Thống kê cho thấy khoảng hơn 90% người tiếp xúc với người bị thủy đậu đều mắc bệnh sau đó (khoảng từ 8-15 ngày), tỉ lệ tử vong ở phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu cao nhất trong số những người trưởng thành nhiễm bệnh này.
Sau khi sinh mổ bao lâu thì có thể mang thai lại
Vắt sữa non trong thai kỳ: Hại nhiều hơn lợi!
Chuyển dạ đẻ là gì?
Cách làm cật lợn áp chảo tốt cho thận giúp mẹ bầu phòng và chữa phù nề
Thủy đậu hay còn gọi là trái rạ có khả năng lây lan rất nhanh qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh đang mang virus gây bệnh thủy đậu, virus varicella zoster virus (VZV).
Thống kê cho thấy khoảng hơn 90% người tiếp xúc với người bị thủy đậu đều mắc bệnh sau đó (khoảng từ 8-15 ngày), tỉ lệ tử vong ở phụ nữ mang thai mắc bệnh thủy đậu cao nhất trong số những người trưởng thành nhiễm bệnh này. Bởi vậy nó được liệt kê vào những bệnh truyền nhiễm cấptính, mà rất thường gặp ở những người có thể trạng yếu, đặc biệt là phụ nữ mang thai.
Ảnh hưởng của thủy đậu đến mẹ và bé
Mức độ ảnh hưởng của bệnh tùy thuộc vào tuổi thai:
- Ba tháng đầu: nguy cơ sẩy thai, hư thai, nguy cơ thai bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh 0,4%. Biểu hiện của hội chứng thủy đậu bẩm sinh là sẹo ở da, tật đầu nhỏ, bại não, đục thủy tinh thể, biến dạng chi, teo cơ, co giật …
- Ba tháng tiếp theo: nguy cơ trẻ bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 2%.Tuy nhiên sau tuần thứ 20 thì bệnh này hầu như không ảnh hưởng đến thai nhi.
- Nếu mẹ bị bệnh thủy đậu trong vòng 5 ngày trước và 2 ngày sau sinh: trẻ sơ sinh dễ bị mắc bệnh thủy đậu lan tỏa (mụn nước nổi rất nhiều),dễ bị biến chứng viêm phổi, viêm não. Tỉ lệ tử vong khá cao 25-30% số trường hợp bị nhiễm.
Một tin vui là đối với những bà mẹ đã từng bị thủy đậu trước đó hoặc đã tiêm chủng ngừa bệnh thì có khả năng miễn dịch với bệnh này bởi trong cơ thể họ đã có kháng thể chống lại bệnh, nên những biến chứng hay ảnh hưởng hầu như không xảy ra với cả mẹ và bé.
Khi mắc thủy đậu, thai phụ phải làm gì?
-Cách ly đề phòng lây lan (cho đến khi tất cả bóng nước đều đã đóng vảy)
-Ở phòng sạch sẽ, thoáng mát, nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn đủ chất, nhiều vitamin, thức ăn lỏng dễ tiêu hóa... Giữ vệ sinh cá nhân, giữ da khô sạch, hạn chế gãi, tránh làm vỡ các bọng nước để tránh nguy cơ bội nhiễm.
-Điều trị triệu chứng: Hạ sốt, chống ngứa
-Điều trị biến chứng: Kháng sinh nếu có bội nhiễm. Tùy theo biến chứng mà có điều trị hổ trợ.
-Nếu diễn tiến nặng hơn, có nguy cơ viêm phổi nên được tư vấn dùng acyclovir đường tĩnh mạch để giảm nguy cơ cho mẹ và thai.
Phòng ngừa thủy đậu
Lời khuyên tốt nhất là các bà mẹ nên đi tiêm chủng ngừa thủy đậu ít nhất 3 tháng trước khi mang thai (nếu đã từng tiêm trước đó thì không cần tiêm lại). Ngoài ra tránh tiếp xúc với người mắc thủy đậu,giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh.