Ăn kiêng sau sinh

seminoon seminoon @seminoon

Ăn kiêng sau sinh

18/04/2015 02:39 PM
5,326

Ăn kiêng sau sinh - Nên hay không?

Chế độ dinh dưỡng của bà mẹ trong suốt thời kỳ mang thai và cho con bú rất quan trọng vì có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của cả mẹ lẫn con. Do đó, mẹ cần chú ý đến sức khỏe của mình cùng với một chế độ dinh dưỡng khoa học để có thể có nguồn sữa chất lượng dành cho con, đồng thời để chăm sóc bé tốt nhất.

Ăn kiêng theo quan niệm dân gian

Theo quan niệm dân gian, các bà mẹ sau sinh phải kiêng rất nhiều các loại thức ăn vì nhiều lý do khác nhau như không ăn rau cải vì sau sẽ bị són tiểu, không ăn tôm, cua, cá, hải sản vì tanh và em bé sẽ bị tiêu chảy, mẹ hậu sản..., ăn cơm trắng với muối hay chỉ ăn duy nhất thịt lợn nạc kho mặn, kiêng ăn rau... Nhiều bà mẹ sau khi sinh không có đủ sữa cho con thường ăn cháo chân giò hầm kéo dài, hay ở nhiều vùng quê, sản phụ sau khi sinh ăn nghệ thường xuyên với quan niệm ăn nhiều nghệ sẽ có tác dụng bổ máu...

Có nên ăn kiêng sau sinh?

Theo các nhà chuyên môn, sau khi sinh là thời điểm người mẹ thiếu nhiều chất nhất vì đã mất rất nhiều năng lượng, máu và nước trong quá trình mang thai và sinh nở. Vì vậy, trong thời gian mang thai và cho con bú, các bà mẹ nên lựa chọn những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, hợp khẩu vị, thay đổi thức ăn thường xuyên để tăng cảm giác thèm ăn. Nên chọn thực phẩm tươi, sống, rau sạch; thức ăn cần được nấu chín kỹ để tránh bị ngộ độc thực phẩm.

Ảnh minh họa

Nếu ăn nhiều chân giò hầm, cơ thể người mẹ sẽ bị thừa chất béo. Có những bà mẹ khi thấy cơ thể béo không dám tiếp tục bổ sung dinh dưỡng, điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mẹ và con. Không ăn tôm, cua, cá, hải sản... cơ thể sẽ thiếu canxi. Thường xuyên ăn thịt kho mặn kéo dài người mẹ sẽ thấy chán ăn, ăn không ngon miệng...

Ăn kiêng thường làm giảm tính đa dạng của khẩu phần và có thể không hợp khẩu vị của người mẹ. Ở nhiều nơi, nhất là ở những vùng quê nghèo, do thực phẩm sẵn có ở địa phương thường ít đa dạng, nếu người mẹ lại ăn kiêng thì rất dễ bị thiếu chất dinh dưỡng, ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng của sữa mẹ. Tuy nhiên, trong thời gian cho con bú, khi ăn những thức ăn mới, lạ, cần ăn từ từ từng ít một, nếu thấy trẻ có những phản ứng khác lạ như tiêu chảy, dị ứng thì người mẹ nên ngừng ăn những thức ăn này để không ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

Chế độ ăn khoa học cho phụ nữ sau sinh

Sau sinh, người mẹ nên có một chế độ dinh dưỡng khoa học bằng cách ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng và chú ý những điểm sau đây:

- Hạn chế đồ ăn rán, xào, đồ ngọt, thức ăn nhanh... Thay vào đó hãy chọn thức ăn nhiều protein nhưng ít mỡ, nên dùng dầu thực vật trong chế biến thức ăn.

- Ăn nhiều rau xanh, trái cây để tăng cường lượng vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

- Nên duy trì uống sữa dành cho bà mẹ mang thai và cho con bú để đảm bảo đủ chất mà không bị tăng cân, chọn loại sữa có bổ sung FOS (chất xơ) tốt cho hệ tiêu hóa, giúp tăng khả năng hấp thụ của mẹ, vì sau khi sinh nở, hệ tiêu hóa của người mẹ thường bị yếu, khó khăn hơn trong việc hấp thụ dinh dưỡng, đặc biệt là những chất khó tiêu như đạm.

- Ăn sáng vừa phải, đều đặn giúp người mẹ tránh tình trạng ăn uống quá độ trong ngày cũng là một cách hạn chế tăng cân.

Trong thời kỳ cho con bú cần tránh các loại chất kích thích có ảnh hưởng không tốt tới hệ thần kinh và sức khỏe của bé và hạn chế một vài loại gia vị như: ớt, tỏi, hành có thể qua sữa gây mùi khó chịu, trẻ dễ bỏ bú.


Những điều kiêng khem sau sinh

Để có thể duy trì sức khỏe và vẻ đẹp của bản thân mình, bác sĩ Lê Khánh Vân đưa ra một số lưu ý mà người mẹ cần tránh.

Không giữ ấm cơ thể

Hầu hết phụ nữ trong giai đoạn ở cữ đều cảm thấy hết sức nóng, đặc biệt là với người mẹ bị nóng sữa (ngay cả những người sinh con vào mùa đông).

Mặc kín toàn thân là điều khó khăn nhưng nếu toàn thân không được giữ ấm và kín, sau này có thể sẽ rơi vào tình trạng “thiên hạ chưa rét thì mình đã rét”. Thậm chí, có một số người còn phải mặc áo rét giữa tiết trời mùa hè nóng bức.

Đặc biệt, nếu hay bị hở bụng trong thời kì ở cữ, về sau sẽ rất hay bị đau bụng, lạnh bụng.



Ngồi nhiều


Cơ thể người phụ nữ vừa mới sinh còn yếu, xương cốt vừa phải trải qua một trận “tập dượt” khá nặng nên chưa thể trở lại ngay trạng thái bình thường. Nếu ngồi nhiều sẽ dễ mắc chứng đau lưng kinh niên.

Hơn nữa, tử cung bị co thắt mạnh chưa hồi phục, việc ngồi quá nhiều, nhất là ngồi xổm khiến cho tử cung có thể bị sa. Điều này gây nguy cơ đối với sức khỏe cũng như những lần sinh sau của sản phụ.

Tốt nhất là nên đi lại nhẹ nhàng 1-2 lần trong ngày để cơ thể được vận động, từ đó điều hòa khí huyết.

Nói quá nhiều, quá nhanh

Đây là đặc tính của nhiều chị em, rất khó bỏ ngay cả khi vừa sinh con. Tuy nhiên phải quyết tâm, nếu không sẽ có thể mắc phải tật nói líu lưỡi, nói nhịu.

Tẩm bổ quá nhiều

Nhiều phụ nữ thường xuyên lo lắng rằng mình không có đủ sữa cho bé bú. Vì vậy, họ ra sức ăn thật nhiều mà chủ yếu là ăn những đồ ăn giàu đạm như: móng giò, thịt lợn, thịt gà… Kết quả là thân hình ai nấy đều “nở ra” một cách không thể phanh lại được. Chính điều này sẽ lại biến thành nỗi lo lớn của họ khi sắp sửa đi làm trở lại.

Ăn ít rau củ và hoa quả

Cơ thể sản phụ cũng như em bé, nguồn vitamin, khoáng chất có dồi dào trong hoa quả và rau củ là vô cùng cần thiết. Nó giúp cho hai mẹ con có được sức đề kháng tốt hơn, da dẻ hồng hào và mịn màng hơn. Do đó, thực đơn dành cho sản phụ nhất thiết phải được cân đối giữa phần thức ăn giàu đạm với rau, củ, quả giàu vitamin.

Tắm gội quá lâu

Mặc dù rất khó chịu do cả ngày sữa chảy đầm đìa, mồ hôi nhễ nhại nhưng chị em vẫn cố nhịn tắm gội vì kiêng.

Thực ra chỉ cần kiêng tắm gội trong khoảng một tuần. Thời gian này sản phụ nên lau người nhẹ nhàng và thay quần áo thường xuyên.

Kiêng tắm rửa quá lâu sẽ càng làm cho sản phụ thêm mệt mỏi, thậm chí ăn không ngon, ngủ không yên, khó có thể có đủ sức lực để chăm sóc bé. Như vậy mới là yếu tố dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.

Quá lo lắng về vóc dáng mình

Ai sinh con cũng đều có sự thay đổi về vẻ ngoài, không nhiều thì ít. Nhưng đó chỉ là giai đoạn ban đầu, nếu chịu khó tập luyện, bạn hoàn toàn có thể lấy lại một cơ thể săn chắc.

Hơn nữa, thực tế cho thấy, đa phần phụ nữ sau khi sinh con đều đẹp lên, đó là sự mặn mà của “bông hoa vừa khai hoa nở nhụy”. Cho nên bạn đừng quá lo lắng sẽ dễ bị stress, chính điều này có thể làm cho bạn xấu đi đấy.

Ngại 'gần gũi' chồng

Phải thừa nhận rằng sản phụ nào cũng rất bận rộn, mệt nhọc vì phải lo cho em bé. Nhưng đừng quên còn một “em bé trong hình hài người đàn ông” của chúng ta cần được quan tâm, chăm sóc và chia sẻ. Họ là những người phải giữ trọng trách trụ cột gia đình, trong khi việc có thêm em bé sẽ khiến cho gánh nặng về kinh tế càng tăng.

Nhiều phụ nữ từ khi có con do quá mãi chăm sóc con mà xao nhãng “chuyện ấy” với chồng là điều không nên, vì hậu quả của nó đôi khi rất khó lường.

Quên bổ sung các vi chất cần thiết

Đó là các chất sắt, canxi, vitamin A, D… chỉ trông đợi từ nguồn thức ăn hàng ngày là không đủ, mà sản phụ cần bổ sung những vi chất này thường xuyên, bằng cách dùng thuốc từ giai đoạn mang thai cho đến nhiều tháng sau khi sinh.

Những sản phụ nuôi con bằng sữa mẹ lại càng cần phải chú ý điều này, vì ngoài nhu cầu cho cơ thể mẹ còn phải “chia” cho cả em bé. Nếu không, lượng sữa tiết ra hằng ngày sẽ “rút” dần những chất này của người mẹ đến mức cạn kiệt. Cơ thể thiếu nhiều loại vi chất rất khó có thể hồi phục lại sức khỏe ban đầu, nguy hiểm hơn có thể để lại những biến chứng về sau.

Suốt ngày ở trong phòng kín

Cho dù là mới sinh, người phụ nữ cũng rất cần được thường xuyên tiếp xúc với bầu không khí trong lành, thoáng đãng. Vì thế, không nên nhốt mình cả ngày ở trong buồng mà thỉnh thoảng phải đi ra những chỗ không khí được lưu thông. Chỉ cần chú ý tránh những nơi hút gió hay có gió lùa.

Bên cạnh đó, cần phơi nắng sớm hàng ngày (trước 9 giờ sáng), cho cả mẹ và con là tốt nhất, kết hợp với tập thể dục nhẹ nhàng.

Ăn uống để phục hồi sức khỏe cho bà mẹ sau sinh

Sau khi sinh, sự tiêu hao sức khỏe và năng lượng của sản phụ là rất lớn. Vì vậy, việc ăn uống cho bà mẹ là rất quan trọng, vừa để bổ sung sự tiêu hao năng lượng, vừa bổ sung đủ dinh dưỡng cần thiết để người mẹ tiết ra đủ sữa nuôi con.

Bí quyết cho mẹ mới sinh căng sữa

Về nguyên tắc, sản phụ cần ăn nhiều thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, nhất là thức ăn có chứa nhiều protein, canxi, sắt như: thịt bò, trứng, sữa, gan và thận động vật. Các sản phẩm từ đậu có thể nấu canh với xương heo, giò heo là những thức ăn có hàm lượng canxi rất cao.

Khẩu phần ăn uống đa dạng: Dinh dưỡng của sản phụ phải toàn diện, không thể ăn theo ý thích của mình, cũng không phải ăn nhiều quá một loại thực phẩm. Trong các bữa ăn chính phải có thức ăn thô như: cơm, bắp, tiểu mạch, khoai để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Ngoài ra, trái cây, rau cải cũng rất có ích cho sản phụ nhằm cung cấp đủ vitamin và thúc đẩy vú tiết sữa bình thường. Vì vậy, nên tập thói quen ăn trái cây sau mỗi bữa ăn, các loại như táo, quýt, lê...

Hoa quả cung cấp vitamin và thúc đẩy quá trình tiết sữa

Không kiêng cữ một cách quá mù quáng: Thời kỳ cho con bú, dinh dưỡng phải đủ về mọi mặt mới đáp ứng đủ nhu cầu của bản thân và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và em bé.

Ăn uống hợp lý: 5-7 ngày sau khi sinh nên ăn những thức ăn mềm như cơm nát, cháo. Không nên ăn quá nhiều dầu mỡ như thịt gà (có da), giò heo... Sau 7 ngày có thể ăn các món như cá, thịt, trứng gà nhưng không nên ăn quá no trong vòng một tháng sau khi sinh, mà nên ăn làm nhiều bữa trong ngày.

Ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa và ít kích thích: Không nên ăn những thức ăn cay nóng vì dễ làm cho sản phụ bốc hỏa và có thể ảnh hưởng đến trẻ qua sữa, làm cho trẻ bị nóng trong người. Vì vậy tránh ăn hành, ớt, hồi hương, hẹ, rượu...

Cũng không nên ăn thức ăn sống, lạnh vì dễ làm tổn thương dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Ngoài ra, thức ăn sống, lạnh dễ tạo máu bầm, làm đau bụng sau khi sinh.

Ngoài 3 bữa chính, sản phụ nên ăn nhiều bữa phụ với các loại thực phẩm dễ tiêu như: mì, hoành thánh, cháo để tăng lượng sữa.

Tránh táo bón, vì nếu để táo bón lâu ngày sẽ dẫn đến trĩ, nứt kẽ hậu môn, sa tử cung.

Cần đảm bảo những chất dinh dưỡng tối thiểu:

Protein (đạm): thịt nạc, cá, trứng, sữa và các loại gia cầm như gà, vịt đều chứa rất nhiều protein động vật. Các loại sản phẩm từ đậu như đậu hũ đều chứa một lượng lớn protein thực vật.

Chất béo: các loại thịt và mỡ động vật chứa nhiều chất béo động vật. Các loại đậu phộng, mè... chứa nhiều chất béo thực vật.

Chất đường: tất cả các loại thực phẩm như: gạo, mì, bắp, kê, khoai lang, khoai tây, hạt dẻ, sen, mật ong đều có chứa một hàm lượng lớn đường.

Chất khoáng: trong rau cải, tảo, rau cần, cà rốt, hẹ, rau diếp và cải trắng có nhiều phốt pho. Tảo biển, cá biển có chứa nhiều iod.

Vitamin: gồm các loại vitamin A và D có nhiều trong dầu gan cá, trứng và sữa, rau dền, rau diếp, bó xôi... Vitamin nhóm B có nhiều trong kê, bắp, gạo lức, bột mạch, đậu các loại... Vitamin C có nhiều trong các loại rau tươi, cam quýt, dâu tây, chanh, nho, táo, cà chua...

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Có nên uong nhiều nghệ tươi
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
Con toi sinh duoc 2tuan. Trong khi bu me duoc khoang 10 phut thi bi au
hơn 1 tháng trước - Thích (13) - Trả lời
sau sinh bi viêm tu cung co dung thuốc bôi đuoc khong
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
Có dùng được hay không còn phụ thuộc vào bạn bị viêm ở cấp độ nào. Để biết rõ tình trạng bệnh bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để khám và tư vấn.Chúc bạn luôn khỏe!
Sau khi sinh ăn được những loại quả gì?và không ăn được những quả gì?
hơn 1 tháng trước - Thích (22) - Trả lời
Hoa quả không nên ăn. Không nên ăn ối và cam quýt cắt miếng sẽ gây ê răng và bé đi ngoài có bọt. Nếu ăn cam thì nên vắt nước và pha thêm chút nước và đường. Tránh ăn dưa chuột vì gây đầy bụng cho em bé nếu em bé bú mẹ. Còn lại các loại hoa quả khác đều tốt. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết về các loại trái cây tốt nhất nên ăn sau khi sinh: http://www.phununet.com/Wikiphununet/ChiTietWiki.aspx?m=0&StoreID=7840
sau sinh 5 tuần sinh thường .bị ngã té có ảnh hưởng gì không ?! .em thấy cữa mình hơi khó chiụ.
hơn 1 tháng trước - Thích (19) - Trả lời
Sau khi sinh e them an ga ran ko biet co anh huong gi ko ah?
hơn 1 tháng trước - Thích (3) - Trả lời
em moi sanh duoc 2tuan co the an oc duoc ko?
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
sau sinh an bau co duoc khong
hơn 1 tháng trước - Thích (7) - Trả lời
Sau 1 tháng đầu có thể ăn bình thường nhé!
an gi de giam can sau sinh
hơn 1 tháng trước - Thích (21) - Trả lời
Hoa quả và vitamin bổ sung dinh dưỡng nuôi con.Tích cực tập thẻ dục để giảm calo.Ngoài ra hạn chế các thức ăn dầu mỡ,chất béo..
Ba me sinh sau 2 tuan an oc duoc khong
hơn 1 tháng trước - Thích (20) - Trả lời
Chào bạn nếu từ trước mà bạn quen và thích ăn ốc mà không bị dị ứng hay đi ngoài thì bạn không cần phải kiêng lâu như vậy ,nhưng cháu mới được hai tuần mà đang bú sửa mẹ thì bạn khoan hảy ăn mình nói thật đó,đợi một thời gian ngắn nửa khoảng v̀ai tháng nửa bạn ăn,trong thời gian này không ăn dưa chua muối cà muối nhiều gia vị quá,thức ăn quá cay hay chua quá không được ăn ,nhất là chất lạnh .Bạn hảy chịu khó nha tất cả vì cion em chúng ta mà,hồi trước mình kiêng nhiều củng thèm lắm đó chứ
dạ, cho e hỏi là phụ nữ sau khi sinh có nên ăn cà rốt và su hào muối k ạ???
hơn 1 tháng trước - Thích (8) - Trả lời
Con tôi sinh được một tuần có hiện tượng bụng to lên và hay nôn sữa ra ngoài xin hỏi bệnh gì
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Phụ nữ sau khi sinh có nên ăn vừng đen không
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý