Bạn cần chuẩn bị tinh thần cho những thay đổi về thể chất và nội tiết tố qua một số tác dụng phụ thường gặp khi bạn bỏ hút thuốc.
Thèm thuốc mãn tính
Ức chế cơn thèm thuốc lá dường như không thể khi cảm giác thèm thuốc tấn công bạn mạnh mẽ. Trong hầu hết các trường hợp, cơn thèm thuốc lá gia tăng về cường độ ngay sau khi bạn ngừng hút thuốc. Sự thèm thuốc bắt đầu phát triển vào giữa ngày thứ 2 và thứ 5 sau khi bạn bỏ hút thuốc; sau thời gian này, nó dần dần giảm bớt. Đây được cho là giai đoạn khó khăn nhất trong quá trình bỏ thuốc.
Chứng mất ngủ
Cần nhiều thời gian hơn cho giấc ngủ là một tác dụng phụ phổ biến của việc cai thuốc. Nhiều người hút thuốc phàn nàn về việc họ không ngủ đủ giấc khi đang cố gắng bỏ hút thuốc lá. Những lo âu và căng thẳng xuất hiện kèm theo do ngừng nicotine cũng được cho là nguyên nhân gây mất ngủ. Vấn đề này tồn tại trong khoảng tuần thứ 1 và thứ 3 của thời kỳ cai thuốc.
Mệt mỏi
Bạn có cảm thấy dường như bộ não của bạn ngừng làm việc sau khi bạn bỏ thuốc lá? Việc từ bỏ sự phụ thuộc vào nicotine là một quá trình khó khăn. Bạn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ, ngay cả sau khi đã có giấc ngủ ngon.
Khó khăn trong việc tập trung, thị lực mờ, đau đầu; tất cả các triệu chứng thông thường này chỉ kéo dài trong một vài tuần. Nhưng trong trường hợp những triệu chứng này kéo dài sau 6 tuần bỏ hút thuốc, nên tham khảo ý kiến bác sĩ vì có thể có các nguyên nhân khác liên quan.
Chóng mặt
Chất nicotine trong khối thuốc lá làm tắc lưu thông của oxy đến não. Khi bạn ngừng tiêu thụ nicotine, não của bạn bắt đầu nhận được nhiều oxy hơn bình thường, có thể gây ra cảm giác chóng mặt. Hãy để cơ thể và não của bạn quen với việc thêm oxy nên phải mất một vài ngày và cảm giác ban đầu sẽ hết.
Ho hoặc triệu chứng như cúm
Đau đầu nặng, xoang, đau nhức là những triệu chứng tương tự như cảm cúm hoặc cảm lạnh, nhưng thực sự chúng có liên quan đến sự thay đổi trong hệ thống hô hấp. Nhiều người bỏ hút thuốc lá gặp phải các triệu chứng trên trong giai đoạn đầu khi vừa bỏ thuốc.
Hút thuốc tích tụ độc chất trên lông mao trong phổi. Môi trường không hút thuốc sẽ giúp làm sạch và kích hoạt lại lông mao và những cơn ho là một phần của quá trình làm sạch này. Tùy thuộc vào "khối lượng độc chất" trong phổi, các triệu chứng có thể kéo dài vài ngày đến vài tháng.
Tăng cân
Nicotine được cho là ngăn chặn sự thèm ăn, do đó, việc tăng cân sau khi bỏ hút thuốc rất phổ biến. Lý do chính cho việc tăng cân là thói quen thay thế thuốc lá bằng một cái gì khác. Nhiều người bỏ thuốc chọn thực phẩm ngọt cung cấp và đáp ứng ngay cơn thèm thuốc, trong khi một số người khác thay thế thuốc lá bằng một viên kẹo hoặc kẹo cao su, một trong hai cách làm tăng thêm calo dẫn đến tăng cân.
Tiêu hóa khó
Khi bạn bỏ hút thuốc, nicotine ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa bằng nhiều cách. Nhiều người bị khó chịu dạ dày, đầy hơi, tiêu chảy, IBS (hội chứng ruột kích thích) và chứng táo bón, có thể kéo dài từ một đến bốn tuần. Hãy tránh những thực phẩm gây đầy hơi như đậu, bông cải xanh, bắp cải và các bữa ăn nặng trong 3-4 tuần. Nên ăn thực phẩm tươi sống lành mạnh và uống nhiều nước.
Vấn đề về da
Trong quá trình bỏ thuốc, cơ thể của bạn bắt đầu loại bỏ các hóa chất gây hại và giải độc cho cơ thể. Trong quá trình làm sạch này, một số người có thể bị mụn trứng cá hoặc nổi mụn. Cơ thể tìm cách loại bỏ độc tố và sự xuất hiện của mụn trứng cá có thể là một trong những dấu hiệu cho quá trình này. Một số người có đốm mụn đỏ và ngứa như phát ban do căng thẳng. Vấn đề này có thể kéo dài đến một tháng.
Khó chịu
Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao mình lại cảm thấy không như bình thường khi đã đoạn tuyệt với nicotine? Câu trả lời có thể "nấp" bên trong bộ não của bạn. Lý do bạn cảm thấy bị kích thích, khó chịu là do có sự thay đổi đáng kể trong tâm trí trong quá trình cố gắng thích nghi với môi trường không nicotine.
Những triệu chứng như mất ngủ, chuột rút, mệt mỏi cũng có thể làm tăng thêm áp lực làm bạn gắt gỏng. Nhưng với sự kiên nhẫn và một số chiến lược kìm chế sự tức giận, bạn có thể sẽ kiểm soát được tình hình.
Thay đổi tâm trạng hoặc trầm cảm
Hầu như tất cả những người hút thuốc thừa nhận rằng hút thuốc lá làm họ bình tĩnh trong tình huống căng thẳng, tuy nhiên sự thật lại mâu thuẫn. Cuộc chiến thực sự bắt đầu khi bạn không có nicotin và bạn không biết làm thế nào để đối phó với những thay đổi về hormon và thể chất mà cơ thể đang đối mặt trong quá trình từ bỏ thuốc lá.
Hãy là người chịu trách nhiệm trong cuộc sống của riêng bạn, hãy tìm ra cách để đối phó với sự căng thẳng. Việc nghiện thuốc lá rất dễ tái phát, hãy nhớ rằng cuộc hành trình để hồi phục và từ bỏ hút thuốc là một quá trình chông gai nhưng sẽ cho bạn một cuộc sống khỏe mạnh về sau.
Tin tức nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=515836#ixzz3jL6S1Ety
doc tin tuc xaluan.com