Kỹ thuật trồng cây Đu đủ
1- Đặc tính chung của giống đu đủ Đài Loan
Các giống đu đủ Đài Loan thích hợp với nhiệt độ cao, đủ ánh sang, không chịu được úng. Đu đủ là giống cây đòi hỏi thâm canh, có giá trị kinh tế cao nhưng hay bị bệnh nhất là trồng liên canh.
2- Kỹ thuật trồng và chăm sóc
*.Thời vụ trồng đu đủ:
Có thể trồng đu đủ vào vụ Xuân và vụ Thu,lưu ý là khi mới trồng cây con phải được che nilon trong suốt ở nơi đủ sáng,để chống sương muối và gió vào mùa đông, rệp đến truyền bệnh và chuột phá hoại ( không tưới đạm cho đu đủ ),ban ngày nên mở nilon che phía trên,ban đêm và khi trời mua che lại.
* Làm đất và cây trồng:
Làm đất: Đất phải cày thật sâu phải đập nhỏ vừa lên luống cao 40-50cm so với mặt rãnh, khoảng cách giữa các luống từ 2-2,5m, mặt luống rộng 1,6-2m ( ở ruộng thấp dễ bị úng thì luống càng phải cao lên).Đất ở ruộng trồng luôn canh đu đủ phải nhặt hết rễ đu đủ, phơi ải 1-2 tháng.Bón lót 1 tấn phân hữu cơ, 0,3kg Bosat/sào . Đào hố trồng 60x60x30 ,ở giữa luống cách nhau 2m một hố. Mỗi sào trồng từ 80-90 cây, lưu ý trồng cây thẳng hàng dọc và thẳng hàng ngang để sau này dễ chằng chống đổ. Phân hữu cơ phải ủ hoai, vôi bột bón lót phải bón đều phải trộn đều với đất đào hố trước khi trồng đu đủ vào hố.
Cách trồng: Rạch bầu nilon thẳng đường, tránh làm rách bầu đứt rễ.Lúc đặt cây vào hố mặt bầu bằng mặt luống,vun đất nhỏ xung quanh gốc bằng mặt luống, tưới nước đủ ẩm nên phủ bèo hoặc rơm trấu để giữ gốc cây.Cây còn nhỏ nên che nilon xung quanh cho mỗi cây chống chuột, chống rệp đến truyền bệnh ( có thể trồng xen đu đủ vào ruộng cam, bưởi, chanh trong suốt năm đầu khi cam, bưởi, chanh còn nhỏ).Nhưng chỉ xen tối đa 35-40 cây/sào.
* Cây trồng xen vào luống đu đủ:
Có thể trồng xen đậu tương, ớt vào mép luống đủ đủ, nhưng phải cách gốc 30cm nếu là xen ớt, 80cm nếu là xen đậu tương.
* Bón phân cho đu đủ:
Bón lót: Lượng phân bón lót mỗi cây đu đủ 10-15kg phân chuồng hoai mục + 0,5 kg lân + 0,1kg kali + 0,5kg vôi bột. Số lượng phân trên phải trộn thật đều với đất đào hố lấp phẳng ủ lại khoảng 1 tuần lễ trước khi trồng đu đủ.
Bón thúc:
- Sau khi trồng 7-10 ngày cần tưới nước phân đã để hoai cứ 7-10 ngày/lần
- Thời kỳ chuẩn bị ra hoa bón mỗi cây 0,15kg lân + 0,15kg đạm Ure + 0,15 kali + 0,15 Borax, cách bón lượng phân chia làm 2-3 lần hòa với nước lã hoặc tưới phân tưới xung quanh tán lá cây.
- Thời kỳ đậu quả non bón mỗi cây 0,15kg lân + 0,15kg đạm Ure + 0,15 kali cũng chia làm 2-3 lần.
- Thời kỳ nuôi quả: Tùy theo số lượng nuôi quả trên cây để bón tiếp cho hợp lý.
* Phòng trừ sầu bệnh:
- Bệnh đốm virut ( đốm vàng ): Lá nõn chuyển vàng, tiếp theo chuyển những màu vàng lục đậm nhạt không đều, lá quăn lại, lá héo rụng xuống cây phát triển chậm, cây kém chất lượng, đôi khi vỏ quả lồi lõm không phẳng. Bệnh này do rệp truyền virut cho cây nên cây bị bệnh này thì khó chữa khỏi. Nếu cây mới trồng 1-2 tháng vào tháng 3 bị bệnh thì nên nhổ bỏ cây,xử lý đấy ở gốc và trồng cây khác thay thế.Do vậy nên phòng bệnh là chính, chú ý chăm sóc quản lý để cây đu đủ phát triển tăng cường kháng bệnh.Dùng thuốc egasus để trừ rệp ( nguyên nhân truyền bệnh ),loại thuốc này có tác dụng như trừ nhện đỏ hại cây ( theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì thuốc)
- Bệnh phấn trắng: Mặt lá , cuống lá, hơi nổi hộp tiếp đó có lớp phấn trắng, lá vàng héo sớm. Vì vậy chú ý thoáng gió và thoát nước tốt cho ruộng đu đủ. Phun thuốc Karathane, Daconll, Topsin, Score ..( theo hướng dẫn bao bì )
- Bệnh thán thư: Trong thời gian dài quả chín vòng ngoài xuất hiện vòng tròn hơi lõm màu nâu, vết bệnh từ từ lan rộng, vết lõm chuyển sang màu đen rồi thối đi. Phòng trừ bằng cách sau khi có hoa và thời kỳ đậu quả phun Mancozeb 10%WP.
- Bệnh nhện đỏ: Phun thuốc Orlus, Gasus,…