Ung thư cổ tử cung: Phòng ngừa thế nào là đúng?
Là một trong những căn bệnh ung thư phụ khoa phổ biến hàng đầu ở phụ nữ, ung thư cổ tử cung là nỗi lo của nhiều chị em, đặc biệt những người đang làm vợ, làm mẹ. Khi nói đến ung thư thì ai cũng “hãi”, nhiều người xem đó như “án tử hình” treo lơ lửng trên đầu.
Nhưng ít ai biết rằng ung thư cổ tử cung lại là một loại ung thư có thể phòng ngừa, và chị em hoàn toàn có thể chủ động bảo vệ mình khỏi căn bệnh này.
Nguyên nhân nào gây ra ung thư cổ tử cung?
Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung đã được xác định là do nhiễm vi rút HPV, một loại vi rút gây u nhú ở người có tỉ lệ lây nhiễm rất cao qua đường tình dục. Vi rút này có nhiều chủng được đánh số thứ tự. 5 chủng HPV 16, 18, 31, 33 và 45 là thủ phạm hàng đầu gây ra khoảng 84% các ca ung thư cổ tử cung trên toàn cầu.
Có cách nào để phòng bệnh?
Có 2 cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung: chủng ngừa vắc xin HPV và khám tầm soát định kỳ bằng xét nghiệm PAP smear.- Chủng ngừa HPV: cách này giúp giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung bằng cách ngăn ngừa nhiễm các chủng vi rút HPV gây ung thư phổ biến nhất. Cần tiêm đủ 3 mũi vắc xin trong vòng 6 tháng. Nữ giới trong độ tuổi 9 – 10 đến 25 – 26 tuổi, chưa hoặc đã có quan hệ tình dục đều có thể tiêm ngừa.
- Xét nghiệm PAP smear: xét nghiệm này giúp phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường sớm để điều trị kịp thời, giảm nguy cơ các bất thường này tiến triển thành ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm này dành cho người đã có quan hệ tình dục và cần thực hiện thường qui mỗi năm 1 lần.
Kết hợp cả hai cách phòng ngừa này chính là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất.
Nên chủng ngừa sớm hay nên đợi đến khi chuẩn bị lập gia đình?
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” và việc phòng ngừa nên được thực hiện càng sớm càng tốt. Chủng ngừa càng sớm càng giúp làm giảm nguy cơ lây nhiễm vi rút HPV. Các bé gái lứa tuổi vị thành niên, chưa có quan hệ tình dục thì khi chủng ngừa vắc xin càng phát huy được tác dụng bảo vệ. Những bạn gái trong lứa tuổi có thể chủng ngừa (9-26 tuổi) nên chủ động thực hiện biện pháp phòng bệnh này ngay khi có thể, không cần đợi đến khi sắp lập gia đình.
Chủng ngừa rồi có cần tiếp tục khám tầm soát?
Những bạn gái đã chủng ngừa, khi bắt đầu có quan hệ tình dục vẫn cần đi khám phụ khoa và làm xét nghiệm PAP smear định kỳ theo chỉ định của bác sĩ sản phụ khoa. Văc xin hiện tại tập trung phòng ngừa các tuýp HPV gây ung thư phổ biến nhất, tuy nhiên còn một số tuýp hiếm gặp hơn không được “bao phủ” bởi vắc xin. Do vậy việc khám tầm soát vẫn là cần thiết.
Chủng ngừa và khám tầm soát ở đâu?
Để chủng ngừa các bạn gái có thể đến các trung tâm y tế dự phòng, các viện Pasteur, bệnh viện phụ sản, trung tâm sức khoẻ sinh sản. Trước khi chủng ngừa bạn cần được bác sĩ tư vấn cụ thể. Khám phụ khoa và tầm soát bằng PAP smear có thể thực hiện tại các bệnh viện sản phụ khoa, khoa phụ sản của các bệnh viện hoặc phòng khám đa khoa, trung tâm sức khoẻ sinh sản.
Phương pháp phòng tránh ung thư cổ tử cung khi còn trẻ
Bạn có biết một người phụ nữ có tới 70% nguy cơ nhiễm vi rút u nhú (HPV), một trong những nguyên nhân gây nên căn bệnh ung thư cổ tử cung nguy hiểm. Tuy nhiên, phòng tránh bệnh hiệu quả là điều hoàn toàn có thể làm được.
1. Sống chung thuỷ 1 vợ 1 chồng
Trên thực tế, nếu một người phụ nữ có nhiều bạn tình, khả năng lây nhiễm vi rút HPV càng cao. Họ có thể lây nhiễm vi rút này từ người đàn ông này hoặc người đàn ông khác. Hãy chung thuỷ 1 vợ 1 chồng là cách phòng tránh an toán các căn bệnh lây lan qua đường tình dục như HIV/AIDS, viêm gan B, vi rút HPV…2. Không quan hệ sớm
Quan hệ sớm (ở tuổi dậy thì) là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi rút HPV. Cơ thể của các em gái trong giai đoạn này tự bảo vệ rất kém trước sự tấn công của các vi rút gây bệnh. Các bệnh lây lan quan đường tình dục ở lứa tuổi này cũng nhanh hơnh do các màng nhầy đang ở giai đoạn vô cùng nhạy cảm.
3. Bao cao su không thể tránh được lây nhiễm vi rút HPV tuyệt đối
Bạn nên nhớ bao cao su không phải là biện pháp tối ưu giúp bạn miễn nhiễm với loại vi rút này vì trên thực tế không không chỉ sống trong màng nhầy mà còn sống ở cả trên da.
4. Không hút thuốc lá
Ngay cả khi không bị nhiễm vi rút HPV, thuốc lá cũng tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung cho người sử dụng. Trên thực tế, các chất trong thuốc lá sẽ ngấm vào máu và sẽ được bài xuất ra cổ tử cung, tạo môi trường thuận lợi cho bệnh tật phát triển. Càng hút nhiều thuốc, người sử dụng càng gặp nhiều nguy cơ mắc bệnh. Những phụ nữ đã hút thuốc hoặc đang hút thuốc có nguy mắc ung thư cổ tử cung cao hơn 2 – 3 lần so với những phụ nữ chưa bao giờ hút thuốc lá.
5. Không nên dùng viên tránh thai hooc-môn
Nếu sử dụng viên tránh thai hooc-môn trong một thời gian dài, chị em có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên loại thuốc tránh thai này lại làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác như ung thư buồng trứng…
Theo thống kê tại Pháp, cứ 1.000 người dùng biện pháp tránh thai này thì có 4,5 người bị ung thư cổ tử cung, trong khi đó tỉ lệ này ở những chị em không dùng viên tránh thai hooc-môn là 3,8/1.000 người.
6. Nói không với rượu
Rượu không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung cho người dùng, mà còn tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư khác: ung thư gan, ung thư dạ dày…
7. Tiêm vắc-xin trước lần quan hệ đầu tiên
Các nhà nghiên cứu cho biết, tiêm vắc-xin phòng bệnh trước lần quan hệ đầu tiên cho phép chị em phòng bệnh được tới 70% nguy cơ. Nhiều năm sau cần phải tiêm lại, tuy nhiên cho đến nay hiệu quả của loại vac-xin này kéo dài trong ít nhất là 4 – 5 năm.
8. Thăm khám phụ khoa định kỳ
Ngay cả khi bạn đã tiêm vắc-xin, hãy đến khám bác sỹ phụ khoa theo định kỳ. Bác sỹ sẽ cho bạn những lời khuyên hữu ích về cách phòng tránh và nhận biết dấu hiệu của bệnh. Phát hiện ra bệnh sớm cũng là một trong những điều kiện quan trọng giúp việc điều trị bệnh nhanh và hiệu quả.
Ung thư cổ tử cung: Biểu hiện và cách phòng ngừa
Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phụ khoa thường gặp ở phụ nữ. Đây cũng là một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu trong các loại ung thư ở phụ nữ hiện nay. Vẫn còn rất ít người biết rằng đây là ung thư có thể phòng ngừa được bằng những biện pháp không hề phức tạp như tiêm ngừa để phòng tránh virus gây bệnh và khám phụ khoa, làm xét nghiệm tế bào âm đạo định kỳ.
Ung thư cổ tử cung: Biểu hiện và cách phòng ngừa
Ung thư cổ tử cung: Biểu hiện và cách phòng ngừaBiểu hiện của ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung không xảy ra đột ngột mà trải qua các giai đoạn từ nhiễm virus đến những bất thường ở cổ tử cung, các tổn thương tiền ung thư rồi đến ung thư. Các giai đoạn này diễn ra trong khoảng thời gian khá dài, trung bình từ 10 đến 15 năm. Điều đáng lưu ý là các giai đoạn này diễn tiến âm thầm, và giai đoạn tiền ung thư hầu như không có triệu chứng gì, do đó chị em không nhận biết mình mắc bệnh nếu không đi khám phụ khoa. Khi đã ở những giai đoạn muộn, người mắc ung thư cổ tử cung có những biểu hiện như ra huyết trắng có mùi hôi, có lẫn máu, chảy máu âm đạo sau giao hợp hoặc sau khi làm việc nặng dù không phải ngày hành kinh, hoặc nặng hơn có thể chảy dịch có lẫn máu ở âm đạo, kèm theo đau bụng, lưng, vùng chậu và chân. Nếu chị em thấy mình có bất kỳ dấu hiệu nào kể trên thì hãy đến gặp bác sĩ ngay. Không nên coi thường và bỏ qua những triệu chứng này. Khi các triệu chứng bị bỏ qua thì ung thư sẽ có thời gian để tiến triển đến những giai đoạn muộn hơn và việc điều trị sẽ càng khó khăn.
Biện pháp phòng ngừa ung thư cổ tử cung
Điều đáng mừng, đây là một loại ung thư có thể phòng ngừa được. ung thư cổ tử cung nguy hiểm và nặng nề như vậy, nhưng để phòng ngừa căn bệnh này lại không quá khó. Có hai cách phòng ngừa là tiêm vaccin để phòng nhiễm các tuýp HPV gây ung thư cổ tử cung và khám tầm soát ung thư cổ tử cung bằng phết tế bào cổ tử cung định kỳ cho những phụ nữ đã có quan hệ tình dục. Việc phòng ngừa đạt kết quả cao nhất khi kết hợp 2 phương pháp này.
Tiêm vaccin là một biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Hiện nay, tại Việt Nam đã có vaccin ngừa những tuýp HPV gây ung thư phổ biến n hất, được tiêm cho phụ nữ trẻ dưới 26 tuổi, kể cả người chưa và đã có quan hệ tình dục đều có thể tiêm. Bên cạnh đó những chị em đã có gia đình cần thực hiện khám phụ khoa và tầm soát bằng phương pháp phết tế bào cổ tử cung (PAP smear) định kỳ, ít nhất 1 năm/1 lần, để phát hiện kịp thời và có giải pháp điều trị ở những giai đoạn sớm của bệnh.
(ST)