Nguyên nhân của bệnh phù chân và cách phòng tránh

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Nguyên nhân của bệnh phù chân và cách phòng tránh

17/08/2015 12:00 AM
906

Phù nề chân là do sự tích tụ chất lỏng trong các mô ở bàn chân và mắt cá chân, khiến chúng bị sưng lên. Hiện tượng này có thể được gây ra khi cơ thể đang sở hữu những bệnh nghiêm trọng về thận, tim, gan hoặc có vấn đề với các mạch máu và nhiều nguyên nhân khác. Chứng bệnh này khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc di chuyển, đi lại và còn gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe.

Phù chân do suy tim: Lúc đầu phù 2 mắt cá chân, phù mềm, ấn lõm. Phù xuất hiện vào buổi chiều, mất đi lúc sáng sớm và lúc nghỉ ngơi. Hai chân phù rất to, có khi nứt da, nước vàng chảy rỉ ra. Ăn nhạt phù giảm rõ.

Phù do thiếu vitamin B1: Phù hai chân, ấn lõm, thường phù rõ vào buổi chiều, hai chân thấy tê bì như kiến bò, hay bị chuột rút, phản xạ gân gối mất.
Xem thêm:  Những món cháo ngon/ Những món ăn bài thuốc

Phù do thai nghén

Phù do viêm tắc tĩnh mạch: Phù mềm, ấn lõm, da ấm. Rất đau khi nắn vào chỗ phù

Phù chân do nhiễm trùng: Bàn và mắt cá chân bị phù có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, đặc biệt với người bị tiểu đường hoặc gặp các vấn đề về thần kinh.
 

Khi bạn bị đau tim, bị bệnh gan, dạ dày hay gặp các vấn đề về thần kinh thì bàn chân bạn cũng phản ứng ngay với việc các ngón chân trở nên "múp míp" hơn.
 

Phù chân voi: Phù chân voi (chân phù to như chân voi) là bệnh gây bởi giun chỉ. Sự hiện diện của giun chỉ ở hệ lympho (hệ bạch huyết) gây ra trình trạng viêm tắc nghẽn hệ bạch huyết
 

Bong gân: là bong các tổ chức bám quanh khớp sau một chấn động quá mức, là tai biến dễ gặp ở mắt cá chân, bàn chân, khớp gối.
 

Một số biện pháp để giảm phù nề ở chân: thứ nhất phải uống nhiều nước.
 

Tránh đứng tại chỗ, tránh ngồi lâu trong khoảng thời gian dài
 

Cẩn thận với một số loại thuốc. Ví như một số loại thuốc, bao gồm chống viêm nhiễm có thể ngăn chặn sự hoạt động của can xi khiến chân bị phù nề.
 

Tập thể dục thường xuyên cho chân từ 10-15 phút, 3-4 lần/ngày để giúp chân lưu thông máu. Tăng cường hoạt động cơ bắp với đi bộ, bơi lội.
 

Ngâm chân vào nước ấm, matxa chân trước khi đi ngủ cũng là một biện pháp hữu hiệu để bảo vệ đôi chân của bạn
 

Khi bị phù, bạn cần đến cơ sở y tế để các bác sĩ khám, làm các xét nghiệm, xác định bệnh. Từ đó bạn sẽ nhận được lời khuyên và phương pháp điều trị theo từng nguyên nhân cụ thể của từng bệnh.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
E ten ha van. 32t.tu nhien chan e bi phu .e co tap the duc chay bo tai cho.nhung khong hieu sao lai bi phu chan.co phai do e sap sua den chu ky khong
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý