Triệu chứng của bệnh sốt rét và bệnh sốt xuất huyết khác nhau thế nào?

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Triệu chứng của bệnh sốt rét và bệnh sốt xuất huyết khác nhau thế nào?

20/08/2015 12:00 AM
623

Trong những năm gần đây tình hình sốt rét khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng dần dần đi vào ổn định, số ca bệnh ngày một giảm, bên cạnh đó tình hình sốt xuất huyết luôn diễn biến phức tạp.


Tại một số cơ sở điều trị, nhiều bệnh nhân được nhập viện điều trị nội trú dài ngày với chẩn đoán sốt xuất huyết. Khi bệnh nhân trở nặng mới phát hiện thấy ký sinh trùng sốt rét trong máu, bệnh nhân mới được chẩn đoán và điều trị  sốt rét. Tại sao có sự lầm lẫn như vậy trong chẩn đoán sốt rét và sốt xuất huyết? Chúng ta có thể tránh được sai sót trong chẩn đoán được không?

Hai bệnh sốt rét và sốt xuất huyết có một số triệu chứng lâm sàng ban đầu giống nhau như sốt cao, rét run hoặc ớn lạnh, đau đầu, nhưng cách điều trị khác nhau, nếu chẩn đoán sớm, điều trị đúng, khả năng dẫn đến sốt rét ác tính và tử vong do sốt rét ít có thể xảy ra.

Đối với bệnh nhân sốt rét có cơn sốt điển hình hơn nhưng sau cơn sốt bệnh nhân tỉnh táo bình thường, hoặc sốt cách nhật, khi dùng thuốc đặc hiệu bệnh nhân cắt cơn ngay.

Đối với bệnh nhân sốt xuất huyết sốt li bì không thành cơn, sau khi uống thuốc hết tác dụng của thuốc bệnh nhân vẫn sốt liên miên biểu hiện nhiễm trùng rõ.

Có những bệnh nhân khi sốt đã uống thuốc hạ sốt tại nhà khi đến khám không còn sốt, hoặc ở ngoài cơn sốt đối với SR khi đến viện người bệnh đã có tiến triển nặng và có biến chứng nặng như sốc, biến chứng vào não, suy gan, suy thận, xuất huyết, dẫn đến tử vong. Đối với SXH hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu chỉ điều trị hỗ trợ triệu chứng nhằm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh tránh để xảy ra sốc, tụt huyết áp, xuất huyết nội tạng. Hoặc không được xét nghiệm máu tìm KSTSR, hoặc lấy máu một lần không tìm thấy KSTSR, cũng có bệnh nhân khi thấy sốt rét tự đi mua thuốc sốt rét uống đến xét nghiệm cũng không tìm được ký sinh trùng.

Vậy muốn chẩn đoán xác định tránh để xảy ra chẩn đoán nhầm giữa SR sang SXH cần dựa vào yếu tố dịch tễ và làm một số xét nghiệm để chẩn đoán đúng, điều trị thuốc đặc hiệu kịp thời tránh để xảy ra hậu quả đáng tiếc.
Khi người thầy thuốc tiếp xúc với người bệnh không khai thác rõ bệnh sử xem trước đi có trong vùng sốt rét về không, hoặc có ở vùng sốt rét lưu hành không, bên cạnh đó nếu có sốt cao khi sống trong vùng dịch SR trở về phải đến ngay cơ sở y tế thăm khám đồng thời cũng nói rõ cho nhân viên y tế biết để có phương pháp chẩn đoán và điều trị đúng, kịp thời.


Việc chẩn đoán bệnh SR chủ yếu dựa vào kết quả xét nghiệm, cho nên việc thực hiện cũng đơn giản nên khi thăm khám người bệnh người thầy thuốc cần phải cho xét nghiệm máu tìm ký sinh trùng sốt rét để chẩn đoán sớm điều trị kịp thời.

 Với tình hình hiện nay bệnh sốt xuất huyết ngày một gia tăng, các bệnh viện quá tải số lượng người bệnh đến khám quá đông một phần cũng do khai thác bệnh không triệt để thường khi người bệnh biểu hiện sốt tới khám người ta chỉ chú ý đến SXH mà quên đi SR. Hơn nữa xét nghiệm cơ bản thông thường kết quả thường không khác biệt mấy (Theo thông tin mới nhất từ viện nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh cho biết hiện nay số bệnh nhân sốt rét xét nghiệm máu công thức tiểu cầu đều giảm như SXH). Chính vì vậy khi thăm khám các bác sỹ nên lưu ý tới 2 bệnh trên mà cho làm xét nghiệm sớm để loại trừ và có chẩn đoán xác định điều trị kịp thời.

Hoặc có những bệnh nhân đến khám cho thuốc uống khi thấy hết sốt không uống nữa dẫn tới điều trị không triệt để, đủ liều do đó bệnh không khỏi mà tiến triển nặng. Đối với SXH bệnh nhân chủ quan khi hết sốt đi lại làm việc bình thường không theo dõi tiếp rất có thể xảy ra sốc do tụt huyết áp.

Cách phòng chống tốt nhất đối với 2 bệnh trên hiện nay là tăng cường diệt bọ gậy, lăng quăng, ngủ màn, không để ao tù, nước đọng, phát quang bụi rậm, nhà cửa thoáng đãng, đối với vùng có sốt rét thì tẩm màn, phun diệt trừ muỗi.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý