Cũng vì mọc tự nhiên, hoang dại trên núi rừng nên dây khổ qua rừng chắt chiu từng chút, từng chút tinh túy âm dương của trời đất mỗi ngày, thành ra lá rất nhỏ, trái thì nhỏ xíu, chỉ to hơn ngón chân cái một chút. Với trái khổ qua ấy, có thể chế biến nhiều món như: gỏi, nhồi tôm thịt, kho, làm chua ngọt... Còn thân và lá thì làm trà khổ qua uống vào sẽ ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều thứ bệnh tật như: cao huyết áp, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, thanh mát cơ thể..….Đối với người đồng bào thiểu số thì khổ qua rừng rất quí, vừa là thực phẩm vừa là cây thuốc, như là món quà của núi rừng thiêng liêng.
Để đem đến cho quí vị giá trị đích thực của khổ qua rừng chúng tôi đã chế biến thành trà khổ qua rừng mang thương hiệu PƠ LANG. Trà khổ qua rừng PƠ LANG được thu lượm hoang dã trên núi rừng tây nguyên hoàn toàn không phải trồng trọt nên không hề có phân bón hóa học, không thuốc trừ sâu, không chất bảo quản, hoàn toàn tự nhiên. Khi sử dụng quí vị sẽ hoàn toàn yên tâm là sản phẩm từ quà tặng của thiên nhiên núi rừng.
Chúc quí vị có một ấm trà như ý: tăng cường sức khỏe cho đời thêm vui!
* CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI CỦA KHỔ QUA RỪNG:
Trong khổ qua rừng ngoài thành phần protein, acid folic còn có nhiều lượng vitamin A, C, E , alkaloid, canxi, magie, kẽm nên có nhiều công dụng:
1. Khổ qua rừng chữa bệnh tiểu đường: Có tác dụng sinh học giống insulin, giúp cơ thể tăng tiết insulin, giúp chuyển hóa đường trong máu rất nhanh và hiệu quả với liều rất nhỏ. Dùng mỗi ngày 3 lần, chỉ cần dùng 1,5 gram khổ qua khô sau bữa ăn đã giúp hạ đường huyết, rất tốt với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.
2. Giúp phòng chống ung thư: Thành phần protein và nhiều lượng vitamin C trong khổ qua rừng giúp nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể và có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư. Theo y học hiện đại, khổ qua rừng có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, chống lại các tế bào ung thư, hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân ung thư đang chữa bằng tia xạ.
3. Điều trị bệnh Gout: Khổ qua rừng có tác dụng làm giảm lượng axit uric hỗ trợ tốt cho người bệnh Gout.
4. Nước tắm cho trẻ em nhiều rôm sảy: Lá và dây khổ qua rừng rửa sạch, nấu với nước, lấy nước tắm cho trẻ. Ngày làm 1 lần.
5. Chữa ho: Trái khổ qua rừng 5 – 7 trái rửa sạch bổ làm đôi, hoặc 2 – 4 gam lá nấu với nước, lấy nước uống trong ngày.
6. Chữa thấp khớp: Lá khổ qua rừng 8g, dây đau xương sao 8g, cây xấu hổ 8g, rễ nhàu 8g, cỏ xước 8g, cây vòi voi sao 8g, cối xay 8g, rễ ngũ trảo 5g, dây thần thông 5g, quế chi 4g, gừng tươi 3g. Sắc uống ngày 1 thang.
7. Khổ qua rừng chữa nám da, sạm da, mụn: Nhờ giàu vitamin A, E, D cùng với các khoáng chất kali, phốtpho nên có tác dụng giải độc gan làm cho da dẻ mịn màng.
8. Khổ qua rừng giúp giảm cân: Tăng ôxy hóa glucose, ngăn chặn sự hấp thu glucose vào tế bào, ức chế hoạt tính các men tổng hợp glucose, giảm mỡ trong máu, cân bằng huyết áp, giúp giảm cân hiệu quả an toàn. Chỉ cần dùng khổ qua rừng sau khi ăn cơm đã giúp giảm hấp thụ đường vào máu. Vì vậy bệnh nhân thừa cân chỉ cần dùng đều sẽ từ từ giảm cân mà không bị mệt mỏi. Những người dùng khổ qua rừng trung bình mỗi tháng giảm 1-2 kg.
9. Giảm viêm tấy: Khổ qua tăng khả năng tránh nhiễm khuẩn, giảm viêm sưng nhẹ và phần bã đắp lên vết thương sẽ rất công hiệu. Dân gian thường dùng hạt khổ qua rừng chữa trị mỗi khi bị côn trùng cắn - dùng khoảng 10 gram hạt nhai, nuốt nước, còn xác hạt thì đắp lên vết cắn. Những người hay bị mụt nhọt có thể dùng lá khổ qua rừng khô đốt cháy, tán thành bột mịn để đắp lên mụt nhọt...
10. Chữa sốt, say nắng: Nấu khổ qua bỏ ruột cùng lá khổ qua để lấy nước uống giúp chữa say nắng.
11. Ngoài ra khổ qua rừng còn giúp ổn định và giảm đường huyết. Giảm cao huyết áp, như giảm mỡ máu, mỡ gan, làm tan sỏi thận. Đặc biệt, giảm xơ vữa động mạch vành, chống tắc nghẽn động mạch rất hiệu quả. Chống các gốc tự do là nguyên nhân gây lão hóa và phát sinh các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tổn thương thần kinh, viêm đường tiết niệu…
* TRÍCH DẪN THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN GIÁ TRỊ KHỔ QUA RỪNG.
- Khổ qua rừng - loại ra nhiều dược liệu – ĐĂK LAK ONLINE
Khổ qua rừng hay còn gọi là mướp đắng, mướp mủ, cẩm lệ chi; có chu kỳ sống 3-4 tháng, thuộc họ bầu bí. Thân có cạnh, dây có thể bò 2-3m. Lá mọc so le, dài 5-10 cm, rộng 4-8cm, phiến lá chia làm 5-7 thùy, hình trứng, mép khía răng; gân lá có lông ngắn. Hoa đực và hoa cái mọc riêng ở nách lá, có cuống dài, cánh hoa màu vàng. Quả hình thoi, bằng ngón tay cái, lớn nhất bằng ngón chân cái người lớn, mặt ngoài có nhiều u lồi. Quả chưa chín có màu xanh, khi chín màu vàng.
Trong khổ qua rừng có một số hợp chất có hoạt tính sinh học, chủ yếu là momordicin I và II, cucurbitacin B và một số hợp chất khác, nước, protein, lipid, carbohydrat, khoáng chất như calcium, potassium, magné, sắt, kẽm, với nhiều lượng vitamin B1, B2, A, C… giúp nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể. Toàn thân rễ, lá, quả khổ qua rừng đều có thể dùng làm vị thuốc.
Khổ qua rừng dùng làm rau hoặc nấu nước uống có tính hàn, tác dụng giải nhiệt, bổ huyết, bổ gan, giải độc, chống lão hóa và phòng ngừa các bệnh tim mạch, huyết áp, tổn thương thần kinh, giảm lượng đường trong máu, ổn định đường huyết nên rất thích hợp với người bị bệnh tiểu đường, có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn ngừa không cho chúng nhân ra. Kích thích chức năng tiêu hóa, lợi tiểu, lưu thông máu, giảm mỡ máu, chống viêm, hạ sốt, mát tim, sáng mắt, cắt cơn ho trong bệnh phổi. Dùng khổ qua như một thức uống bổ tỳ vị hằng ngày cùng phối hợp trị bệnh rất hữu hiệu; đặc biệt dùng thường xuyên sẽ giúp giảm các bệnh ngoài da, làm cho da dẻ mịn màng. Dây và lá khổ qua nấu nước tắm trị rôm sảy cho trẻ em rất tốt.
Trong Y học dân gian và Y học cổ truyền, các bộ phận của dây khổ qua rừng từ lá, dây, quả và cả hạt đều có nhiều công dụng dược liệu để chữa nhiều bệnh khác nhau. Dây và lá khổ qua tươi đem nấu hoặc giã lấy nước để uống hằng ngày, hay chặt khúc ngắn 3-4 cm, đem phơi khô cất dành sang mùa nắng để nấu nước uống giải khát thường xuyên thay nước trà, nước lọc. Khổ qua rừng có tác dụng ngừa thai nên phụ nữ đang mang thai hoặc muốn có con không nên dùng. Phụ nữ muốn giảm cân uống hoặc ăn khổ qua rừng thường xuyên có tác dụng tiêu hao lượng mỡ khá hiệu quả và ức chế sự thèm ăn.> Mỹ Nhân
- Khổ qua rừng chữa bệnh tiểu đư (BÁO NGƯỜI LAO ĐỘNG)
Trong khi đó, khổ qua rừng rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường. Khổ qua rừng mọc tự nhiên ở nhiều vùng rừng núi nước ta. Theo y học cổ truyền, khổ qua rừng có vị đắng, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, trừ phiền, trừ đờm, cắt cơn ho trong bệnh phổi...
Dân gian từ lâu đã lấy lá non khổ qua rừng làm rau ăn, toàn thân rễ lá làm thuốc trấn ban cho phụ nữ thời kỳ sinh nở. Nước sắc dây khổ qua rừng có tác dụng giải độc, dùng phòng trừ bệnh uốn ván cho phụ nữ sau khi sinh hoặc sẩy thai.
Khổ qua rừng có thể dùng cả dây, rễ, lá, quả rửa sạch, phơi khô, sắc uống. Có thể uống lâu dài, hoàn toàn không kỵ thuốc tây. Dùng cả trái khổ qua rừng chế biến nhiều món ăn càng tốt, giúp ổn định đường huyết.
Khổ qua rừng rất tốt cho sức khỏe. Gần đây, ở một số nơi, người ta đem khổ qua rừng về đồng bằng trồng thành sản phẩm thương mại như một loại sau sạch tự nhiên. Khổ qua rừng rất dễ trồng, lấy hạt về gieo tự nhiên, có nước là cây lên rất tốt. Đọt khổ qua rừng đã thành món đặc sản ở các nhà hàng. Người ta có thể chế biến lẩu cá chép, mè, diêu hồng, tôm nấu đọt khổ qua rừng.
Bệnh tiểu đường rất phức tạp, người bệnh phải sống chung với nó suốt đời, kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh này có thể dùng thử thuốc nam (như khổ qua rừng, dứa, nụ vối hay vài loại thuốc khác) nhưng phải có bác sĩ chuyên khoa về tiểu đường theo dõi định kỳ, kiểm tra đường huyết. Nếu dùng thuốc nam không hiệu quả, phải sử dụng thuốc tây để kéo giảm đường huyết, sau đó dùng thuốc nam điều trị hỗ trợ.