Ý nghĩa của hoa trà: duyên dáng, cao thượng, lòng can đảm.
- Hoa trà đỏ: tỏ ý tốt đẹp
- Hoa trà trắng: tỏ sự thanh khiết
- Hoa sơn trà: tỏ ra có phẩm chất tốt ( Anh nên dè dặt 1 chút)
Tên khoa học camellia japoniaca L. Họ chè teaceae. Có tới ba cây hoa cũng có tên trà my là cây hạ liên của ấn Độ mà Đức Phật được sinh ra ở bên cạnh, trong vườn lâm từ ni cây giống cây đa nhỏ, hoa giống hoa sen trắng, rất thơm nở hoa vào mùa Phật Đản, thuộc họ mộc lan và cây thân thảo bò lan trên mặt đất, lá giống lá ngải cứu nhưng nhỏ và dày, hoa giống hoa nhài nở vào mùa xuân.
Trà my camellia japonica L. là loại hoa hiếm vì rất đắt tiền, chỉ những ai giàu có hoặc chuộng lạ mới dám chơi.
Cây lá trà my giống như một cây chè, người ta nhận được màu hòa theo dạng lá và màu lá. Lá dày tròn và xanh nhạt là trà bạch (gọi là bạch trà). Có nhiều giống bạch trà (trắng, hồng trà màu đỏ, trà thum màu nâu đỏ, trà phấn màu hồng phấn. Có giống đơn một hoa, có giống kép nhiều hoa trên một đài gọi là "bát diện". Có giống nhị dài, có giống nhị bị thoái hóa gọi là "không tâm". Giống trà bạch, trà thâm bát diện không tâm là giống quý nhất, sau giống trà cung phấn màu phấn hồng, đẹp cực kỳ và trà lựu màu đỏ rục. Hoa trà to, đẹp nở rất hài hòa cân đối và nhiều hoa
Một điều thú vị và rất đáng chú ý : “ trà mi ” là một tên gọi thuần Nôm, không có trong chữ Hán ! Nói một cách khác, thay vì gọi “ sơn trà ” như người Trung Quốc, ta chọn tên “ trà mi ” là cách gọi riêng của người Việt. Trong ấn bản chữ Nôm của Truyện Kiều (bản Lâm Nhu Phu, 1870), hai chữ “ trà mi ” được viết bằng hai chữ Nôm như sau : chữ “ trà ” được viết với bộ “ dậu ” với chữ “ trà ” bên phải, và chữ “ mi ” được viết với bộ “ dậu ” với chữ “ mi ” là cây kê bên phải (từ điển của Hội Khai trí Tiến đức mượn chữ “ mi ” là lông mày trong chữ Hán để viết chữ “ mi ” tiếng Nôm này). Trong Từ điển Truyện Kiều, học giả Đào Duy Anh trong phần văn bản viết hai chữ “ trà mi ” là “ trà (đồ) mi ” nhằm gợi ý “ trà mi ” cũng có thể đọc là “ đồ mi ”, tuy nhiên trong phần “ Từ điển ” lại giải thích là “ nước ta có hoa trà mi, nhưng khác với đồ mi của Trung Quốc ”. Theo thiển ý, hai chữ Nôm nói trên chỉ có cách đọc là “ trà mi ” chứ không thể đọc là “ đồ mi ”, vì trong chữ Hán, loài “ cây nhỏ, cành lá có gai, đầu mùa hè nở hoa sắc trắng, hoa nở sau các thứ hoa cây khác ” mà Đào tiên sinh đã giải thích về “ hoa đồ mi ” trong cuốn Hán Việt từ điển do tiên sinh biên soạn, chính là hoa mâm xôi (Robus rosacfolius) trong tiếng Việt.
Hoa Trà còn được biết đến dưới tên gọi "hoa hồng Nhật Bản". Tên tiếng Anh của hoa Trà được đặt theo tên của Joseph Camellus, một tu sĩ dòng Tên từ Moravia vùng Trung bộ Tiệp Khắc đã du hành qua Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản là những xứ sở quê hương của loài hoa này. Tên tiếng Nhật là TSUBAKI
Hoa Trà từng làm say đắm bao tâm hồn cũng được đưa vào văn học nghệ thuật mà tiêu biểu là tác phẩm Trà Hoa Nữ (The lady of the Camellias) của Alexandre Dumas, tiểu thuyết và kịch tác gia Pháp thế kỷ XIX. Trong tác phẩm, nữ nhân vật chính đã bày tỏ cảm nghĩ của nàng bằng cách đeo hoa Trà màu đỏ hay màu trắng.
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật
TOP 5 Wiki liên quan
TOP 10 Wiki hot nhất
Hot nhất
1
185 lượt xem
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12