Cách cầm máu khi bị vắt cắn hiệu quả nhất

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách cầm máu khi bị vắt cắn hiệu quả nhất

13/08/2015 12:00 AM
655

Tuần vừa rồi phuotstore có một chuyến trek 3 đỉnh tam đảo. Trời mưa rả rich suốt 2 ngày và quả thực môi trường ly tưởng cho vắt. vắt ở khắp nơi, vắt cắn xuyên cả găng tay, vắt cắt xuyên cả tất. Một chút kinh nghiệm với việc đối phó, phòng ngừa và xử lysy khi bị vắt cắn nhé.

-   Vắt có 2 loại: vắt đất có màu nâu vàng sống sát đất, bò lổm ngổm nơi rừng ẩm ướt. Vắt xanh có màu vàng nâu và lưng màu xanh thì lại hay mai phục trên cành cây. Trong hai loại này thì vắt xanh đáng sợ hơn cả vì tầm phục kích rộng, hay cắn vào những chỗ khó phòng như cổ, thắt lưng, lưng, bụng... Hơn nữa, vắt xanh cắn làm máu cực khó cầm và khi lành bao giờ cũng để lại một vết đen nơi nó cắn.

 -   Vắt có thể đánh hơi và cảm nhận được tiếng động (như nó nghe thấy mình vậy). Khi cắn người bao giờ nó cũng bám và bò đến nơi yên tĩnh không bị quần áo cọ quẹt hoặc nơi có da non sẽ tiến hành hút máu. Những chỗ da mỏng như kẽ ngón chân, đùi, háng, cổ, bụng, lưng và đôi khi là cổ, sau tai là những chỗ ưa thích của vắt.

Cách phòng chống vắt:

-     Trang phục: Vắt không thể bò được trên vải len hay nilong quá 10 cm. Những chiếc quần len làm cho những con vắt không thể di chuyển trên đó vì sợi len cản trở làm nó khô nhớt và tự rơi xuống.nên chọn là áo len mỏng dài tay mặc ngoài, bên trong là một cái áo thun. Tất phải chọn loại tất cao cổ, quấn gọn ống quần lại hoặc cho ống quần vào bên trong tất cũng được.Tránh để hở vùng cổ, tai là những điểm ấm trên cơ thể rất dễ bị vắt chui vào cắn. Chú ý phát hiện những con vắt bò trên quần, áo để búng đi ngay vì chúng sẽ chui vào người qua thắt lưng, nẹp áo của bạn.

- Đi lại: Những chỗ ẩm ướt luôn có nhiều vắt vì vậy hãy chọn những chỗ khô ráo mà đi. Không ngồi nghỉ nơi rậm rạp, trên mặt đất, lá mục. Không đứng, ngồi lâu tại khu vực nhiều vắt. Nên chọn chỗ thoáng và mỏm đá để ngồi. Xua đuổi vắt khỏi một khu vực bằng cách quét hết lá mục, xịt thuốc muỗi, hoặc rắc muối lên mặt đất, đốt lửa-xông khói. Thêm một kinh nghiệm nhỏ được truyền lại,  là nếu một đoàn đi qua, thường vắt sẽ không phi vào người đầu tiên, mà những người đi sau, lúc đó vắt đã bị đánh động mới bị, nên nếu được, cứ chịu khó tiên phong mở đường J)

Cách xử ly khi bị vắt cắn.

-     Phát hiện ngay sau khi bị vắt cắt, thường là bạn sẽ có cảm giác nhói, ngứa, hơi lạnh ngay sau khi vắt cắn vào, lúc này bạn hãy giật con vắt ra ngay lập tức, máu sẽ chưa bị nhảy nhiều.

-      Nếu khi bạn phát hiện ra,  vắt đã no nê, to tròn, các bạn nhớ tuyệt đối không được  vội vàng dứt ra ngay cho dù trong nó có đáng sợ hay bạn có giật mình đến cỡ nào,  vì như vậy sẽ làm vết thương bạn bị chảy máu hoặc bị rách ra lớn hơn, nhiều trường hợp giật mạnh làm đứt vòi của vắt sẽ vẫn cắm lại trên vết thương của bạn và sau đó bạn sẽ phải mất côg ngồi gắp ra nếu không muốn bị nhiệm trùng.

-    Nếu bị vắt cắt  bạn nên:

-    Bình tĩnh dùng đầu ngón tay miết sát da và gạt đầu nhỏ (đầu hút máu) của vắt, sau đó gạt tiếp đầu kia của vắt, rồi vẩy nó đi trước khi nó bám lại vào ngón tay bạn.

-     Có một cách của người dẫn tộc khi đi rừng đó là họ mang theo muối. Khi bị vắt cắn, bạn chỉ việc lấy muối xoa vào chỗ con vắt,nó sẽ co rúm người lại và nhả ra, đồng thời muối cũng có tác dụng sát trùng vết thương cho bạn

Cách xử ly vết thương sau khi bị vắt cắn:

lấy ra sẵn một miếng băng dính

rửa vết thương

dùng ngón cái ấn vào miệng vết thương cho máu tạm ngưng chảy

Dính băng vào vết cắn

sau 15p kiểm tra vết thương, nếu cần thay băng mới.

Thuốc chống vắt:

Thuốc chống vắt dân gian ta hay dùng là thuốc chống ghẻ DEEP, mua vào xoa là có thể ngăn được vắt bám. Thứ thuốc này dễ mua, rẻ, bán rất nhiều ở các hiệu thuốc.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý