Tác dụng chữa bệnh của cây diệp hạ châu ít người biết

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Tác dụng chữa bệnh của cây diệp hạ châu ít người biết

18/08/2015 12:00 AM
222

Diệp hạ châu có tác dụng diệt khuẩn bảo vệ gan lợi tiểu chữa viêm thận phù thũng, viêm niệu đạo và sỏi niệu đạo, viêm ruột, lỵ, viêm kết mạc, viêm gan, trị kiết lỵ, sốt rét, đau dạ dày, bệnh hoa liễu, vàng da, sỏi thận, sỏi mật.

Diệp hạ châu thường được gọi là cây chó đẻ răng cưa, tên khoa học Phyllanthus urinaria L., thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae.

  Diệp hạ châu cao từ 30 đến 60cm, thân nhẳn, mọc thẳng đứng, lá mọc so le, phiến lá thon nhỏ dài từ 5 đến 15mm, rộng từ 2 đến 5mm. Diệp hạ châu mọc hàng năm ở  khu vực nhiệt đới, là loại cỏ mọc hoang có thể tìm thấy nhiều nơi  khắp nước ta. Theo Đông y, diệp hạ châu vị  đắng, hơi ngọt, tính mát, có tác dụng thanh Can lương huyết, lợi tiểu, sát trùng, giải độc.

Tác dụng của diệp hạ châu đắng - cây chó đẻ răng cưa 

Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Phyllanthi, thường gọi là diệp hạ châu.

Nơi sống và thu hái: Loài cây liên nhiệt đới, phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, các nước Ðông Dương. Ở nước ta, cây mọc hoang khắp nơi, thường thấy ở các bãi cỏ ruộng đất hoang, tới độ cao 500m. Thu hái toàn cây vào mùa hè thu, rửa sạch, thái ngắn, dùng tươi hay phơi héo, bó lại phơi trong râm để dùng.

Thành phần hoá học: Trong cây có các acid, các triterpen một vài alcaloid và các dẫn xuất phenol. Gần đây, từ lá, người ta đã trích được acid ellagic, acid gallic, một acid phenolic và một flavonoid; chất thứ nhất không tan trong nước, các chất sau tan trong nước nóng; còn có một chiết xuất tinh gọi là coderacin.

Tính vị, tác dụng: Chó đẻ răng cưa có vị ngọt hơi đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu độc, sát trùng, tán ứ, thông huyết, điều kinh, thanh can, sáng mắt, làm se và hạ nhiệt. Người ta cũng đã nhận thấy tác dụng diệt khuẩn và diệt nấm rõ rệt của acid phenolic và flavonoid trong Chó đẻ răng cưa, Coderacin dùng chế thuốc nhỏ mắt và thuốc mỡ tra mắt, nó có khả năng diệt một số vi khuẩn, nấm và mốc, chủ yếu là các mầm gây bệnh đối với mắt.

Thường được dùng chữa đau yết hầu, viêm cổ họng, đinh râu, mụn nhọt, viêm da thần kinh, lở ngứa, sản hậu ứ huyết, trẻ em tưa lưỡi, chàm má. Còn dùng trị rắn cắn. Liều dùng 8-16g cây khô sắc nước uống, hoặc dùng cây tươi giã chiết lấy dịch uống hoặc vắt lấy nước bôi và lấy bã đắp. Cây tươi còn có thể giã nát đắp chữa các đầu khớp sưng đau.

Ở Trung Quốc, người ta dùng Chó để răng cưa để chữa: 1. Viêm thận phù thũng; 2. Viêm niệu đạo và sỏi niệu đạo, viêm ruột, lỵ, viêm kết mạc, viêm gan; 3. Trẻ em cam tích, suy dinh dưỡng.

Ở Ấn Độ người ta dùng toàn cây như là thuốc lợi tiểu trong bệnh phù; cũng dùng trị bệnh lậu và những rối loạn đường niệu sinh dục và làm thuốc duốc cá. Rễ cây dùng cho trẻ em mất ngủ. Ở Campuchia, người ta dùng cây sắc uống, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác trị các bệnh về gan, trị kiết lỵ, sốt rét. Ở Thái Lan, cây được dùng trị các bệnh đau dạ dày, bệnh hoa liễu, vàng da, trĩ và lỵ. Cây non được dùng làm thuốc ho cho trẻ em. 

Diệp hạ châu giải độc gan và chữa viêm gan siêu vi B.

Diệp hạ châu được Đông y sử dụng như 1 loại thuốc thanh Can lương huyết, giải độc sát trùng từ lâu đời.  Tuy nhiên, tác dụng giải độc gan và chữa viêm gan siêu vi B chỉ mới được các nhà khoa học lưu ý từ những năm 1980s về sau.  Nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật bản và Ấn độ đã cho biết họ đã phân lập được những hợp chất trong Diệp hạ châu có khả năng chữa bệnh viêm gan như phyllantin, hypophyllantin và triacontanal.  Tác động chống virus siêu vi B được báo cáo lần đầu tiên tại Ấn độ vào năm 1982. Sau đó, một báo cáo trên tạp chí Lancet vào năm 1988 cũng xác định tác dụng này.  Theo báo cáo này 2 nhà khoa học Blumberg và Thiogarajan đã điều trị 37 trường hợp viêm gan siêu vi B với kết quả 22 trong số 37 người đã đạt được kết quả âm tính sau 30 ngày dùng diệp hạ châu. Ðối với viêm gan siêu vi, diệp hạ châu có khả năng làm hạ men gan, tăng cường chức năng gan và ức chế sự phát triển của virus.  Theo các nhà khoa học, những tác nhân gây viêm gan hoặc hoại tử tế bào gan thường bắt đầu từ sự gia tăng quá trình peroxide hoá lipid ở màng tế bào.  Do đó, bảo vệ gan phải bắt đầu từ những chất chống oxy hoá có tính năng ức chế qúa trình nầy. Diệp hạ châu có hàm lượng những chất chống oxy hoá hướng gan[iv] có khả năng ức chế rất mạnh quá trình peroxide hoá ở gan.  Ngoài ra, những chất nầy còn làm gia tăng hàm lượng Glutathione  ở gan làm giảm hoạt động các enzym SGOT và SGPT trong những trường hợp viêm gan siêu vi đang tiến triển. 

Viêm gan siêu vi B là 1 căn bệnh nguy hiểm đang ảnh hưởng đến trên 300 triệu người trên thế giới mà sự chữa chạy bằng tây y rất tốn kém kể cả những phản ứng phụ không thể tránh được.  Do dó, sử dụng diệp hạ châu là một giải pháp đáng lưu ý. Trên thực tế, diệp hạ châu thường được sử dụng phối hợp với một số thảo dược khác. Điều nầy vừa làm tăng tác dụng chữa bệnh vừa làm dung hoà bớt tính mát của diệp hạ châu. Hiện nay, trên thị trường cũng đã có nhiều sản phẩm diệp hạ châu dưới hình thức trà, thuốc viên hoặc độc vị hoặc có phối hợp với một số vị khác.  Một số trường hợp chỉ cần dùng độc vị diệp hạ châu cũng chữa khỏi viêm gan.  Điều quan trọng là cần có sự phối hợp của chế độ ăn ít mỡ, nhiều rau quả và năng vận động.

Trong cơ thể con người, gan có thể ví như 1 nhà máy lọc to lớn có chức năng giải độc cho cơ thể để duy trì các chức năng bình thường của tất cả các cơ quan.  Ngày nay, trong cuộc sống hiện đại, do môi trường ô nhiễm, do tâm lý căng thẳng và việc tiếp xúc với những hoá chất độc hại cũng như sử dụng nhiều loại  hoá dược, gan luôn luôn phải đối phó với nhu cầu cần được sơ tiết và giải độc.  Nhiều người cho rằng diệp hạ châu là 1 trong những loại thực vật hàng đầu có thể đáp ứng được yêu cầu nầy.

Kinh nghiệm sử dụng ở nước ta thường phân ra 2 loại diệp hạ châu đắng và diệp hạ châu ngọt. Diệp hạ châu đắng có dược lực cao hơn diệp hạ châu ngọt. Theo y học cổ truyền, vị đắng đi vào kinh Can, Đởm có tác dụng kích thích tiêu hoá, tăng tiết mật. Theo những nghiên cứu của y học phương Tây, diệp hạ châu đắng  sẽ có nhiều chất chống oxy hoá thuộc nhóm xanthones hơn.  Do đó, dược tính cũng cao hơn.  Với diệp hạ châu đắng, liều dùng trung bình từ 10 đến 20g mỗi ngày (dạng phơi khô). 

Lưu ý

Diệp hạ châu không có độc tính, độ an toàn cao ngoại trừ một số trường hợp đau cơ, co giật trong khi điều trị sỏi thận hoặc sỏi mật do quá trình tống xuất sỏi. Tuy nhiên, diệp hạ châu có tính mát có thể gây trệ Tỳ, đầy bụng ở những người có Tỳ Vị hư hàn, dùng liều cao hoặc dùng lâu  ngày.  Do đó, những trường hợp nầy nên phối hợp với những vị thuốc có tính cay ấm để dung hoà bớt tính mát của diệp hạ châu.

Gần đây có một số thông tin cho rằng uống diệp hạ châu có thể gây vô sinh.  Điều nầy có lẻ bắt nguồn từ 1 nghiên cứu về tác dụng ngừa thai của diệp hạ châu trên trên loài chuột của các nhà khoa học trường Đại học Gujaret ở Ấn độ.  Kết quả nghiên cứu cho thấy khi cho chuột uống cao toàn thân cây diệp hạ châu liều 100mg/kg thể trọng đối với chuột cái[v] hoặc 500mg/kg thể trọng đối với chuột đực[vi] có thể tạm thời ức chế khả năng sinh sản trong thời gian thí nghiệm 30 ngày (chuột cái) hoặc 45 ngày (chuột đực). Sau khi ngưng uống diệp hạ châu, khả năng nầy phục hồi bình thường. Điều nầy khác với vô sinh. Hơn nữa chỉ mới là thử nghiệm ban đầu trên loài vật.  Tuy nhiên, những người đang muốn có con không nên dùng diệp hạ châu.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý