giọt. Bệnh nặng là mồ hôi toát ra liên tục(ra không tự chủ), một số trường hợp kèm theo ra mồ hôi nhiều ở da đầu hoặc toàn than( Đông y gọi là tự hãn).
- Theo GS-TS Dương Trọng Hiếu thì Ra mồ hôi này người ta gọi là thấp. Nước lá lốt thì có tác dụng là giúp giảm bớt cái thấp ở cơ thể. Phải biết kết hợp các nguyên nhân ở trên lại thì hiệu quả cao và thời gian điều trị ngắn nhất.
II. Phân loại bệnh:
Chứng ra mồ hôi nhiều có 2 thể : Tự hãn và đạo hãn.
- Tự hãn là mồ hôi cứ thự nhiên ra bất cứ lúc nào, cả khi chỉ ngồi không cũng túa ra.
- Đạo hãn là ra mồ hôi trộm, thường về đêm, khi đi ngủ.
- Theo Đông y chứng Tự hãn là do nguyên dương hư suy mà sinh ra, hoặc bẩm tổ tiên thiên dương phận kém cỏi, không tự liễu được mồ hôi. Ngược lại, chứng đạo hãn lại do âm hư mà sinh ra. Người bị bệnh mồ hôi nhiều thường rất khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hang ngày, thậm chí không thể làm gì được vì cả ngày mồ hôi đầm đìa. Điều trị chứng ra mồ hôi là vô cùng nan giải, các thuốc Tân dược hầu như không có tác dụng, giải pháp được lựa chọn cuối cùng của bệnh nhân và bác sỹ là phong bế hoặc can thiệp phẩu thuật ( cắt hạch giao cảm). Phẩu thuật cách hạch giao cảm là một phẩu thuật đơn giản và khá an toàn, tuy nhiên người bệnh phải chấp nhận 1 điều là sau phẩu thuật chân tay sẽ bị khô, thậm chí nứt nẻ, bong da rất mất thẩm mỹ. Ngoài ra vì da tay, chân quá khô nên sờ vào cái gì cũng có cảm giác rờn rợn, ghê tay. Như vậy là bệnh nhân giải quyết được cái khó chịu do nhiều mồ hôi thì lại gặp cái khó chịu do khô da, thật là tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa.
- Đối với đông y hiện đại cũng như ngày xưa Hải Thượng lãn Ông đã nói trên quan điểm: cơ thể là một thể thống nhất, các tạng phủ trong cơ thể đều liên quan mật thiết với nhau về chức năng, các chức năng tạng phủ kết hợp điều hòa thì cơ thề khỏe mạnh, không phát sinh bệnh tật. Vì vậy điều trị đối với những bệnh có tính chất mãn tính, cơ địa… thì chú trọng trị bản than, nghĩa là trị cái gốc của bệnh, dựa trên lý luận cơ bản( âm dương, ngũ hành, tạng phủ…) mà đưa ra phương pháp điều trị.
III. Các phương pháp điều trị dân gian đơn giản:
Bài thứ 1: Đó là bài thuốc Lục Vị Hoàn, đây là bài thuốc chủ đạo điều trị chứng thận âm hư, tuy nhiên khi biết dung thang, kết hợp hài hòa với các vị thuốc khác hì công dụng của nó không chỉ bó hẹp như vậy. Về ứng dụng bài lục vị hoàn xin đề cập 1 bài viết khác , bài này chủ yếu trị bệnh ra mồ hôi. Khi có gói thuốc Lục Vị Hoàn trong tay( có thể mua ở bất kỳ hiệu thuốc nào). Đói với chứng Đạo hãn: mồ ho6i trộm, thường gặp ở trẻ em, người có thể trạng suy nhược ra mồ hôi về đêm, chủ yếu ở vùng đầu, đặc biệt là sau gáy. Ra mồ hôi đầm đìa, ướt cả gối, rất dễ cảm nhiễm: Lục Vị Hoàn – 10gr + Lá dâu tằm tươi – khoảng 10 lá( loại lá bánh tẻ- không gì, không non) Đun lá dâu tằm tươi với 250 ml nước. đun kỹ, nhỏ lửa khoảng 30 phút, cho thêm vài hạt muối, chiết ra để nguội, lấy nước này để chiêu lục vị hoàn. Mỗi ngày uống 3 lần. Sau khoảng 10-15 ngày có thể thấy hiệu quả. Đối với chứng Tự Hãn- ra mồ hôi thường xuyên: Lục vị hoàn- 10gr Ngũ Vị tử- 12 gr Phục thần- 16gr Mẫu lệ Chế- 16gr Đun Mẫu Lệ, phục thần, ngũ vị tử với 250ml nước ( các vị thuốc đều có thể dễ dàng mua ở các nhà thuốc Đông y). Đun kỹ, khoảng 30 phút, dung nước đó chiêu lục Vị Hoàn. Ngày uống 3 lần. Cũng làm khoảng 10-15 ngày là thấy kết quả. Đây là bài thuốc kin nghiệm, dễ kiếm, dễ thực hiện. đã giúp rất nhiều người giảm hoặc hết hẳn sự khó chịu do chứng bệnh này gây ra.
Bài thứ 2: Đơn giản và dễ thực hiện hơn bạn cứ thử tùy vào cơ địa mỗi người mà hết chậm hay nhanh hoặc chỉ bớt chút đỉnh trong thời gian ngắn rồi tái phát:
- Cây lá lốt nhổ cả rễ, rửa sạch cắt bỏ phần ngọn rồi chặt thành từng khúc dài bằng 1-2 đốt ngón tay. Đem phơi tái dưới nắng , sau đó đem chúng đi sao vàng. Khi sao mẻ lá lốt chuyển sang màu vàng, bạn hãy đổ chúng xuống nền nhà sạch để chúng tự nguội. Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy nhiều người gọi đó là biện pháp hạ thổ đấy. cứ thể, mỗi ngày bạn chỉ cần 1 nắm lá lốt đã sao và cho vào xoong hoặc ấm d8un nước đun sôi chứng 15 phát. Bạn có thể uống nước này cả ngày thay cho nước lọc. Song lưu ý không nên uống nước lá lốt quá loãng hay quá đặc nhé.Bạn cứ uống liên tục trong 7 ngày. Nhưng sau khi ngừng uống 4-5 ngày thì bạn lại tiếp tục uống thêm 1 tuần nước lá lốt nữa nhé. Tôi tin chắc bạn cũng sẽ như tôi và tác giả chia sẽ kinh nghiệm hay này sẽ khỏi mồ hôi chân tay đấy.
- Theo kinh nghiệm của những người đi trước thì phải uống trên 1 năm thậm chí 2 năm ròng rã kiên trì mới có kết quả như mong muốn. Bạn hãy thử áp dụng và so sánh thời gian cách biệt sau một năm sẽ thấy có kết quả rõ rệt. Ngoài uống như chè( trà) bạn cũng áp dụng thêm biện pháp này kèm theo để rút ngắn thời gian điều trị:
- Bước 1: Rửa sạch và cắt nhò 30 gam lá lốt tươi.
- Bước 2: Cho lá lốt vừa cắt vào nồi cùng 1 lít nước sạch.
- Bước 3: Đun sôi, cho thêm ít muối vào nồi.
- Bước 4: Để nước ấm ấm sau đó ngâm tay chân vào cho đến khi nước nguội.
Lưu ý: Chúng ta nên làm thường xuyên phương pháp này trước khi đi ngủ. Mỗi lần ngâm khoảng từ 10 đến 15 phát. Ngoài cách ngâm nước lá lốt, ta áp dụng thêm bài sao vàng ở trên để uống hang ngày thay cho nước dung khi khát. Ngoài ra nên áp dụng một số món ăn bài thuốc dân gian và chế độ sinh hoạt bình thường như: tập luyện thể thao vừa phải, ngủ dủ giấc,làm việc vừa phải tránh căng thẳng quá mức… cũng là nguyên nhân gây nên chứng mồ hôi chân tay. Bạn nên thực hiện ngay khi biết bài lá lốt này và thực hiện thường xuyên để khỏi bệnh, vì bệnh này có thể di truyền theo gen người bố hoặc mẹ, nếu để lâu biến chứng cũng khó lường như: suy kiệt về tinh thần, dễ cáu gắt dẫn đến bệnh thần kinh và phát triển các khối u trong cơ thể, suy nhược do dương khi và âm khi hư gây nên và nhiều triệu chứng khác có đề cập ở trên. Để trị bệnh chính xác bạn nên biết mình bị bệnh này do nguyên nhân gì hoặc kết hợp các nguyên nhân lại trị 1 lần giống như đánh bủa vây kéo lưới, không bổ ngang thì bổ dọc không mất đi đâu mà sợ.
Bài thứ 3: Bấm các huyệt ở vùng cổ và cột sống, đặc biệt là huyệt ở vùng dẫn truyền ra hai bàn tay, bàn chân gọi là Hoa đà giáp tích - đó là bấm toàn bộ. Còn bấm cục bộ như huyệt lao cung, hậu khê, hợp cốc... (ở bàn tay) và huyệt phục lưu, dũng truyền, thái khê (ở bàn chân). Cách tập dẫn khí như theo phương pháp luyện khí công, đây là phương pháp đòi hỏi người thực hiện phải hết sức tập trung và có năng khiếu điều khiển nguồn năng lượng trong cơ thể: Hai tay chắp trước ngực, rồi thở bằng bụng( tựu khí đan điền), 2 tay để phía trước, cách ngực 3-4cm, hai long bàn tay đối diện nhau, đầu óc tập trung đến các đầu ngón tay, với ý nghĩ hai long bàn tay thả lỏng và ấm lên dần. Một lát sau sẽ xuất hiện cảm giác tê dần( khi đó khí đã dẫn đến). Tương tự như trên thực hiện điều khí xuống 2 lòng bàn chân. Ngoài ra, theo Lương y Phan Cao Bình, Đông y còn có bài khí công Thập nhị liên hoa, bao gồm 12 động tác, có tác dụng ổn định hệ thống thần kinh bị xáo tr��n xảy ra ở người ra mồ hôi tay, chân như nói ở phần trên.Về việc phòng chứng ra mồ hôi tay, chân, cần phải giữ ấm lòng bàn tay, lòng bàn chân, nhất là khi thời tiết lạnh.
Bài thứ 4:
1. Bạn mua 1 nắm lá Ngải cứu, càng già càng tốt.
2. Bạn chuẩn bị 1 viên gạch đã được nung chín (gạch xây dựng ý).
3. Xin nước tiểu của 1 em bé dưới 6 tuổi,nước tiểu trẻ con là 1 vị thuốc trong dân gian bạn ạh.
bạn thực hiện như sau:
- Đặt viên gạch lên bếp củi có than hồng, để cho viên gạch nóng bỏng tay thì thôi.
-Sau đó cho lá ngải lên trên cho hơi héo đi.
-Tiếp theo là tưới nước tiểu của ebe lên trên cho bốc hơi.
-Bạn để tay/chân lên xông,khi không chịu được độ nóng thì bỏ ra, tạm nghỉ 1 chút. nếu mà nguội thì phải tăng nhiệt đốt ở phía dưới. Nhớ là trong khi xông, luôn tưới đều nước tiểu lên,đừng để khô quá nhé!
Bạn kiên trì thực hiện 1 tuần (hoặc lâu hơn, nếu bạn bị nặng) là sẽ thấy hiệu quả đấy.
IV. Các phương pháp điều trị theo y học hiện đại:
1. Như nói ở trên phương pháp đơn giản nhất là cắt hạch giao cảm thứ 2 hoặc thứ 3 ở ngực, Hiện phương pháp này được thực hiện ở Bệnh viện Bình Dân, Bệnh viện Chợ Rẫy... (TP.HCM). Theo bác sĩ Nguyễn Chí Hùng - Giám đốc Bệnh viện Bình Dân (đơn vị đầu tiên tại TP.HCM khơi mào phương pháp này), nếu cắt chính xác thì kết quả đạt được khoảng 90%. Nhưng một số quan niệm cho rằng, việc cắt, không cho sản xuất ra mồ hôi tự nhiên như thế là điều không hay lắm! Còn đối với y học cổ truyền, theo lương y Phan Cao Bình, những trường hợp bệnh mắc một, hai năm, thì có thể trị dứt; đối với trường hợp bệnh đã mắc từ 5 - 10 năm trở lên thì chỉ có thể chữa trị giảm khoảng 60% là cao. Có trường hợp, sau khi cắt hạch, chính lòng bàn tay, bàn chân của người bệnh đổ mồ hôi nhiều hơn trước, thậm chí không chỉ tay chân mà đầu và toàn thân cũng chảy nhiều mồ hôi.
"Bóc tách các mạch máu xung quanh hạch thần kinh giao cảm ở ngực, ở cổ với người bệnh không phải lúc nào cũng dễ dàng. Phương pháp này có thể để lại di chứng phù nề, viêm dính gây tác dụng không mong muốn", bác sĩ Phúc cho biết. Theo nghiên cứu thống kê phả hệ, bệnh ra mồ hôi lòng bàn tay, chân có yếu tố di truyền, trong gia đình có họ hàng bị mắc bệnh này thì khả năng con cháu đời sau bị bệnh sẽ cao hơn. Nhưng một thời gian sau do cơ thể tự điều tiết hạch và dây thần kinh giao cảm sẽ mọc lại, bệnh sẽ tái phát.
2. Có thể bôi trên bàn tay, bàn chân dung dịch nhôm clorua hay Kali-Peranganat hoặc formon hay bột khô có tính chất làm khô da hay hút nước, tác dụn thường mang tính tạm thời. Ngoài ra có thể dung các loại thuốc an thần, bổ thần kinh hay tâm lý thiền định trong Phật giáo để ổn định tâm thần, hoặc có thể thử phương pháp châm cứu.
3. Điện chuyển ion: Là đưa các hạt điện tích của thuốc qua da vào sâu dưới da. Thuốc sử dụng trong điện chuyển ion là Aliminum chloride 20% và glycopyrrolate 0,01% trong môi trường điện chuyển ion.
4. Liệu pháp uống thuốc: Sử dụng thuốc kháng cholinergic như pro-banthine hoặc glycopyrrolate có thể có tác dụng giảm tiết mồ hôi toàn thân trong vòng 4-6 giờ sau khi uống thuốc.
5. Phương pháp này dung thay thế cho phương pháp bôi tại chỗ rất dễ dàng không tốn thời gian đó là tiêm Botulinum A toxin. Phương pháp tiêm trực tiếp này và bàn tay, bàn chân hoặc náh nơi có mồ hôi thoát ra nhiều. phương pháp này hiệu quả ngay lập tức nhưng tác dụng phụ của nó thì ghê gớm khiến bệnh nhân yếu cơ rất khó cầm nắm đồ vật, khuyên bệnh nhân không nên dung và dung thì phải suy nghĩ thật kỹ tác dụng phụ của nó. Định kỳ 5 tháng phải tiêm lại một lần và giá thành rất đắt đỏ, đặt hàng trước sau đó nhờ bác sỹ tiêm. Ở điều kiện nước ta chỉ cần tiêm 1 lần vào mùa xuân và đầu mùa hè.
V. Ăn uống khi bị bệnh mồ hôi chân tay:
1. Những thực phẩm cần tránh:
Tỏi là thực phẩm đầu bảng cần tránh với người bị bệnh ra mồ hôi: Tỏi chứa hợp chất lưu huỳnh, khi đưa vào cơ thể nó được chuyển hóa thành methyl sulfide. Chất này không được tiêu hóa mà được thông qua máu, từ đó mang đến phổi và da, cuối cùng được bài tiết ra ngoài. Tỏi không chỉ khiến hơi thở của bạn có mùi mà ngay cả mồ hôi tiết ra cũng có mùi.
Hành tây: Tùy thuộc vào mức độ tiêu thụ hành tây mà bạn có thể đổ mồ hôi nhiều hoặc ít. Vị hăng, cay của hành tây có tác dung sưởi ấm và làm tăng sự lưu thông của máu, nó khiến nhiệt độ cơ thể tăng và gây ra hiện tượng đổ mồ hôi.
Caffeine: Nó được tìm thấy trong cà phê, trà, đồ uống cola, ca cao, đồ uống năng lượng và sô cô la,… Đây là một chất kích thích làm tăng huyết áp, tăng lưu thông và nhịp tim. Cơ thể con người giống như một bộ máy, hoạt động ở nhiệt độ nhất định, khi tăng tốc các bộ phận trong cơ thể, thì cơ thể sẽ nóng lên và ra nhiều mồ hôi hơn.
Thực phẩm cay: giúp thúc đẩy sự trao đổi chất, làm cơ thể nóng lên và chính là nguyên nhân gây hiện tượng đổ mồ hôi.
Rươu: Lúc đầu khi uống rượu, rượu có tác dụng đào thải nước ra khỏi cơ thể, nên bạn đi tiểu nhiều hơn. Sau một thời gian rượu sẽ làm cơ thể nóng lên, nhiệt độ cơ thể gia tăng và cơ thể bắt đầu toát mồ hôi.
2. Những thực phẩm nên tiêu thụ:
Uống nhiều nước: Nhiều người cho rằng uống nhiều nước hơn sẽ làm họ đổ mồ hôi nhiều hơn. Tuy nhiên trên thực tế việc uống nhiều nước lạnh sẽ làm giảm nhiệt độ cơ thể và giữ mồ hôi tại vịnh. Các chuyên gia khuyên những người có bệnh ra mồ hôi cũng nên uống đủ 8 ly nước mỗi ngày.
Uống trà: Trong trà có chứa hàm lượng cao của acid tannic một chất làm se tự nhiên. Uống trà, kể cả trà nóng bạn sẽ đưa vào cơ thể chất chống ra mồ hôi tự nhiên. Các chuyên gia khuyên nên uống 2 ly một ngày mới có thể thấy được tác dụng.
Trái cây: đây là một thực phẩm vừa tăng cường sức khỏe lại vừa ngăn chặn ra mồ hôi. Trái cây chứa 80% nước, và nó có tác dụng làm mát cơ thể, hạn chế đổ mồ hôi. 4 phần trái cây mỗi ngày làm giảm quá trình ra mồ hôi.
Dầu oliu: Giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, cho phép nó tạo ra nhiệt ít hơn. . Ngoài ra, dầu ô liu là một chất béo lành mạnh làm giảm cholesterol và huyết áp. Hai yếu tố này cũng sẽ cắt giảm lượng mồ hôi của bạn.
Ngũ cốc nguyên hạt: chứa lượng lớn vitamin B1, giúp cơ thể hoạt động hiệu quả, đỡ tiêu hao nhiệt lượng cơ thể, giảm ra mồ hôi. Ngoài ra có một số thực phẩm chứa nhiều vitamin B như: cá, trứng, thịt, bơ, đậu Hà Lan, khoai lang, cà rốt.
Canxi, magie: giúp cơ thể đối phó với căng thẳng và lo lắng, có tác dụng ngăn chặn mồ hôi tiết ra. Canxi có nhiều trong: nước cam, sữa chua, pho mát, rau bina, đậu,…
Trên đây là một số thực phẩm giúp hạn chế tình trạng ra mồ hôi. Việc tuân thủ nguyên tắc ăn uống này, kết hợp với dùng thuốc đông y, và tập thể dục sẽ giúp tình trạng này được cải thiện nhanh chóng.
Lương y Nguyễn Hữu Toàn
Chúc các bạn thành công khi áp dụng các phương pháp trên, tùy theo cơ địa mỗi người mà từng phương pháp phù hợp với từng người. Để được điều trị chính xác bạn nên liên hệ với chuyên gia đã trị khỏi bệnh cho nhiều người tư vấn và lập phát đồ điều trị cho bạn. Bệnh này rất khó thành công nếu áp dụng các phương pháp đơn giản và riêng lẻ.