Công dụng của khổ qua rừng
Từ lâu con người đã biết khổ qua rừng hay còn gọi là mướp đắng là một trong những cây thuốc truyền thống chủ yếu dùng để trị lieu, phòng ngừa những bệnh mãn tính như tiểu đường, đau đường kinh mạch, tê thấp, mụn nhọt, sỏi thận, viêm phổi và còn rất nhiều lợi ích khác cho sức khỏe.
Theo Đông y, mướp đắng tính hàn, vị đắng, không độc, giúp thhanh nhiệt, nhuận trường, sang mắt, tiêu đờm, … nếu được dùng thường xuyên sẽ giúp giảm các bệnh ngoài da, làm cho da dẻ mịn màng.
Theo y học hiện đại, mướp đắng có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, chống lại các tế bào ung thư; hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân ung thư đang chữa trị bằng tia xạ. Ngoài ra khổ qua rừng còn có tác dụng ổn định đường huyết rất thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường.
1. Trong đời sống:
Trái khổ qua rừng & đọt khổ qua non dùng để chế biến món ăn giúp giải nhiệt, kích thích ăn uống, tiêu viêm, thoái nhiệt, lợi tiểu, lưu thông máu, hạ sốt. Tuy nhiên trong khổ qua có chất axit ôxalic ảnh hưởng đến việc hấp thu chất canxi có trong thức ăn, vì thế khi xào khổ qua nên trụng qua nước sôi để cho axít oxalic không làm ảnh hưởng đến những thực phẩm chứa canxi như thịt, cá. Dùng nhiều khổ qua trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày có thể giúp giảm lượng đường trong máu. Hiện nay tất cả bộ phận khổ qua rừng rất được nhiều người ưa chuộng với công dụng vừa làm thức ăn vừa chữa bệnh.
Các món ăn, thức uống được chế biến từ khổ qua rừng:
**Món gỏi khổ qua tôm thịt,
** Khổ qua xào với trứng, xào thịt bò
** Khổ qua nhồi thịt hầm,
** Lẩu khổ qua,
** Khổ qua chà bông,..vv..
** Nước ép uống kèm với mật ong
** Lá và đọt dùng nấu canh, luộc
2. Trong Y học:
Ngoài lợi ích được nêu ở trên, khổ qua rừng còn có các tác dụng dược lý sau:
- Chống các gốc tự do - nguyên nhân gây lão hóa và phát sinh các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tổn thương thần kinh, viêm đường tiết niệu, tiểu đường...
- Tăng ôxy hóa glucose, ngăn chặn sự hấp thu glucose vào tế bào. Ức chế hoạt tính các men tổng hợp glucose.
- Có tác dụng sinh học giống insulin, giúp cơ thể tăng tiết insulin, rất tốt đối với bệnh nhân tiểu đường dạng 2.
Ở dạng nước sắc, quả khổ qua rừng tươi có tác dụng chữa ho, mụn trứng cá, chữa rôm sảy ở trẻ nhỏ.
3. Các bài thuốc tham khảo
Chữa sốt, say nắng: nấu khổ qua bỏ ruột cùng lá khổ qua để lấy nước uống giúp chữa say nắng.
Chữa sạm da: sạm da là điều đáng quan tâm của nhiều phụ nữ, nhất là những người mới sinh hoặc ra nắng nhiều. Uống nước ép hoặc nước sắc khổ qua khô có thể hạn chế tình trạng này. Ngoài ra sử dụng mặt nạ cà chua, khổ qua , trứng gà mỗi thứ một trái. Cà chua rửa sạch, bỏ hạt, thái nhỏ, nghiền nát. Khổ qua rửa sạch, bỏ hạt, giã nát. Tất cả hòa chung với lòng đỏ, lòng trắng trứng gà, trộn đều, đánh nhuyễn. Tối trước khi đi ngủ, rửa mặt sạch, lau mặt khô rồi lau nhẹ lại bằng nước hoa hồng. Sau đó bôi hỗn hợp trên lên mặt, khi khô thì bôi tiếp làm thành mặt nạ. Sau một giờ thì lột bỏ, rửa mặt sạch sẽ, đi ngủ. Tác dụng: chống sạm và thô da.
Ổn định đường huyết: Hàng ngày dùng khoản 20g – 50g dây khô hoặc trái khô với nước đun sôi để trong bình giữ nhiệt chắt lấy nước uống hằng ngày ( dùng như nước trà) rất phù hợp cho bệnh nhân bị tiểu đường.
Chữa rôm sảy ở trẻ em: Dùng 4-5 quả, rửa sạch, bổ làm đôi, nấu với nước và dùng nước này tắm cho trẻ ngày 1 lần.
Chữa ho: Dùng 1-2 quả khổ qua rừng, bổ làm đôi, nấu với nước, lấy nước uống trong ngày.
Lưu ý: Không dùng cho phụ nữ có thai và những người thiếu máu.