Bạn cảm thấy lo lắng cho việc chuyển dạ và ước ao bạn có được bé ngay lập tức. Như thế không phải bé có vấn đề gì không ổn mà là do những thay đổi trong biến dưỡng về não của bạn. Mỗi thời kỳ có vấn đề riêng của nó: Tam cá nguyệt thứ nhất bạn thấy mệt mỏi, tam cá nguyệt thứ hai bạn cảm thấy khoẻ khoắn và tam cá nguyệt thứ ba, bạn thấy lo lắng.
Những thay đổi của cơ thể
Vóc dáng của bạn tăng lên rất nhiều và bạn cảm thấy mệt mỏi. Bạn có thể thấy không ngủ được như thường lệ, và do đó bạn cảm thấy cần được nghỉ ngơi nhiều hơn. Vì dây chằng của bạn căng ra và yếu đi, bạn cảm thấy bớt khó thở vì áp lực trên cơ hoành giảm bớt.
Hô hấp
Do cử động của cơ hoành giảm bớt khi bé lớn lên trogn bụng mẹ nên thai phụ càng phải thở sâu, lấy vào nhiều không khí có nhiều oxy hơn để thở. Điều này làm tăng dung tích thở của thai phụ từ 3pint/phút lúc bình thường lên đến 5 pint/phút. Tuy nhiên yêu cầu oxy chỉ cần tăng lên 20%. Điều đó dẫn đến thở nhiều, có nghĩa là thở ra nhiều carbon dioxide hơn bình thường. Mức carbon dioxide thấp trong máu làm tăng thở nông làm bạn thấy khó chịu ở tam cá nguyệt thứ ba. Bạn sẽ hết thở nông khi bé lọt xuống vùng chậu và áp lực trên cơ hoành được giải toả. Trong giai đoạn này, bạn nên ngồi ở tư thế nửa nằm nửa ngồi khi nào có thể và tránh làm việc nhiều.
Những vấn đề có thể xảy ra
Cao huyết áp có thể là vấn đề ở thời kỳ cuối. Dấu hiệu báo động quan trọng là sưng bàn tay, cổ tay, mắt cá, chân và mặt. Bác sĩ và nữ hộ sinh luôn canh chừng những dấu hiệu này khi bạn đến khám thai. Tiền sản giật có thể ảnh hưởng đến chức năng của nhau, ngăn cản không cho nhau đem đủ chất bổ đến cho bé. Bạn phải nhập viện ngay nếu mắc bệnh.
Tự giữ gìn sức khỏe
Trong tam cá nguyệt thứ ba này, bán sẽ cảm thấy đau lưng hơn khi bụng ngày càng to và thường thấy mệt. Ngủ sẽ trở nên khó khăn vì bạn thấy nằm kiểu nào cũng không thoải mái. Đừng uống thuốc ngủ, bạn sẽ làm ảnh hưởng bé. Làm gì cũng nên chậm rãi để bạn được nghỉ ngơi đầy đủ. Ý thích làm tình có thể giảm hoặc không hứng thú vì bụng to, khi đó xoa bóp có thể giúp bạn thoải mái. Nên ăn nhiều trái cây, rau tươi và uống ít nhất 8 ly thức uống mỗi ngày. Có thể bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn bình thường và đôi khi bị bón.
Tăng thể trọng
Trong những tháng cuối cùng bạn có thể tăng trọng lên 5 kg.
Trong 5 kg này, khoảng 4 kg dành cho thai nhi. Phần còn lại do sự phát triển các phần phụ của thai (thai nhau và dịch ối) do sự tăng trưởng tử cung và vú cũng như do tăng thể tích máu và nước của cơ thể bạn. Lượng chất béo dự trữ trong cơ thể cũng tăng lên tương đương với trọng lượng của phôi thai.
Săn sóc tiền sản
Lúc này bạn cần phải đi khám thai thường xuyên hơn. Có nhiều xét nghiệm mà bác sĩ sẽ dùng đến để đánh giá sức khoẻ của bé, ví dụ như siêu âm, theo dõi tim thai và đo nội tiết tố. Bác sĩ sẽ bàn với ở mỗi giai đoạn nên làm gì và tại sao. Không phải những xét nghiệm đặc biệt ở tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai- sinh thiết vi mao màng đệm, chọc dò dây rốn- không có xét nghiệm nào đau hoặc có hại trong thời kỳ này. Xét nghiệm nước tiểu và đo huyết áp phải làm thường xuyên cũng như phải xem tay chân có bị sưng không, mặc dù biểu hiện này có thể là bình thường nếu không có dấu hiệu gì khác kèm theo. Từ tuần thứ 36 đến khi chuyển dạ bắt đầu, bạn sẽ phải khám thai thường xuyên hơn những tháng trước.
Chuẩn bị cho bé
Vào cuối tam cá nguyệt này, bạn phải sắp xếp xong phòng cho bé và mua quần áo cũng như vật dụng tối cần thiết. Có khi bạn chỉ nghĩ đến việc chuyển dạ và một số thai phụ lo lắng và ám ảnh bởi điều đó. Dù điều bạn đang lo lắng là gì, bạn hãy yên tâm rằng hầu hết mọi người đều sinh nở bình thường.