Nếu bạn bất ngờ bị những cơn đau thắt mạnh, chuột rút kèm hiện tượng chảy máu âm đạo khi đang bầu bí, rất có thể bạn sắp bị sảy thai.
Tuy nhiên, những hiện tượng này cũng khá phổ biến ở phụ nữ mang thai nhưng ở mức độ nhẹ hơn. Hiện tượng sảy thai diễn ra trước tuần thứ 20 của thai kỳ với những triệu chứng phổ biến như co thắt mạnh, đau bụng, chuột rút, chảy máu âm đạo… Để biết chính xác những triệu chứng mình đang trải qua có phải sảy thai hay không, việc đầu tiên bạn nên làm là gọi ngay cho bác sĩ phụ sản.
Dưới đây là những triệu chứng phát hiện sảy thai sớm bà bầu nên biết:
1. Chảy máu âm đạo
Một trong những dấu hiện đầu tiên của hiện tượng sảy thai là xuất hiện
đốm máu hoặc chảy máu âm đạo. Dù vậy, rất nhiều phụ nữ có thai kỳ khỏe
mạnh vẫn thỉnh thoảng xuất hiện những đốm máu nhỏ sau khi quan hệ tình
dục hoặc làm việc quá nặng. Để biết rõ hơn, bạn nên tham khảo ý kiến bác
sĩ.
Nếu thường xuyên xuất hiện những cơn chuột rút, có thể
bạn sắp sảy thai. (Ảnh minh họa)
2. Chuột rút
Một cơn chuột rút mạnh có thể là do dây chằng của bạn giãn ra khi mang
thai và cũng có thể là dấu hiệu của việc sảy thai. Nếu những cơn chuột
rút liên tục kèm theo hiện tượng chảy máu âm đạo thì bạn phải đến bệnh
viện ngay lập tức.
3. Đau lưng
Chuột rút cũng có thể gây đau lưng dữ dội. Nếu bạn gặp triệu chứng này khi mang thai trước tuần thứ 20, hãy gọi ngay cho bác sĩ.
4. Dịch nhờn ở âm đạo nhiều
Trong trường hợp dịch nhờn xuất hiện nhiều bất thường ở âm đạo kèm những
cục máu đông và chất lỏng có màu hồng có thể là dấu hiệu bạn sắp sảy
thai. Đặc biệt khi dịch nhờn này có mùi hôi nặng là rất đáng lo ngại.
Bạn nên theo dõi cẩn thận.
Hãy thử lại kết quả thử thai để biết chính xác hơn. (Ảnh minh họa)
5. Giảm các dấu hiệu mang thai
Bạn đột nhiên có cảm giác thoải mái và thoát khỏi chứng khó chịu, buồn
nôn khác với những tháng trước đó, có thể nồng độ hormone thay đổi nhưng
cũng có thể đó là triệu chứng báo hiệu sảy thai. Hãy theo dõi một vài
ngày tiếp theo để báo tình trạng của bạn với bác sĩ khoa sản.
6. Kết quả thử thai âm tính
Để khẳng định việc mình có sảy thai hay không (khi đã thấy xuất hiện
những hiện tượng trên) bạn có thể dùng que thử để thử lại kết quả mang
thai. Nếu kết quả que thử là âm tính trong khi trước đó là dương tính,
bạn cần đến ngay bệnh viện để kiểm tra.
7. Áp lực vùng chậu
Nếu bạn sắp bị sảy thai, bạn có thể dễ dàng nhận thấy áp lực thai nhi đè nặng lên vùng chậu. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu mang thai, chị em cũng thường gặp hiện tượng này. Nếu áp lực vùng chậu đi kèm với chứng chảy máu âm đạo, chuột rút thì rất có thể bạn chuẩn bị sảy thai.
8. Xuất hiện những cục máu đông
Nếu bạn bị chảy máu âm đạo nặng cùng với những cục máu đông thì nguy cơ cao là bạn sẽ bị sảy thai. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ ngay trước khi quá muộn.
Dấu hiệu và phòng ngừa sảy thai.Không mang giày cao gót, tránh để viêm nhiễm bộ phận sinh dục, không tự ý dùng thuốc, dù thuốc bổ... là những điều tối thiểu bạn nên làm khi mang bầu để giữ được em bé trong bụng.
Sẩy thai là tình trạng kết thúc thai nghén trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Ước tính cứ 5 thai phụ thì một người bị sẩy. Hầu hết các trường hợp sẩy thai xảy ra trong vòng 12 tuần lễ đầu.
Hơn 60% trường hợp sẩy thai tự nhiên là hậu quả của sai lạc nhiễm sắc thể trong quá trình phân chia của trứng đã thụ tinh hay trong giai đoạn phôi, do những tác nhân như tia X, nhiễm siêu vi, nhiễm độc hóa học...
Khoảng 15% là do chấn thương, nhiễm khuẩn, thiếu dinh dưỡng, tiểu đường, nhược năng tuyến giáp hay bất thường giải phẫu cơ quan sinh dục ở người mẹ (cổ tử cung bị hở, tử cung có vách ngăn, u xơ tử cung quá to). Trong những trường hợp còn lại, nguyên nhân sẩy thai không xác định được.
Triệu chứng dọa sẩy thai bao gồm ra máu âm đạo kèm theo đau quặn bụng dưới.
Sẩy thai được phân thành các loại sau:
Dọa sẩy thai: Thường có xuất huyết âm đạo và đau bụng, nhưng thai nhi vẫn còn sống và chưa bị đẩy ra khỏi buồng tử cung. Cổ tử cung vẫn đóng kín, hoặc hé mở nhưng các thành phần của thai chưa bị tống xuất ra ngoài. Nếu bệnh nhân vẫn tiếp tục chảy máu và đau bụng, các thành phần của thai đang đi qua ống cổ tử cung (thập thò âm đạo) thì được coi là sẩy thai không tránh được.
Chắc chắn bị sẩy thai: Sẩy thai chắc chắn có thể là hoàn toàn (toàn bộ thai nhi lẫn nhau thai cùng bị tống ra một lúc, sau đó hết đau quặn bụng, nhưng máu vẫn có thể tiếp tục rỉ ra như kinh nguyệt) và không hoàn toàn (một phần của thai và nhau thai vẫn còn trong tử cung; tuy đã bớt đau quặn bụng nhưng máu âm đạo vẫn chảy liên tục, thậm chí băng huyết).
Thai lưu: Là trường hợp thai nhi đã chết nhưng còn lưu lại trong tử cung chưa bị đẩy ra ngoài. Thời gian lưu có thể lâu hàng tuần, hàng tháng nhưng triệu chứng thai nghén biến mất, có máu đen ra ở âm đạo, không đau bụng. Khám thấy cổ tử cung hơi chắc và hơi to ra, thân tử cung trở nên nhỏ hơn so với tuổi thai và mềm không đều. Siêu âm không có tim thai. Thai lưu trong tử cung một thời gian có thể tự sẩy ra như các trường hợp sẩy thai khác.
Cách xử trí khi bị dọa sẩy thai hay sẩy thai
Khi mang thai kèm với đau bụng hoặc ra huyết cần phải đi khám ngay tại các cơ sở có chuyên khoa sản và siêu âm để xác định tình trạng thai.
Nếu có dấu hiệu dọa sẩy thai, cần nghỉ ngơi tại giường, phải kiêng lao động, kiêng giao hợp, nên ăn uống thức ăn mềm, dễ tiêu, tránh táo bón và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Nếu đã điều trị như trên nhưng vẫn ra huyết nhiều hoặc đau bụng nhiều hơn thì phải đi bệnh viện khám để xác định thai, tình trạng thai và từ đó bác sĩ có quyết định tiếp tục điều trị giữ hay bỏ thai.
Đối với thai lưu thì không nên chờ để sẩy tự nhiên mà cần phải chấm dứt thai kỳ vì có thể có biến chứng rối loạn đông máu.
Để phòng ngừa sẩy thai, các chị em cần lưu ý những điều sau:
- Khi mang thai, cần có chế độ dinh dưỡng cân đối, uống bổ sung viên sắt và axit folic để tránh thiếu máu và thiếu axit folic, vì đây là một trong nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng và gây sẩy thai.
- Nên đi khám thai định kỳ tại cơ sở y tế có chuyên khoa sản. Nếu phát hiện bất thường như hở eo tử cung, bác sĩ sẽ có chỉ định khâu vòng eo cổ tử cung sớm (tuần lễ thứ 14-15 thai kỳ) để tránh sẩy. Đây là thủ thuật khá đơn giản, bệnh nhân không phải nằm viện lâu.
- Trường hợp có thai mà đau bụng lâm râm hoặc ra huyết dù là chút ít cũng cần đến khám tại các cơ sở y tế ngay.
- Nên giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh giao hợp vì tình trạng nhiễm khuẩn âm đạo, tử cung cũng là nguyên nhân gây sẩy thai.
- Tránh lao động nặng, không ngâm mình dư���i nước ao tù.
- Không nên mang giầy cao gót vì có thể té ngã.
- Tránh tiếp xúc với các chất độc hại như rượu, bia, thuốc lá, thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm.
- Không tự ý dùng thuốc, cho dù là thuốc cảm thông thường hoặc thuốc bổ. Khi dùng thuốc cần có sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh cảm cúm, hoặc các bệnh lây truyền qua đường hô hấp khác.
- Tránh căng thẳng, lo âu, buồn phiền.
Đối với người sẩy thai tái phát (từ 3 lần trở lên), hai vợ chồng cần được khám toàn diện và làm các xét nghiệm đầy đủ cũng như được tư vấn cẩn thận trước khi mang thai lần sau.
Nhận biết dấu hiệu sảy thai.Sẩy thai là tình trạng kết thúc việc thai nghén trước tuần thứ 20 của thai kỳ, khi đó trọng lượng của thai nhỉ chỉ dưới 500g. Ước tính trên thế giới, trung bình cứ 5 thai phụ thì có 1 người bị sẩy. Hầu hết các trường hợp (>80%) sẩy thai xảy ra trong vòng 12 tuần lễ đầu và đó là trải nghiệm đáng buồn nhất trong đời một người mẹ.
Ước tính hơn 60% trường hợp sẩy thai tự nhiên là hậu quả sai lạc nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào của trứng đã thụ tinh hay trong giai đoạn phôi. Đa phần nguyên do ảnh hưởng nặng từ những tác nhân như tia X, nhiễm siêu vi, nhiễm độc hóa học…Khoảng 15% là do chấn thương, nhiễm khuẩn, thiếu dinh dưỡng, tiểu đường, nhược năng tuyến giáp hay bất thường giải phẫu cơ quan sinh dục ở người mẹ (cổ tử cung bị hở, tử cung có vách ngăn, u xơ tử cung quá to). Trong đó ¼ số trường hợp, nguyên nhân sẩy thai không xác định được.
Các triệu chứng dọa sẩy thai bao gồm xuất huyết (ra máu) âm đạo kèm
theo đau quặn bụng dưới. Nếu xuất huyết âm đạo nhiều kèm theo đau quặn
bụng là dấu hiệu thai sắp bị sẩy.
Nhận biết những dấu hiệu dọa sẩy thai
-
Xuất huyết (chảy máu âm đạo) có thể nặng hoặc nhẹ, thường xuyên hoặc
đột xuất kèm đau quặn bụng dưới. Mặc dù bị việc xuất huyết này là biểu
hiện đầu tiên của sẩy thai nhưng hãy lưu ý là nó cũng có thể chảy trong
một thai kỳ bình thường với cường độ nhỏ và không đau quặn bụng dưới.
Vì thế cần bình tĩnh để xem xét bạn có nguy cơ sẩy thai không nếu đột
nhiên bị xuất huyết ở âm đạo.
- Cảm giác đau này bao gồm việc bị co thắt xương chậu, đau bụng và đau lưng âm ỉ. Quá trình đau đớn này có thể kéo dài vài giờ đến vài ngày sau khi máu bắt đầu chảy. Bạn còn nhận thấy máu bắt đầu đông lại khi đi ra ngoài âm đạo.
Cũng khó mà nhận định chính xác tuyệt đối những biểu hiện của việc sẩy thai đang diễn ra, bởi vì nó không phải là đi từng biểu hiện đơn lẻ mà là một chuỗi những triệu chứng trong vài ngày, do đó trải nghiệm sẩy thai ở mỗi phụ nữ cũng rất khác nhau.
Nghỉ ngơi, tránh hoạt động quá sức khi có dấu hiệu dọa sẩy thai. Ảnh: Images. |
Những yếu tối làm tăng nguy cơ sẩy thai nếu:
- Người mẹ trên 35 tuổi
- Đã từng sẩy thai trước đó vài lần
- Bị hội chứng buồng trứng đa nang khiến cho việc rụng trứng bị ức chế, béo phì, tăng lượng hormon nam và tăng nguy cơ bị tiểu đường.
- Bị nhiễm một số vi khuẩn hoặc virus trong khi mang thai
- Rối loạn đông máu như hội chứng kháng thể antiphospholipid
- Có vấn đề với cấu trúc của tử cung (như tử cung hình chữ T)
- Những chấn thương về thể chất
- Tiếp xúc với hoá chất nguy hiểm, chẳng hạn như benzen, arsenic, hoặc formaldehyde, trước hoặc trong khi mang thai.
- Tuổi của người cha cũng trên 35
- Sử dụng các chất kích thích trong quá trình mang thai như: thức uống có cồn, cà phê…
- Quá trình chọc ối để kiểm tra khuyết tật bẩm sinh hoặc di truyền
- Dùng một số thuốc kháng viêm hoặc thuốc không có sử chỉ dẫn của bác sĩ
- Tiếp xúc với những người đang mang bệnh nhiễm khuẩn, các bệnh hô hấp như cảm cúm, lao phổi…
- Không biết cách giữ vệ sinh cá nhân, đặc biệt là vùng kín
Khi mang thai, cần có chế độ dinh dưỡng cân đối, uống bổ sung viên sắt và axit folic để tránh thiếu máu và thiếu axit folic vì đây là một trong nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng và gây sẩy thai đồng thời nên tránh lo lắng, tĩnh dưỡng, giao hợp…
Xử lý khi bị sẩy thai
- Nên đi khám thai định kỳ tại cơ sở y tế có chuyên khoa sản. Nếu phát hiện bất thường như hở eo tử cung, bác sĩ sẽ có chỉ định khâu vòng eo cổ tử cung sớm (tuần lễ thứ 14 – 15 thai kỳ) để tránh bị sẩy thai. Cần đi khám ngay lập tức khi có bất kỳ biểu hiện nào của việc dọa sẩy thai, không nên chần chừ hoặc chủ quan.
Đối với thai lưu thì không nên chờ để sẩy tự nhiên mà cần phải chấm
dứt thai kỳ vì có thể có biến chứng rối loạn đông máu. Tùy vào tuổi thai
và tình trạng sức khỏe của thai phụ mà bác sĩ sẽ chỉ định thai phụ cần
xử lý như thế nào.
(ST)