Đau dạ dày nên kiêng gì?, biểu hiện của đau dạ dày?,
Ăn gì khi bị đau dạ dày?
Dưới đây là một vài tư vấn về ăn uống cho những người mắc căn bệnh này.
Không ăn quá no, nên nhai kĩ, nuốt chậm: Ăn quá no vì sẽ làm dạ dày phồng căng, sinh ra nhiều axít có hại, dễ gây đau. Khi ăn nên nhai kỹ, nuốt chậm, vì trong khi nhai có thể tăng thêm sự bài tiết của nước bọt, nước bọt có tác dụng giảm axít và bão hòa axít có trong dạ dày.
Nên ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm và dễ tiêu hóa: Những thức ăn chính như cháo, mỳ sợi nhỏ, cơm nhão… trong đó ăn những thức ăn làm bằng bột mỳ là tốt nhất. Vì những thức ăn này mềm, dễ tiêu hóa, lại có chất kiềm, có tác dụng làm bão hòa axít trong dạ dày.
Các loại thức ăn nên dùng là: sữa, trứng, các loại thực phẩm có tính bao bọc niêm mạc dạ dày như gạo nếp, bột sắn, bánh mỳ… Trong đó, uống một lượng sữa thích hợp là loại thức ăn lý tưởng của người bị loét dạ dày. Tôm cá không những giàu chất Protein với chất lượng cao, mà còn giàu nguyên tố vi lượng kẽm mà cơ thể con người cần thiết, nguyên tố vi lượng là một chất rất quan trọng để làm lành chỗ loét.
Không nên ăn những thức ăn cứng, thô ráp: Các loại quả khô, lương thực cứng, rau cần, hẹ, dưa, măng… là những loại thức ăn khó tiêu hoá, làm hỏng niêm mạc dạ dày, khó lành chỗ loét, thậm chí càng loét thêm.
Tránh những thức ăn có chất hoá học kích thích niêm mạc dạ dày: Cà phê, trà đặc, rượu mạnh, các thức ăn cay, hay những thức ăn dễ sản sinh vị chua và hơi như khoai lang, khoai tây, bánh kẹo, đường dấm, dưa muối là những thức ăn có thể kích thích bài tiết nhiều axít, không có lợi cho việc làm lành chỗ loét.
Nấu nướng cũng phải chú ý: Không nên ăn những thức ăn sống, lạnh, tuyệt đối không nên ăn những thức ăn đã biến chất. Tốt nhất là ăn những thức ăn hấp, xào, nấu, ninh; còn những thức ăn rán, chiên, muối, trộn nộm không dễ tiêu hóa, sẽ tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình làm lành chỗ loét.
Những người bị loét dạ dày, còn phải giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, gây dựng thói quen tốt trong sinh hoạt, không nên làm việc quá mệt mỏi, căng thẳng, hút thuốc lá và uống rượu, như vậy mới có thể tránh khỏi sự dày vò của căn bệnh này
Thực phẩm nên tránh ở người đau dạ dày
Đau dạ dày, đông y gọi là vị quản thống. Người đau dạ dày thường ợ hơi, ợ chua, đau vùng thượng vị (trên rốn) là do dạ dày tiết nhiều a-xít, sinh hơi, viêm loét dạ dày gây đau.
Người đau dạ dày không nên dùng các chất kích thích, cay nóng và những đồ ăn sống lạnh, thức ăn có độ a-xít cao. Dưới đây là những lưu ý ở người đau dạ dày trong ăn uống:
Đu đủ xanh: Trong nhựa đu đủ xanh có chứa nhiều papain. Chất này làm mòn niêm mạc dạ dày, người đau dạ dày không nên ăn.
Dứa: Quả dứa có nhiều a-xít hữu cơ và có một số enzyme có tác dụng làm tiêu protein, không có lợi cho người đau dạ dày, làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày.
Dưa chuột, dưa hấu: Dưa chuột, dưa hấu có tính lạnh (hàn), người đau dạ dày phần lớn là do tỳ vị hư hàn, nếu ăn vào gây đầy bụng, tiêu chảy.
Hành và tỏi sống: Hành và tỏi sống có chứa rất nhiều hợp chất làm tăng viêm loét dạ dày. Vì vậy nếu muốn ăn phải nấu chín.
Súp lơ xanh, bắp cải sống: Súp lơ xanh và bắp cải là những loại rau có chứa nhiều chất xơ, có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên khi đi vào đường ruột, nó lại dễ sinh ra nhiều khí gây đầy bụng. Vì vậy, với người đau dạ dày, nên nấu chín súp lơ xanh và bắp cải trước khi sử dụng.
Ớt: Rất tốt cho tiêu hóa đối với người bình thường, nhưng trong ớt có chứa một alcaloit có vị rất cay và nóng, nếu người đau dạ dày (viêm loét) ăn vào sẽ làm cho viêm loét thêm nặng. Vì vậy người đau dạ dày không nên ăn.
Chocolate: Với những ai mắc bệnh đau dạ dày nên hạn chế hoặc kiêng dùng chocolate, bởi nó sẽ gây trào ngược a-xít trong dạ dày.
Cà phê: Trong cà phê có chứa nhiều cafein là một chất kích thích, người đau dạ dày không nên dùng.
Chè đặc: Chè xanh rất tốt với người bình thường nhưng rất hại với người đau dạ dày, làm cho cơn đau dạ dày tăng lên, nhất là chè xanh đặc và uống vào lúc đói.
Tóm lại, người đau dạ dày cần lưu ý trong ăn uống. Nếu những thực phẩm nào dùng vào mà có biểu hiện đau tăng lên, làm đầy bụng, sinh hơi, hoặc tiêu chảy thì cần kiêng, hoặc hạn chế dùng.
Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người sai mổ cắt dạ dày
Sau phẫu thuật, bệnh nhân phải cực kỳ chú ý trong chuyện ăn uống để không bị loét miếng nối và để chiếc dạ dày (nay chỉ còn một phần) kịp tiêu hóa hết thức ăn. Người đã cắt dạ dày chỉ được phép dùng những thực phẩm chọn lọc và ăn từng ít một.
Sau đây là một số điều về chế độ ăn mà bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày cần ghi nhớ:
- Khi đã xuất viện, trước hết cần ăn lỏng, ăn nhẹ, chia khẩu phần làm nhiều bữa nhỏ rồi mới tăng dần lượng thức ăn lên. Có thể dùng các loại bột dinh dưỡng chế biến sẵn như Ensine, Isocal, Sando source, Enalac... Nếu uống sữa, cần uống từng ít một, vừa sử dụng vừa "nghe ngóng" để phòng trường hợp tiêu chảy do cơ thể đã mất men lactose (men giúp tiêu hóa sữa) từ khi trưởng thành.
- Nếu ăn cháo (cháo đường, cháo thịt, xúp nghiền) thì nên nấu nhừ. Nếu là cháo thịt nạc thì nên cho vào cối xay sinh tố, xay rồi lọc qua rây để loại bỏ gân xơ của thịt. Có thể cho thêm nước rau luộc, cà rốt, khoai tây vào ninh cùng.
- Nên ăn 6-7 bữa/ngày, mỗi bữa 150-200 ml (lưng bát con). Tránh để đói quá hoặc ăn no quá. Sau khi ăn cần nghỉ ngơi, không đi lại hoặc vận động mạnh.
- Tránh ăn các loại quả chua, dưa chua, hành muối, các gia vị (giấm, ớt, tiêu), các chất kích thích (rượu, bia, chè đặc, cà phê) vì chúng có thể gây loét miệng nối. Tránh ăn các loại thức ăn cứng và nhiều xơ như sụn, xương, rau già.
- Có thể uống bổ sung vitamin B1, B12 và viên sắt. Sau khi cắt dạ dày, cơ thể có thể bị thiếu máu do đã mất đi vùng hang vị (nơi có liên quan đến việc hấp thụ sắt).
Mật ong, quế viên chữa đau dạ dày
Đau dạ dày là đau vùng dạ dày, thượng vị, loét dạ dày tá tràng, rối loạn chức năng thần kinh dạ dày.
Đau dạ dày do viêm loét niêm mạc phải kiêng ăn các đồ cay nóng như ớt, hạt tiêu, hành, uống rượu... còn đau dạ dày do tỳ vị hư hàn (yếu lạnh) phải kiêng ăn đồ tươi sống, đồ ăn lạnh, béo...
Nhiều người cho rằng quế "rất nóng" nhưng thực tế không phải vậy. Quế có mùi thơm, vị cam (ngọt), tân (cay), ôn (ấm), vào các kinh tâm, phế, bàng quang.
Công năng và chủ trị của quế là: Bổ hỏa, trợ dương, bổ mệnh môn hỏa, dần hỏa quy nguyên, tán hàn, chỉ thống, hoạt huyết, thông kinh, thông huyết mạch, trừ hàn tích. Chủ trị hỏa mệnh môn suy, mạch vị tạng phủ tích lạnh, tiêu hóa kém, tả lỵ, đau bụng, đầy bụng... Phần hoạt chất trong nước (không phải tinh dầu) có tác dụng chống viêm loét dạ dày, cơ chế tương tự cimetidin là chất chữa viêm loét dạ dày đặc hiệu. Từ đó cho thấy dùng bột quế để chữa đau dạ dày cùng mật ong là hoàn toàn đúng.
Mật ong có vị ngọt, thơm, tính bình, không độc, cũng không phải là "thứ nóng". Mật ong có tác dụng ích khí, bổ dưỡng, thanh nhiệt, nhuận táo, giải độc, giảm đau, sát trùng, trị được các bệnh thuộc hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn...
Mật ong dùng để chữa các bệnh: Tim đau nhói, đi lỵ, viêm loét dạ dày. Ngoài ra mật ong còn có tác dụng làm lành vết thương, liền da, niêm mạc, rất tốt cho trường hợp đau dạ dày do viêm loét, mật ong còn có tác dụng nhuận tràng, thông tiện nên rất tốt cho người đau dạ dày. Mật ong cũng có tác dụng bổ trung, hoãn cấp dùng cho người bụng trên đau do tỳ vị hư hàn (đau dạ dày) uống cùng với trần bì, cam thảo, bạch thược.
Do vậy, dùng mật ong quế viên để chữa bệnh viêm loét dạ dày là đúng với tính vị, quy kinh của quế và mật ong. Hàng ngày có thể dùng 1 thìa bột quế trộn với 2 thìa mật ong để ăn.
(ST)