Vô sinh tâm lý?
Nên nhớ - có thể nói đến vô sinh, khi người phụ nữ không thể có thai, cho dù đã thường xuyên chung đụng suốt thời gian tối thiểu 12 tháng, không áp dụng biện pháp tránh thai.
Sau thời gian đã kể trên hai vợ chồng cần gõ cửa bệnh viện, để làm những xét nghiệm cần thiết nhằm tìm ra nguyên nhân có thể và bác sĩ chỉ định giải pháp cần áp dụng. Thường phải sau khi loại bỏ những vấn đề có nền tảng y học thuần túy, chuyên gia mới xem xét những khía cạnh tâm lý.
Tại Mỹ, giới khoa học đã nhiều năm triển khai chương trình nghiên cứu trên phạm vi rộng đề tài tác động của tâm lý đối với nỗ lực có thai. Theo kết quả ban đầu, tình trạng stress kéo dài, căng thẳng hoặc phong độ tâm lý xấu có thể là nguyên nhân dẫn đến vô sinh của gần 30% tổng số cặp vợ chồng đang nỗ lực trong lĩnh vực này. Bởi lẽ tâm hồn và thể xác là một thể thống nhất, chúng luôn gắn liền. Tâm lý có thể phát huy ảnh hưởng lớn đến khả năng thụ thai và sinh con khỏe mạnh.
Tiếc rằng nhiều cặp vợ chồng không ý thức được thực tế, chính tâm lý của họ cản trở nỗ lực có thai, và nguồn gốc rắc rối có thể tiềm ẩn thậm chí từ tuổi ấu thơ. Trên bình diện có ý thức người đàn ông hoặc đàn bà có thể rất khát khao có con, song trên bình diện tiềm thức – vì nguyên nhân ẩn kín nào đó – tri giác không chấp nhận mong muốn đó. Có những rào cản tình cảm và tài chính cũng thường tạo nên khó khăn.
Hãy tự hiểu mình
Những nền tảng tâm lý nỗ lực có con vô hiệu có thể rất đa dạng: tâm lý sợ có thai, sợ sảy thai, sợ sinh con khuyết tật hoặc mất con (vấn đề xuất hiện nhiều nhất ở những phụ nữ từng có trải nghiệm chấn thương tâm lý, liên quan đến lần có thai trước) tâm lý e ngại những thay đổi, mâu thuẫn vợ chồng, trầm cảm, mối lo phụ nữ trở nên xấu xí… Thêm vào đó là những rắc rối của cuộc sống thường nhật: stress kéo dài, lo lắng mất việc, không thỏa mãn kỳ vọng của gia đình.
Vậy nên như chúng ta thấy – danh mục những nguyên nhân gây vô sinh nhất thời, có thể liên quan đến phụ nữ cũng như nam giới. Càng ngạc nhiên hơn trước chứng cứ số lớn các cặp nỗ lực có con một cách vô hiệu, hàng trăm lần gõ cửa phòng khám bác sĩ phụ khoa, bác sĩ nội tiết, bác sĩ nam học, đủ loại thầy lang… song thường quên nghĩ đến chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm lý trị liệu.
Trong khi chính các chuyên gia là nơi giúp họ có thể tự ý thức được những cảm xúc tiêu cực, can đảm tự đối mặt với quá khứ được gọi là những trải nghiệm khó khăn, hiểu được từ phía đối tác có thể vượt qua rào cản vô sinh và hơn thế - chuẩn bị cho chúng ta tiến đến vai trò làm cha mẹ trưởng thành.
Sức mạnh của tri giác
Có thể đưa ra không ít thí dụ, phụ nữ sau nhiều năm chữa trị vô sinh bỗng nhiên có bầu – khi các bác sĩ thực chất đã không cho cơ may nào. Bởi lẽ vô số nghiên cứu từng kết luận: nỗ lực tập trung thái quá vào mục tiêu có con, việc sắp đặt tất cả suy nghĩ và hành động vì mục tiêu này, việc biến sex trở thành gần như hoạt động mang tính cơ học có thể cản trở thụ thai.
Với nhiều cặp vợ chồng chính “sự tự đầu hàng”, tự chấp nhận thực tế không có con, quyết định xin con nuôi hoặc chấm dứt nỗ lực tiếp theo đã dẫn đến kết cục có bầu gần như tức thì.
Tạo hóa đã trang bị cho chúng ta những cơ chế tự vệ nhất định, những cơ chế thỉnh thoảng không cho phép chúng ta tái sản xuất thế hệ kế tục. Những cặp vợ chồng mạnh mẽ, đã trưởng thành, có cảm giác giá trị và hấp dẫn của chính mình trở thành “môi trường” thích hợp dành cho cuộc sống mới. Đơn giản, cặp vợ chồng mệt mỏi, tình cảm bất an, căng thẳng và chán nản không thể có con.
Bằng cách này tạo hóa tự bảo vệ trước những cá thể nhu nhược, và ngoài những tính ưu việt về sinh học (mông nở ở phụ nữ hoặc năng lực thể chất hoàn hảo ở đàn ông) chính phong độ tâm lý tốt của người trong cuộc đóng vai trò lớn trong hiệu quả của nỗ lực có bầu.
Một khi mọi cố gắng không mang lại kết quả
Những rắc rối về tâm lý cũng có thể xuất hiện sau những nỗ lực dài ngày và không có kết quả. Khi ấy, vợ chồng tập trung tối đa vào nỗ lực có con. “Hai vạch” trên que thử vẫn không xuất hiện. Điều đó sinh ra tâm trạng thất vọng và làm suy sụp phong độ tâm lý. Có thể xuất hiện mâu thuẫn vợ chồng. Hiện tượng dẫn đến sự phong tỏa vô thức khả năng thụ thai. Bằng cách này, vòng tròn luẩn quẩn tự khép kín.
Trong thời gian nỗ lực có con, nhiều cặp vợ chồng bắt đầu coi sex như nghĩa vụ không có gì thích thú, mà sự thụ thai trở thành mục đích duy nhất. Vậy nên, thậm chí nếu như đã một thời gian rất dài chúng ta phấn đấu không có hiệu quả, cũng không bao giờ được phép bi quan.
Hãy vui vẻ và bền bỉ duy trì sinh hoạt thầm kín – không từ bỏ ý định hưởng thụ niềm vui ở bên nhau, cùng chăm sóc tình cảm chung, bởi ngược lại, đến khi trên que thử xuất hiện “hai vạch mong ước”, có thể chúng ta đã trở thành hai kẻ hoàn toàn xa lạ…