Không còn nghi ngờ về tác dụng chữa bệnh của cây Hoàn Ngọc. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách trồng và dùng cây Hoàn Ngọc để chữa bệnh hiệu quả nhất.
Cây Hoàn Ngọc được thu hoạch tại DN Hoàn Ngọc 7 Nga Tây Ninh
Trong dân gian thường có thói quen dùng lá tươi hoàn ngọc để chữa bệnh. Tuy nhiên, do lá hoàn ngọc mang tính hàn nên dùng nhiều sẽ gây lạnh tỳ. Các chuyên gia khuyến cáo không nên dùng lá tươi một cách tùy tiện mà phải đúng liều lượng. Mặt khác, có thể người dùng còn nhầm lẫn cây hoàn ngọc với một số cây có hình dạng tương đồng. Chẳng hạn như cây hoàn ngọc dương hoặc nhớt tím, hoàn ngọc đỏ (vì ngọn, lá non và thân có màu đỏ tía). Hay một loại cây khác mà Lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký hội Dược liệu TP. HCM, cũng cho rằng dân gian đã nhầm lẫn là hoàn ngọc. Cây này có lá dài, màu xanh đậm, thân bò, cao trên 1m. Những cây này tương đối giống Hoàn Ngọc nhưng chưa được nghiên cứu khoa học về công dụng và độc tính. Cây Hoàn Ngọc chính hiệu được xác định tên khoa học là Pseuderanthemum palatiferum (Wall) Radlk, thuộc học Ô rô (Acanthaceae), tên chính thức là xuân hoa. Hoàn ngọc thật được định dạng là lá có hình xoan nhọn, ngắn, màu xanh nhạt, thân đứng, cao khoảng 0,5 – 1m.
Hệ thống chiết xuất và tinh chế Hoàn Ngọc do Chương Trình Hóa Dược đầu tư
Ngay cả cây Hoàn Ngọc thật, cũng không phải cây nào cũng có phẩm chất chữa bệnh như nhau. Thổ nhưỡng có tác động lớn đến dược tính của cây Hoàn Ngọc. Những cây Hoàn Ngọc trồng trong chậu kiểng ít dược tính hơn cây Hoàn Ngọc tự nhiên, hoặc trồng theo quy trình khoa học. Bà Bùi Kim Nga- Chủ DNTN Trà Hoàn Ngọc 7 Nga Tây Ninh - cho biết: “Việc trồng cây Hoàn ngọc để chế biến thành trà hoàn ngọc chữa bệnh của doanh nghiệp Trà Hoàn Ngọc 7 Nga Tây Ninh tuân thủ một quy trình nghiêm ngặt, từ chất đất, cách chăm sóc, bón phân cho đến thu hoạch, chế biến…” Đặc biệt, cây Hoàn Ngọc do doanh nghiệp bà 7 Nga trồng tuyệt đối không dùng thuốc trừ sâu, phân hóa học. Được biết, doanh nghiệp Trà Hoàn Ngọc 7 Nga Tây Ninh từng đầu tư trồng cây hoàn ngọc ở Vĩnh Long nhưng do hàm lượng hoạt chất chữa bệnh của cây Hoàn Ngọc tại đây thấp nên họ quyết định bỏ cả hecta. Qua thử nghiệm, khảo cứu, DN Trà Hoàn Ngọc 7 Nga Tây Ninh đánh giá hoàn ngọc phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu ở Tây Ninh nhất.
Rễ Hoàn Ngọc, thành phần quan trọng nhất trong cây được nghiên cứu tác dụng ức chế khối u, tuy nhiên, mẫu rễ thu hoạch tại DN Hoàn Ngọc 7 Nga được dùng làm mẫu để nghiên cứu thì có số tuổi là 7 năm vì vậy, khi sử dụng dược liệu và các sản phẩm từ cây Hoàn Ngọc, người dùng cũng nên chú ý đến chất lựng và số tuổi của rễ cây để đạt kết quả điều trị cao nhất