Vào cuối thế kỷ hai mươi, một số nhà chuyên môn đã đưa vào các quan niệm mới về việc sinh nở của các thai phụ và vai trò của người hộ sinh. Các ý tưởng và việc giảng dạy của họ đã làm thay đổi phương pháp chăm sóc tiền sản và hậu sản, tạo cho việc sinh nở trở thành một điều hết sức bình thường. Hầu hết các quan niệm ấy đều khuyến khích thai phụ đáp ứng theo sự hướng dẫn của cơ thể mình trong một môi trường đầy tình yêu thương.
Bác sĩ Grantley Dick – Read
Là bác sĩ sản khoa đầu tiên nhận thức rằng việc sợ hãi chính là nguyên nhân gây đau đớn lúc chuyển dạ. Lý thuyết sinh nở tự nhiên của ông đã được sự lưu tâm không chỉ của giới y học mà còn của các bà mẹ đang mang thai phụ. Những điều huấn luyện của ông rất cơ bản, hiện nay đã được ứng dụng tại tất cả các trung tâm hộ sản. Không có phương pháp sinh đẻ nnào không gắn với các bài giảng của ông, kể cả các bài tập thở, cách kiềm chế hơi thở và cách thư giãn hoàn toàn. Phương châm của ông là chuẩn bị cho thai phụ không chỉ bằng cách cung cấp thông tin mà còn giúp đỡ, trấn an và thông cảm.
Frederick Leboyer
Phương pháp sinh đẻ của Frederick Leboyer hay ở chỗ nó nỗ lực giúp người khác biết được những gì trẻ sơ sinh hiểu, lắng nghe và cảm nhận được. Leboyer chịu ảnh hưởng của nhà tâm thần học Reeich Rank và Janov. Họ cùng tin rằng các vấn đề xảy ra lúc cuối đời của một người có nguồn gốc từ việc chấn thương lúc mới sinh. Vì thế Leboyer không quan tâm chính đến các thai phụ mà lại quan tâm chính đến các thai nhi trong lúc chuyển dạ và trong lúc lúc sinh, kể cả tác động của quá trình này khi đã trưởng thành.
Trong cuốn sách Sinh nở nhẹ nhàng, ông đã đề nghị: Để giới hạn hay giảm thiểu tối đa các thương tổn, căn phòng sinh nên có độ sáng, eem dịu, ít tiếng động, ít đi lại để giảm sự chấn thương tinh thần cho bé. Leboyer cũng tin rằng sự tiếp xúc giữa cơ thể mẹ và con ngay sau khi bé ra đời sẽ tạo cho bé cảm giác an toàn, bình yên. Đứa bé mới chào đời cần được tắm bằng nước ấm để có cảm giác như đang trong bụng mẹ.
Không phải tất cả những đề nghị trên đây đều hoàn toàn đúng. Đứa bé cần cảm nhận được không khí trên bề mặt nó để kích thích cho hai lá phổi lần đầu hô hấp. Việc đặt bé vào nước ấm sẽ không đủ kích thích để bé tiếp tục thở. Tóm lịa, nhiều nhà chuyên môn cho rằng không có bằng chứng nào cho thấy lý thuyết của Leboyer là đúng. Tuy nhiên đúng là mọi em bé khi ra đời cần được chào đón trang trọng. Dù bạn không đồng ý với Leboyer, bạn cũng thích việc sinh nở được êm đềm hơn.
Bác sĩ Michel Odent
Là một phẫu thuật gia tổng quát, bác sĩ Odent thật sự bị choáng váng khi lần đầu tiên ông chứng kiến các thai phụ rặn sinh theo chiều hướng lên trên, phản lại trọng lực, vì hai chân bị giữ trong bàn đạp của ghế sinh. Làm thế, các bà mẹ phải cần có những cơn co thắt mạnh hơn, dẫn đến đau hơn, chuyển dạ lâu hơn, dễ đuối sức hơn. Nhiều biến chứng hơn, dẫn đến đau hơn, chuyển dạ lâu hơn, dễ đuối s��c hơn. Nhiều biến chứng dễ xảy ra hơn vì tư thế sinh đó làm cho thai nhi bị ghìm lại không lọt ra được.
Điều này khiến ông nghĩ ra những phương pháp riêng về sinh đẻ, phần lớn dựa vào phương pháp truyền thống tại Pithiviers ở Pháp. Odeent tin rằng nếu được tạo cơ hội, các thai phụ khi chuyển dạ sẽ quay về trạng thái sinh lý sơ khai, không bị ý thức kìm hãm, khi đó hị sẽ làm theo bản năng. Ông tin rằng lúc đó chất endorphin, chất thuốc mê tự nhiên của cơ thể sẽ chịu trách nhiệm về việc sinh nở.
Tỉnh Pithiviers của Pháp có tỉ lệ thấp nhất về các thủ thuật cắt tầng sinh môn, sinh kềm, mổ lấy thai. Tất cả các loại can thiệp đều bị hạn chế ở mức tối thiểu. Nhờ vậy mức rủi ro của các bà mẹ rất thấp, nhiều phụ nữ đã chuẩn đoán nghi ngờ là trường hợp sinh phức tạp (ngôi mông) vẫn đến Pithivies và đã sinh nở một cách tự nhiên ở đó.
Shellia Kitznger
Kitznger, một chuyên viên về sinh nở rất được kính nể và có ảnh hưởng lớn ở phương Tây, tin rằng sinh nở là một trải nghiệm có tính rất riêng tư và người phụ nữ đang chuyển dạ nên đóng vai trò người “tạo con tích cực” chứ không phải là một bệnh nhân thụ động.
Bà Kitznger coi việc sinh nở theo kiểu hiện đại nên được thực hiện trong một bệnh viện hiện đại và được quản lí chặt chẽ giống như trong trại giam, hay kỹ lưỡng giống như trong sở thú. Bà nói rằng “cái sở thú ấy” có thể được quản lý một cách nhân bản và khoa học; những người “trông coi sở th”" có thể tốt bụng và có đầu óc; họ lấy làm kiêu hành về tỷ lệ tử vong thấp, về cung cách quản lý tốt; giờ cho thăm có lẽ được thường xuyên, phòng ốc, quan cảnh thân mật và có tính đón chào. Trong sở thú đó có thể còn các khoảng không gian để đi tới đi lui, những người có trách nhiệm đã cố tạo ra một môi trường thiên nhiên, nhưng sở thú vẫn mang phong cách của nơi giam giữ.
Bà Kitztinger tin rằng các thách thức của dịch vụ sinh nở ngày nay là:
- Thứ nhất: cho các bậc cha mẹ được lựa chọn thật sự dù đó là kiểu sinh đẻ được tổ chức, sinh đẻ hoàn toàn tự nhiên hoặc ở giữa hai điều đó, có tôn trọng những ước muốn của sản phụ sinh con ở đâu và sinh theo cách nào.
- Thứ hai: sinh nở không phải là một bệnh tật, thai phụ đang chuyển dạ và người chồng trưởng thành có đủ thông minh và có quyền nói tiếng nói cuối cùng trong các quyết định chung quanh việc ra đời của đứa con mình.
Phương pháp Lamaze
Phương pháp tham vấn về tâm lý xuất hiện đầu tiên ở Nga và sau đó được bác sĩ Lamaze chấp nhận ở Pháp.
Có trên 90% phụ nữ ở Nga và 70% phụ nữ ở Pháp hiện nay được giảng dạy về phương pháp sinh đẻ này. Nó cũng trở nên phổ biến ở Hoa Kỳ và là những bài giảng căn bản tại trung tâm Hộ sản quốc gia ở Anh.
Lamaze nhận thấy rằng dù thai phụ thư giãn ra sao đi nữa thì chắc chắn cũng đau và phải đương đầu với nó.
Sau kết quả nghiên cứu của Ivan Pavlov về kích thích phản xạ có điều kiện ở chó, lamae hiều được cách giúp đỡ thai phụ đối phó với sự đau đớn của việc sinh nở.
Phương pháp này có ba điểm chính: thứ nhất nỗi sợ hãi chuyển dạ giảm đi hay được hoá giải nhờ sự hiểu biết của thai phụ. Thứ hai, thai phụ sẽ học cách thư giãn và cách nhận thức về cơ thể của mình để biết cách đối phó với cơn đau. Thứ ba, thai phụ có ý thức thở nhịp nhàng đúng cách trong các cơn co thắt để làm cho đầu óc phân tâm không chú ý đến cơn đau nữa.
Phương pháp Bradley
Phương pháp cải tiến này do tiến sĩ Robert Bradley trình bày và cũng được biết đến với tên gọi “kỳ sinh có chồng trợ giúp”.
Phương pháp Bradley giúp cho thai phụ chấp nhận cơn đau và bị lôi cuốn theo sự dẫn dắt của người chồng, người bạn hoặc người tư vấn. Người này cũng từng tham gia các lớp học tiền sản cùng với thai phụ trợ giúp thực hiện các bài thể dục, cách thở và an ủi vỗ về thai phụ suốt từ khi bắt đầu chuyển dạ đến lúc sinh.
Hơn nữa cơn chuyển dạ hoàn toàn phụ thuộc vào từng cá nhân và có thể khác xa với kinh nghiệm của bạn. Phụ nữ thường xử sự trong việc sinh nở theo một cách không giống như đã dự tính. Một số người đi theo trợ giúp có thể quá nhiệt tình giúp sinh đến độ quên cả thai phụ và các nhu cầu của cô ấy.