Ung thư xương

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Ung thư xương

18/04/2015 02:49 PM
412
Dấu hiệu nhận biết ung thư xương, cách phòng chống ung thưu xương

Sơ lược về ung thư xương

Giới thiệu
Ung thư xương có nguồn gốc từ xương- ung thư xương nguyên phát hiếm gặp. Bệnh phát sinh nhiều ở trẻ em hơn người lớn. Phổ biến hơn, các tế bào ung thư lan tràn (di căn) tới xương từ các ung thư ở các vùng khác trong cơ thể.
         Những thể phổ biến nhất của ung thư xương nguyên phát là:
         • Sacôm xương, u xảy ra trước hết trong các mô xương đang phát triển
         • Sacôm sụn, phát sinh trong sụn
         • Sacôm Ewing (Ê- vin)
         Sacôm xương và sacôm Ewing thường xảy ra nhiều nhất ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn trẻ, tuổi từ 10 đến 25. Sacôm sụn phổ biến hơn ở những người lớn.
Việc điều trị ung thư xương phụ thuộc vào typ ung thư xương, cũng như vị trí của nó, kích thước và giai đoạn bệnh.
Các dấu hiệu và triệu chứng
 Đau là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư xương. Mặc dù ung thư xương có thể xảy ra ở bất kỳ xương nào trong số 206 xương của cơ thể, nó thường xảy ra ở các xương dài ở tay và chân.
  Những dấu hiệu và triệu chứng khác của xương bao gồm:
         • Xương yếu đi, đôi khi dẫn đến gãy xương
         • Sưng và yếu đi của khớp (với những u ở gần khớp)
         • Mệt mỏi
         • Sốt
         • Sút cân
         • Thiếu máu
Những nguyên nhân
  Ngoài bắt đầu từ xương, phần lớn các trường hợp các tế bào ung thư lan tràn (di căn) tới xương từ các ung thư ở các vùng khác của cơ thể. Những trường hợp này được gọi là ung thư xương thứ phát hay di căn. Điều này có nghĩa là ung thư có nguồn gốc từ một vị trí khác nhưng hiện đã di chuyển đến xương. Ví dụ, ung thư phổi thường lan tràn từ phổi đến xương.
Nói chung, không ai biết chắc chắn cái gì gây nên hầu hết các ung thư xương nguyên phát. Những người lớn với bệnh Paget của xương, tổn thương có sự phát triển bất thường của những tế bào xương mới, có thể có nguy cơ mắc sacôm xương tăng.
Trong một số trường hợp, các ung thư xương có thể có yếu tố di truyền, chẳng hạn như trong:
         • Hội chứng Li-Fraumeni. Hội chứng này có đặc điểm là tăng nguy cơ của các loại ung thư khác nhau, bao gồm sacôm xương, bệnh bạch cầu, ung thư vú, ung thư buồng trứng và các loại ung thư khác.
         • Hội chứng Rothmund-Thomson. Hội chứng này gây nên tầm vóc người thấp, những biến đổi của xương, phát ban và tăng nguy cơ ung thư xương.
         • U nguyên bào võng mạc di truyền. Những trẻ em với loại ung thư hiếm này của mắt có tăng nguy cơ sacôm xương.
         • Nhiều điểm lồi xương. Những trẻ em với bệnh di truyền này gây nên những chỗ lồi ở sụn để tạo thành tổn thương xương có tăng nguy cơ sacôm sụn.
Xạ trị đôi khi kết hợp với ung thư xương. Phơi nhiễm với bức xạ từ tia X không gây hại. Tuy nhiên, những liều cao của tia xạ, chẳng hạn như xạ trị với các ung thư khác có thể làm tăng nguy cơ ung thư xương, đặc biệt là nếu được xạ trị vào lúc tuổi trẻ. Như vậy, xạ trị trở nên càng phức tạp hơn, nó có thể dẫn đến những tác dụng phụ. Vì vậy, để làm giảm các tác dụng phụ của xạ trị, các bác sĩ hiện nay có thể điều hoà liều tia xạ và điều chỉnh đích tia vào u một cách chính xác hơn.
Khi nào cần đi khám bệnh?
         Hãy đi khám bệnh nếu bạn thấy có những dấu hiệu hoặc triệu chứng của ung thư xương, chẳng hạn như đau xương không cắt nghĩa được. Tuy nhiên, có đau xương không có nghĩa là bạn bị ung thư. Đau xương phổ biến hơn do tổn thương hoặc viêm khớp. Các u xương cũng thường không phải ung thư (lành tính). Tuy nhiên, chỉ có cách duy nhất xác định một u có phải ung thư hay không là bác sĩ xét nghiệm một mẫu mô (một mảnh u)
Sàng lọc và chẩn đoán
Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị ung thư xương, họ sẽ hỏi tiền sử bệnh và tiến hành khám. Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, chẳng hạn như chụp X quang, chụp cắt lớp vi tính CT, siêu âm và chụp cộng hưởng từ hạt nhân MRI, bác sĩ có thể thấy những biến đổi của xương và đánh giá tổn trhương xương. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu tiến hành xạ hình xương, một phương pháp trong đó bạn được tiêm một lượng nhỏ phóng xạ được gọi là chất đánh dấu (hay nguyên tử đánh dấu), nó có thể được phát hiện bằng một máy quay phim đặc biệt được sử dụng để tạo nên các hình ảnh u xương của bạn.Việc xác định một u có phải là ác tính hay không đòi hỏi phải lấy một mẫu mô (sinh thiết) từ u để xét nghiệm. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị ung thư, hãy đến khám và xin ý kiến của một bác sĩ chuyên về ung thư xương trước khi sinh thiết được thực hiện.
Các kỹ thuật lấy mẫu mô nghi ngờ ung thư xương bao gồm:
         • Sinh thiết kim. Bác sĩ sử dụng một kim nhỏ để lấy những mẫu mô nhỏ. Có hai loại sinh thiết kim: hút kim nhỏ và sinh thiết lõi. Sinh thiết lõi là sử dụng một kim hơi lớn hơn để lấy ra một lõi mô nhỏ, đặc.
         • Sinh thiết phẫu thuật. Bác sĩ rạch một đường trên da và lấy ra hoặc toàn bộ u (sinh thiết cắt bỏ) hoặc một phần của u (sinh thiết rạch). Trong một số trường hợp, bạn chỉ cần được gây tê tại chỗ. Với một u lớn hơn và ở sâu hơn, bạn cần phải được gây mê toàn thân. Điều quan trọng là một bác sĩ có kinh nghiệm điều trị sacôm thực hiện sinh thiết cắt bỏ.
Xếp độ và định giai đoạn
Ngoài việc xác định là mô u có phải là ung thư không, xét nghiệm mô học có thể xác định mô u xâm nhập như thế nào (độ của u). Xét nghiệm tiếp theo, chẳng hạn như chụp X quang quét (nhấp nháy đồ) và xét nghiệm máu sẽ xác định ung thư đã lan tràn chưa và lan tràn xa đến đâu (giai đoạn của u).
Những ung thư xương ở trẻ em, chẳng hạn như sacom xương và sacom Ewing thường được chia thành hai giai đoạn dựa trên u còn ở trong một phần của cơ thể (khư trú) hoặc đã lan tràn tới các phần khác (di căn).
 Thời gian sống sau điều trị dựa trên một số các yếu tố bao gồm typ ung thư, ung thư được phát hiện ở giai đoạn nào và u khu trú ở đâu. Nếu u rất nhỏ và khu trú, sống thêm 5 năm đạt tới gần 90%. Tuy nhiên, nếu ung thư bắt đầu lan tràn, sống sau điều trị trở nên rất khó khăn.
Những biến chứng
Những biến chứng của ung thư xương có thể bao gồm xương yếu đi và gãy xương. Nếu ung thư lan tràn đến các cơ quan khác, những biến chứng bao gồm rối loạn chức năng của cơ quan bị tổn thương, chẳng hạn như hơi thở ngắn nếu ung thư lan đến phổi.
Điều trị
Cũng như với các ung thư khác, điều trị ung thư xương phụ thuộc kích thước, typ, vị trí và giai đoạn của ung thư, bao gồm liệu ung thư đã lan tràn đến phổi và các phần khác của cơ thể chưa và tình trạng sức khoẻ chung của bạn.
Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp điều trị phổ biến nhất với ung thư xương. Phẫu thuật đối với một ung thư đã lan tràn bao gồm lấy bỏ khối ung thư và một riềm mô lành xung quanh nó.
Trước đây cắt cụt là phổ biến với ung thư xương ở tay hay ở chân. Ngày nay, những tiến bộ trong các kỹ thuật phẫu thuật và điểu trị hoá chất trước phẫu thuật (hoá trị tân bổ trợ) và sau phẫu thuật (hoá trị bổ trợ) và xạ trị làm cho phẫu thuật bảo tồn chi có thể được thực hiện trong nhiều trường hợp. Với sacom xương, phẫu thuật bảo tồn chi bao hàm việc thay thế xương ung thư bằng một thiết bị nhân tạo (lắp bộ phận giả) hoặc xương từ một phần khác của cơ thể hoặc của một người khác (ghép).
 Nếu sacom xương lan tràn, nó thường lan đến phổi. Điều trị có thể bao gồm lấy bỏ bằng phẫu thuật cả u của xương và ung thư ở phổi.
Sacom Ewing có xu hướng di căn nhanh. Điều trị có thể bao gồm hoá trị với nhiều thuốc cũng như xạ trị và phẫu thuật loại bỏ u nguyên phát.
Điều trị tia xạ
 Điều trị tia xạ- cũng gọi là xạ trị hay điều trị tia X liên quan với việc điều trị ung thư bằng một chùm các tiểu phần năng lượng cao hoặc các sóng (bức xạ), chẳng hạn như các tia gamma hoặc tia X. Mặc dù tia xạ có thể ảnh hưởng đến các tế bào lành cũng như các tế bào ung thư, nó thường gây tác hại hơn nhiều với các tế bào ung thư bởi vì các tế bào ung thư phân chia nhanh hơn so với hầu hết các tế bào bình thường. Các tế bào dễ bị tổn thương khi chúng đang phân chia làm cho các tế bào ung thư nhậy cảm hơn với tia xạ so với các tế bào bình thường. Đồng thời các tế bào bình thường có thể phục hồi khỏi những tác động của tia xạ dễ dàng hơn những tế bào ung thư.
Nhiều người bị ung thư có thể trải qua một số loại xạ trị. Bác sĩ có thể gợi ý việc sử dụng xạ trị vào những thời điểm khác nhau trong quá trình điều trị ung thư và vì những lý do khác nhau, chẳng hạn như trước phẫu thuật để làm co nhỏ khối ung thư hoặc sau phẫu thuật để làm dừng sự phát triển của bất kỳ các tế bào ung thư nào còn sót lại. Đồng thời, bác sĩ đôi khi sử dụng xạ trị để làm cho nhỏ khối u làm giảm chèn ép, giảm đau hoặc các triệu chứng khác do u có thể gây nên.
Điều trị hoá chất
Điều trị hoá chất (còn gọi là hoá trị) là sử dụng các thuốc để giết các tế bào đang phân chia nhanh. Các tế bào này bao gồm các tế bào ung thư, chúng phân chia một cách liên tục để tạo thành nhiều tế bào hơn và các tế bào lành phân chia nhanh, chẳng hạn như các tế bào của tuỷ xương, đường tiêu hoá, hệ thống sinh dục và các nang lông. Các tế bào lành thường hồi phục trong một thời gian ngắn sau điều trị hoá chất hoàn thành- chẳng hạn như tóc sẽ bắt đầu mọc lại rất nhanh.
Không giống như xạ trị, nó chỉ tác động trên một phần của cơ thể phơi nhiễm với tia xạ, hoá trị tác động trên toàn bộ cơ thể (một cách hệ thống). Mục đích của hoá trị là xử lý các tế bào có thể thoát khỏi nơi ung thư bắt đầu.
 Phụ thuộc vào loại ung thư bạn mắc phải và ung thư đã lan tràn xa chưa, bác sĩ sẽ sử dụng hoá trị để:
         • Loại trừ tất cả các tế bào ung thư khỏi cơ thể bạn, ngay cả khi ung thư đã lan tràn.
         • Kéo dài cuộc sống của bạn bằng cách kiểm soát sự phát triển và lan tràn của ung thư.
         • Làm giảm nhẹ các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn.
         Trong một số trường hợp, hoá trị là biện pháp duy nhất bạn cần. Phổ biến hơn, bác sĩ sử dụng nó kết hợp với các phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như phẫu thuật và xạ trị để cải thiện kết quả.
Kỹ năng đối đầu với ung thư
 Một chẩn đoán ung thư, dù của bạn hay của con bạn là một thách thức lớn. Hãy nhớ rằng, không có gì bạn quan tâm lo lắng ngoài tiên lượng của bệnh. Có nhiều khả năng và chiến lược có thể làm cho việc đối phó với ung thư dễ dàng hơn. Dưới đây là một số gợi ý giúp cho việc đối phó với ung thư:
         • Học hỏi tất cả những gì có thể được. Tìm hiểu mọi điều bạn có thể hiểu về ung thư của bạn hoặc của con bạn- typ (loại) ung thư, giai đoạn, các nguy cơ liên quan, quan niệm về việc điều trị và những tác dụng phụ của điều trị. Bạn hiểu biết càng nhiều, bạn càng có thể tham gia vào việc quyết định điều trị nhiều hơn. Bạn có thể hỏi bác sĩ, tìm hiểu các thông tin trong thư viện và các nguồn Internet đáng tin cậy.
         • Hãy tích cực. Mặc dù bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và chán nản, đừng để những người khác có những quyết định quan trọng cho bạn. Việc bạn có vai trò tích cực trong việc điều trị của bạn hay của con bạn là cực kỳ quan trọng.
         • Duy trì một mạng lưới ủng hộ vững mạnh. Có được một mạng lưới ủng hộ và một cách suy nghĩ tích cực có thể giúp bạn đối phó với những thách thức ung thư mang lại. Mặc dù bạn bè và gia đình là những người ủng hộ nhất, họ đôi khi có thể có những điều phiền hà (đau buồn) với bệnh tật của một người thân yêu. Trong trường hợp như vậy, sự quan tâm và thông cảm của một nhóm hỗ trợ hoặc của những người khác cũng đang phải đối phó với bệnh ung thư của họ hay của con cái họ có thể đặc biệt có lợi. Họ cũng có thể là nguồn thông tin thực tiễn cho bạn và gia đình bạn.
         • Duy trì niềm hy vọng. Mặc dù những niềm hy vọng của bạn có thể bị thay đổi qua việc chẩn đoán và điều trị ung thư, điều quan trọng là phải có hy vọng. Ví dụ, khi lần đầu tiên bạn nghe được chẩn đoán, bạn có thể hy vọng là có sự nhầm lẫn. Một khi bạn đã chấp nhận chẩn đoán, bạn sẽ hy vọng về một kết quả tốt của việc điều trị. Một cách duy trì hy vọng là xác lập những mục tiêu. Có những mục tiêu sẽ giúp bạn cảm thấy làm chủ được và tìm thấy được ý nghĩa của mục tiêu. Nhưng cũng không nên chọn những mục tiêu mà bạn không thể thực hiện được. Bạn không thể làm việc 40 giờ một tuần nhưng bạn có thể làm việc một phần thời gian. Thực ra nhiều người thấy rằng việc tiếp tục công việc và gắn bó với những hoạt động hàng ngày có thể có lợi.
         • Dành thời gian cho bản thân mình. ăn tốt, thư giãn tốt và có sự nghỉ ngơi đầy đủ có thể giúp bạn chiến đấu với sự căng thẳng và mệt mỏi do ung thư mang lại. Mặt khác, đồng thời cũng cần dành thời gian khi bạn cần nghỉ ngơi nhiều hơn và giới hạn những gì bạn đang làm. Nếu con bạn bị ung thư, một trong những điều quan trọng bạn có thể làm được là giữ gìn sức khoẻ của bản thân mình. Là người chăm sóc, bạn cần có sức khoẻ tốt và tránh xúc động để đáp ứng yêu cầu của con bạn.
         • Cần phải tích cực. Mắc bệnh ung thư không có nghĩa là bạn dừng những việc bạn ưa thích hoặc bình thường bạn vẫn làm. Thông thường, nếu bạn thấy đủ sức để làm một việc gì đó, bạn hãy cố gắng để làm việc đó. Điều quan trọng là giữ được mức hoạt động nhiều có thể được. Nếu con bạn bị ung thư, hãy duy trì cuộc sống của đứa trẻ ở mức bình thường có thể được.
         • Tìm kiếm sự liên hệ với một điều gì đó vượt ra ngoài bản thân bạn. Có được một niềm tin mạnh mẽ hoặc ý nghĩa của một điều gì đó lớn hơn cả chính bạn là yếu tố chìa khoá trong việc đối phó có hiệu quả với ung thư.

Ung thư xương

Ung thư bắt đầu từ xương gọi là ung thư xương nguyên phát (sarcoma). Ung thư xương thường thấy nhất ở cánh tay và chân, nhưng có thể xảy ra ở mọi xương trong cơ thể.

Nguyên nhân

Phim x-quang của một bệnh nhân ung thư xương.



Hầu hết các bệnh ung thư xương xảy ra ở những người có yếu tố nguy cơ có thể nhận dạng. Người ta không biết những gì gây ra ung thư xương, nhưng yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư xương bao gồm:

Hội chứng di truyền: Một số hội chứng di truyền hiếm qua các gia đình làm tăng nguy cơ ung thư xương, bao gồm hội chứng Li- Fraumeni, hội chứng Rothmund – Thomson, retinoblastoma cha truyền con nối và exostoses.

Bệnh Paget xương: Tình trạng tiền ung thư này có ảnh hưởng đến người lớn tuổi làm tăng nguy cơ ung thư xương.

Xạ trị cho bệnh ung thư: Tiếp xúc với liều lượng lớn bức xạ, như là những người trong thời gian xạ trị ung thư, tăng nguy cơ ung thư xương trong tương lai.

Triệu chứng

Khối u của một bệnh nhân bị ung thư xương.


Triệu chứng ung thư xương có khuynh hướng phát triển chậm. Phụ thuộc vào loại, vị trí, kích thước u.

Đau là triệu chứng thường thấy nhất của ung thư xương. Thỉnh thoảng là một u mềm, hơi đau trên xương có thể cảm giác được qua da. Vài trường hợp ung thư xương cản trở hoạt động bình thường. Ung thư xương có thể gây gãy xương.

Những triệu chứng trên không chắc là ung thư, nó có thể do nguyên nhân khác ít trầm trọng hơn.

Chẩn đoán

Khối u phát triển bên trong xương.



Để chẩn đoán ung thư xương, bác sĩ sẽ hỏi tiền sử của bản thân và gia đình, và khám lâm sàng toàn diện. Ngoài ra còn kiểm tra tổng trạng, xét nghiệm máu, chụp x quang. Nếu x quang thấy nghi ngờ ung thư xương, một số xét nghiệm chuyên biệt sau có thể được làm.

Xạ hình xương cho thấy kích thước, hình dạng, và vị trí của vùng bất thường trên xương.

CT scan.

MRI (hình ảnh cộng hưởng từ)

 Chụp mạch máu là chụp x quang mạch máu. Chất cản quang được tiêm vào mạch máu vì vậy thấy chi tiết mạch máu, xét nghiệm này cũng được làm để giúp ích kế hoạch phẫu thuật.

Sinh thiết là cách chắc chắn để nói có ung thư hay không.

Nếu đã chẩn đoán ung thư xương thì điều quan trọng cần xác định là nguyên phát hay thứ phát. Dữ kiện này rất quan trọng trong điều trị.

Điều trị

Bác sĩ thường phối hợp phương pháp điều trị phụ thuộc sự cần thiết của bệnh nhân.



Nhiều yếu tố được xem xét để quyết định phương pháp điều trị tốt nhất. Đó là : loại, vị trí, kích thước, sự lan rộng, tuổi tác, tổng trạng. Một kế hoạch điều trị được vạch ra phù hợp với nhu cầu mỗi bệnh nhân.

Bác sĩ thường phối hợp phương pháp điều trị phụ thuộc sự cần thiết của bệnh nhân.

Phẫu thuật là một phần của điều trị ung thư xương. Bởi vì, bệnh có thể tái phát gần vị trí ban đầu, phẫu thuật viên lấy u và một phần xương lành và mô lành khác xung quanh u.Tuy nhiên, khi u lớn có lẽ đoạn chi là cần thiết. Nếu đoạn chi thì cần làm chi giả: chân, cánh tay, bàn tay, bàn chân.

Hoá trị là dùng thuốc giết tế bào ung thư. Thường phối hợp từ 3 loại thuốc trở lên, thuốc có thể uống hay tiêm vào cơ hay mạch máu. Thuốc theo dòng máu đi khắp cơ thể. Hoá trị được tiến hành nhiều đợt: sau một đợt điều trị là một khoảng thời gian hồi phục, tiếp sau đó là một điều trị mới và tiếp tục nhiều đợt.

Hoá trị luôn phối hợp với phẫu thuật ung thư xương. Đôi lúc, hoá trị được dùng để thu nhỏ kích thước u trước khi phẫu thuật. Hoá trị còn là một điều trị hỗ trợ sau phẫu thuật để diệt hết những tế bào ung thư có thể còn sót lại trong cơ thể và phòng ngừa tái phát.

Xạ trị là dùng tia xạ năng lượng cao để làm tổn thương tế bào ung thư và ngăn chúng phát triển. Vài trường hợp, xạ trị dùng thay thế phẫu thuật để phá huỷ u hay những tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật.

Dấu hiệu của ung thư xương

Xương có vai trò:

206 xương trong cơ thể có nhiều chức năng khác nhau. Xương có vai trò nâng đỡ và bảo vệ các tạng bên trong (hộp sọ bảo vệ não, xương sườn bảo vệ phổi). Những cơ bám vào xương khi co sẽ làm cơ thể di chuyển.

Tủy xương là mô mềm xốp nằm trong lòng nhiều xương, chúng tạo ra và lưu trữ tế bào máu.

Ung thư xương là gì?

Ung thư là một nhóm nhiều bệnh. Người ta đã biết hơn 100 loại ung thư khác nhau. Tất cả các loại ung thư có điểm chung: những tế bào trở nên bất thường, chúng tăng trưởng, phá hủy mô của cơ thể và lan rộng đến những cơ quan khác (di căn).

Những tế bào bình thường tạo ra mô theo một trình tự: trưởng thành, phân chia, và thay thế những tế bào già. Quá trình này giúp cơ thể tồn tại và phát triển. Nếu những tế bào mất khả năng kiểm soát sự tăng trưởng, chúng tăng trưởng quá nhanh và không theo trình tự nào cả. Chúng tạo ra nhiều mô. Một khối mô gọi là bướu. Bướu có thể lành hay ác tính.

Bướu lành tính không phải là ung thư. Chúng không lan rộng đến các cơ quan khác và hiếm khi đe doạ tính mạng. Bướu lành thường được cắt bỏ. Mặc dù những bướu xương lành tính thỉnh thoảng có thể tái phát, chúng có thể được phẫu thuật.

Bướu ác tính là ung thư. Nó có thể xâm lấn và phá huỷ những mô, tạng bình thường kế cận. Những tế bào ung thư cũng có thể tách ra khỏi bướu và đi vào máu. Chính vì vậy mà tại sao ung thư xương có thể di căn đến cơ quan khác.

Ung thư mà bắt đầu từ xương gọi là ung thư xương nguyên phát. Ung thư xương thường thấy nhất ở cánh tay và chân, nhưng có thể xảy ra ở mọi xương trong cơ thể. Trẻ em và thiếu niên có nhiều khả năng mắc bệnh ung thư xương hơn người trưởng thành.

Ung thư xương nguyên phát được gọi là “sarcoma”. Có nhiều loại sarcoma, mỗi thể bắt đầu từ một loại mô xương khác nhau. Thường thấy nhất là: sarcoma xương, Ewing’s sarcoma, và sarcoma sụn.

Sarcoma xương là loại thường thấy nhất của ung thư xương ở thiếu niên. Bệnh thường xuất hiện khoảng từ 10 đến 25 tuổi. Nammắc bệnh nhiều hơn nữ. Sarcoma xương thường xuất hiện ở đầu xương, nơi đó mô xương mới được hình thành ở tuổi thiếu niên. Sarcoma xương ảnh hưởng chủ yếu xương dài của cánh tay và chân.

Ewing’s sarcoma thường thấy khoảng 10- 25 tuổi. Thiếu niên bị ảnh hưởng nhiều nhất. Ung thư này hình thành ở phần giữa (thân xương) của những xương lớn. Xương bị ảnh hưởng nhiều nhất là xương hông và xương dài ở đùi, tay. Ung thư này có thể xảy ra ở xương sườn.

Sarcoma sụn chủ yếu ở người lớn. Loại u này hình thành trong sụn (mô mềm dẻo xung quanh khớp).

Những loại ung thư xương khác bao gồm : sarcoma sợi, u tế bào khổng lồ ác tính, u sụn. Những người trên 30 tuổi hiếm khi mắc những loại này.

Ung thư xương nguyên phát thì hiếm. Mặt khác, ung thư xương thường do di căn từ các cơ quan khác. Khi điều này xảy ra, bệnh không được gọi là ung thư xương. Mỗi loại ung thư được đặt tên theo cơ quan hoặc mô bị ung thư nguyên phát. Điều trị ung thư xương thứ phát phụ thuộc vào loại ung thư nguyên phát và sự di căn của nó.

Ung thư bắt đầu từ cơ, mỡ, dây thần kinh, mạch máu, và những mô liên kết hay nâng đỡ khác trong có thể gọi là sarcoma mô mềm. Bệnh xảy ra ở người lớn và trẻ em. Nhưng không bàn luận ở đây.

Leukemia, đa u tuỷ, và u lympho là ung thư bắt nguồn từ tế bào ở tủy xương. Đây là những bệnh khác nhau và không phải là ung thư xương.

Triệu chứng của ung thư xương?

Triệu chứng ung thư xương có khuynh hướng phát triển chậm. Phụ thuộc vào loại, vị trí, kích thước u.

Đau là triệu chứng thường thấy nhất của ung thư xương. Thỉnh thoảng là một u mềm, hơi đau trên xương có thể cảm giác được qua da. Vài trường hợp ung thư xương cản trở hoạt động bình thường. Ung thư xương có thể gây gãy xương.

Những triệu chứng trên không chắc là ung thư, nó có thể do nguyên nhân khác ít trầm trọng hơn. Ai gặp phải triệu chứng này nên tham vấn bác sĩ.

Chẩn đoán ung thư xương

Để chẩn đoán ung thư xương, bác sĩ sẽ hỏi tiền sử của bản thân và gia đình, và khám lâm sàng toàn diện. Ngoài ra còn kiểm tra tổng trạng, xét nghiệm máu, chụp x quang. X quang có thể cho thấy vị trí, kích thước và hình dạng u: U lành thường tròn, bờ rõ; ung thư xương thường có nhiều hình dạng và bờ không đều.

Nếu x quang thấy nghi ngờ ung thư xương, một số xét nghiệm chuyên biệt sau có thể được làm. Những xét nghiệm này còn cho biết ung thư xương di căn hay chưa.

Xạ hình xương cho thấy kích thước, hình dạng, và vị trí của vùng bất thường trên xương. Một lượng nhỏ chất phóng xạ được tiêm vào máu. Xương hấp thu chất này và được phát hiện bởi một dụng cụ đặc biệt gọi là scan.

CT scan hay CAT scan là kỹ thuật x quang cho biết chi tiết những hình ảnh cắt ngang của CT, nhờ một máy vi tính.

MRI (hình ảnh cộng hưởng từ) cũng cho biết chi tiết những hình ảnh cắt ngang. MRI sử dụng từ trường rất mạnh liên kết với máy vi tính.

Chụp mạch máu là chụp x quang mạch máu. Chất cản quang được tiêm vào mạch máu vì vậy thấy chi tiết mạch máu, xét nghiệm này cũng được làm để giúp ích kế hoạch phẫu thuật.

Sinh thiết là cách chắc chắn để nói có ung thư hay không. Sinh thiết tốt nhất nên làm ở bệnh viện nơi có các bác sĩ kinh nghiệm về chẩn đoán ung thư xương. Bác sĩ lấy một mẫu mô từ u xương. Chuyên viên giải phẫu bệnh xem mẫu đó dưới kính hiển vi, nếu thấy ung thư thì anh ta có thể cho biết loại sarcoma và khả năng phát triển nhanh hay chậm.

Nếu đã chẩn đoán ung thư xương thì điều quan trọng cần xác định là nguyên phát hay thứ phát. Dữ kiện này rất quan trọng trong điều trị. Kết quả khám lâm sàng, xét nghiệm, x quang, chụp cắt lớp (scan), và sinh thiết được sử dụng để phân chia ung thư. Giai đoạn ung thư xác định ung thư đã di căn hay chưa và bao nhiêu mô bị ảnh hưởng.

Điều trị ung thư xương?

Nhiều yếu tố được xem xét để quyết định phương pháp điều trị tốt nhất. Đó là : loại, vị trí, kích thước, sự lan rộng, tuổi tác, tổng trạng. Một kế hoạch điều trị được vạch ra phù hợp với nhu cầu mỗi bệnh nhân.

Các phương pháp điều trị

Đó là: phẫu thuật xạ trị, hoá trị. Bác sĩ thường phối hợp phương pháp điều trị phụ thuộc sự cần thiết của bệnh nhân. Bệnh nhân có thể được giới thiệu đến những bác sĩ chuyên về điều trị các loại ung thư. Thường thường, các chuyên gia làm việc với nhau như một đội; gồm: phẫu thuật viên, chuyên gia ung thư ở nhi và chuyên gia xạ trị.

Phẫu thuật là một phần của điều trị ung thư xương. Bởi vì, bệnh có thể tái phát gần vị trí ban đầu, phẫu thuật viên lấy u và một phần xương lành và mô lành khác xung quanh u.

Khi ung thư xương ở một cánh tay hay chân, phẫu thuật viên cố gắng lấy u và một vùng mô lành xung quanh u. Thỉnh thoảng phẫu thuật viên có thể sử dụng một dụng cụ kim loại để thay thế phần xương bị lấy đi. Ở trẻ em, thay thế dụng cụ kim loại có thể kéo dài khi trẻ lớn. Cách thức bảo tồn chi này cần nhiều lần phẫu thuật để giữ sự kéo dài chi nhân tạo.

Tuy nhiên, khi u lớn có lẽ đoạn chi là cần thiết. Nếu đoạn chi thì cần làm chi giả: chân, cánh tay, bàn tay, bàn chân.

Hoá trị là dùng thuốc giết tế bào ung thư. Thường phối hợp từ 3 loại thuốc trở lên, thuốc có thể uống hay tiêm vào cơ hay mạch máu. Thuốc theo dòng máu đi khắp cơ thể. Hoá trị được tiến hành nhiều đợt: sau một đợt điều trị là một khoảng thời gian hồi phục, tiếp sau đó là một điều trị mới và tiếp tục nhiều đợt.

Một số bệnh nhân điều trị hoá trị ngoại trú bệnh viện, dưỡng đường, hay phòng khám tại nhà của bác sĩ. Tuy nhiên, tuỳ theo loại thuốc điều trị bệnh nhân cần phải ở trong bệnh viện một thời gian ngắn.

Hoá trị luôn phối hợp với phẫu thuật ung thư xương. Đôi lúc, hoá trị được dùng để thu nhỏ kích thước u trước khi phẫu thuật. Hoá trị còn là một điều trị hỗ trợ sau phẫu thuật để diệt hết những tế bào ung thư có thể còn sót lại trong cơ thể và phòng ngừa tái phát. Có khi bệnh nhân được hoá trị trước và sau phẫu thuật. Đối với vài loại ung thư xương hoá trị phối hợp với xạ trị. Hoá trị có thể được dùng để kiểm soát ung thư xương có di căn.

Xạ trị là dùng tia xạ năng lượng cao để làm tổn thương tế bào ung thư và ngăn chúng phát triển. Vài trường hợp, xạ trị dùng thay thế phẫu thuật để phá huỷ u hay những tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật.

Bệnh nhân cần phải đến bệnh viện hay dưỡng đường mỗi ngày để xạ trị. Thường điều trị 5 ngày một tuần, trong 5 đến 8 tuần.

Tác dụng phụ của điều trị ung thư xương ?

Các phương pháp điều trị ung thư xương rất mạnh. Thật khó khăn để hạn chế những ảnh hưởng của điều trị, không những tế bào ung thư bị phá hủy mà tế bào bình thường cũng bị tổn thương. Điều đó cho thấy tại sao việc điều trị gây ra nhiều tác dụng phụ. Tác dụng phụ tùy thuộc vào phương pháp điều trị và vị trí u.

Phẫu thuật ung thư xương là một đại phẫu. Vùng phẫu thuật phải được theo dõi cẩn thận về nhiễm trùng. Phục hồi chức năng là phần quan trọng sau phẫu thuật .

Tác dụng phụ của hoá trị phụ thuộc loại thuốc điều trị, và mỗi người có phản ứng khác nhau. Hoá trị ảnh hưởng tế bào đang phát triển, như tế bào tạo máu và tế bào lót đường tiêu hoá. Kết quả là bệnh nhân bị tác dụng phụ như: dễ nhiễm trùng, chán ăn, buồn nôn, ói, loét miệng, cảm giác yếu sức, rụng tóc. Những tác dụng phụ này ảnh hưởng trong thời gian ngắn và thường hết khi ngưng điều trị.

Trong thời gian xạ trị, bệnh nhân có thể rất mệt mỏi vì điều trị liên tục. Quan trọng là nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Vùng điều trị trị thường có phản ứng da đỏ hay khô, và da nên được bảo vệ dưới ánh nắng mặt trời, chăm sóc cẩn thận, không sử dụng dung dịch hay kem thoa lên da mà không có ý kiến bác sĩ.

Đối với vài bệnh nhân, cần thiết phải khám răng miệng trước khi điều trị. Bởi vì, điều trị ung thư có thể làm miệng nhạy cảm và dễ nhiễm trùng.

Chán ăn có thể là vấn đề trong quá trình điều trị ung thư. Ăn uống giúp bệnh nhân có thể chống lại tác dụng phụ tốt hơn, vì vậy dinh dưỡng tốt là quan trọng. Ăn tốt nghĩa là đủ năng lượng để ngăn không sụt cân và đủ đạm phục hồi, tái tạo lại mô bình thường. Nhiều bệnh nhân nhận thấy ăn nhiều bữa nhỏ và ít tốt hơn là ba bữa lớn trong ngày.

Tác dụng phụ gặp phải trong điều trị thì thay đổi ở mỗi bệnh nhân. Thậm chí, khác nhau giữa những đợt điều trị. Nhiều nỗ lực để những tác dụng phụ này xảy ra ít nhất. May mắn thay, những tác dụng này là tạm thời. Bác sĩ, y tá, chuyên gia dinh dưỡng có thể giải thích tác dụng phụ do điều trị ung thư và đề nghị cách giải quyết.

Các nhà nghiên cứu quan tâm khả năng tác dụng phụ lâu dài ở người trẻ được điều trị với xạ trị và hoá trị, phụ thuộc vào vị trí u và cách điều trị. Vài loại hoá trị ảnh hưởng khả năng sinh sản của bệnh nhân. Nếu tác dụng phụ này thường xuyên nó có thể gây vô sinh, cả nam và nữ. Xạ trị có thể làm tăng khả năng u tái phát sẽ phát triển sau đó ở vùng đã điều trị. Bác sĩ có thể bàn bạc chi tiết với bệnh nhân và gia đình về những tác dụng phụ này.

Theo dõi đều đặn sau điều trị ung thư xương là điều quan trọng. Bác sĩ sẽ kiểm tra bệnh nhân chặt chẽ trong vài năm để chắc chắn ung thư không tái phát hay điều trị nhanh chóng nếu nó tái phát. Kiểm tra gồm: khám lâm sàng, xét nghiệm máu, X- quang, scan, và một số cận lâm sàng khác.

Điều trị ung thư có thể gây tác dụng phụ nhiều năm sau đó. Vì lý do này, bệnh nhân nên tiếp tục kiểm tra định kỳ và cho bác sĩ biết ngay bất cứ vấn đề nào mới xuất hiện.

Bệnh nhân bị đoạn chi cần trị liệu vật lý. Các nhà vật lý trị liệu và bác sĩ chuyên về phục hồi chức năng giúp bệnh nhân học cách thực hiện những hoạt động hằng ngày theo cách mới, cách sử dụng chi giả.

Chẩn đoán ung thư làm thay đổi cuộc sống bệnh nhân và người thân của họ. Những thay đổi này khó có thể điều khiển được. Bệnh nhân, gia đình họ và bạn bè có nhiều cảm xúc khác nhau và đôi lúc lại lo sợ, hoang mang khi nghe nói bị ung thư.

Lúc này, bệnh nhân và người thân cảm thấy sợ hãi, giận dữ, hay trầm cảm. Đây là phản ứng bình thường khi họ đối mặt với vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng. Những bệnh nhân trẻ em và thiếu niên, thường có thể đương đầu những vấn đề này tốt hơn nếu họ có thể nói thoải mái về sức khoẻ và cảm xúc của họ với gia đình và bạn bè. Chia sẻ cảm xúc với người khác có thể giúp mọi người thấy dễ chịu hơn, đó là cách để người khác thấy sự lo âu và yêu cầu hỗ trợ của họ.

Mối quan tâm tương lai, như lo lắng về các kiểm tra, điều trị, nhập viện, viện phí. Việc nói với bác sĩ, y tá, nhân viên chăm sóc sức khoẻ có thể trấn an lo âu và cảm giác sợ hãi. Bệnh nhân có vai trò quyết định về việc chăm sóc và lựa chọn điều trị bằng cách đặt câu hỏi về ung thư xương. Họ có thể hỏi bất cứ điều gì mà họ thắc mắc, chưa tường tận. Bệnh nhân và gia đình có nhiều câu hỏi quan trọng và bác sĩ là người hợp lý nhất để trả lời.

Thỉnh thoảng, bệnh nhân dùng con số thống kê ước tính cơ hội chữa trị của họ. Tuy nhiên, nên nhớ rằng đây chỉ số liệu trung bình, chúng được tính dựa trên số lượng lớn và không có hai bệnh nhân ung thư nào hoàn toàn giống nhau. Chỉ bác sĩ theo dõi trực tiếp bệnh nhân mới hiểu rõ tình hình để bàn bạc về cơ hội hồi phục (tiên lượng). Bác sĩ thường dùng từ “sống sót” hay “lui bệnh” hơn là khỏi bệnh. Ngay cả nhiều bệnh nhân ung thư xương hoàn toàn hồi phục, bởi vì bệnh có thể tái phát.

Bệnh nhân ung thư xương có thể lo lắng về việc đoạn chi hay phẫu thuật khác sẽ ảnh hưởng đến không những vẻ bề ngoài của họ mà còn cảm nghĩ người khác về họ. Cha mẹ có thể lo lắng con họ không thể tham gia hoạt động bình thường ở trường học hay hoạt động xã hội. Người lớn (đã phẫu thuật lớn) lo âu về việc làm, tham gia hoạt động xã hội và chăm sóc gia đình.

Bác sĩ có thể khuyên nhủ về điều trị, việc làm, đến trường, hay những hoạt động khác. Bệnh nhân cũng muốn thảo luận về những lo âu: tương lai, quan hệ gia đình, tài chính. Nếu khó nói với bác sĩ về cảm xúc hay những vấn đề cá nhân, bệnh nhân có thể nói với y tá, nhân viên xã hội hay người khuyên nhủ, thành viên các giáo hội.

Nhà vật lý trị liệu có thể giúp bệnh nhân thực hiện cách thức mới để làm việc. Đặc biệt quan trọng đối với những người mất một phần hay cả chi và học sử dụng chi giả.

Học cách sống với những thay đổi do bệnh ung thư xương sẽ dễ dàng hơn cho bệnh nhân và những người chăm sóc họ khi họ có sự trợ giúp thông tin và dịch vụ nâng đỡ. Nhiều bệnh nhân cảm thấy có ít khinói chuyện với những người có hoàn cảnh giống họ, họ có thể gặp những người này do tự liên lạc hay nhờ nhóm trợ giúp.

Trong tương lai sự hiểu biết về ung thư xương ra sao?

Vào thời điểm này, sự hiểu biết về nguyên nhân ung thư xương thật là ít. Các bác sĩ ít khi cắt nghĩa được tại sao một người bị loại ung thư đặc biệt này còn người khác thì không. Tuy nhiên chúng ta biết ung thư xương không phải là bệnh truyền nhiễm; không ai bị lây ung thư từ người khác.

Các nhà khoa học và các trung tâm y khoa đang nghiên cứu ung thư xương, họ cố gắng tìm kiếm những nguyên nhân gây bệnh này và dự phòng nó như thế nào. Họ cũng đang tìm kiếm cách tốt hơn để chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư xương.

Tóm lược về ung thư xương.

Ung thư xương nguyên phát thì hiếm.

Thường thấy ung thư ở xương do di căn từ phần khác của cơ thể. Không gọi là ung thư xương, mà được gọi theo tên cơ quan hay mô bị ung thư nguyên phát.

Đau là triệu chứng thường thấy của ung thư ở xương.

Chẩn đoán ung thư xương dựa trên bệnh sử, khám lâm sàng, X quang, xét nghiệm máu và xác định dựa trên sinh thiết.

Điều trị ung thư xương phụ thuộc vào loại ung thư, vị trí, kích thước, sự xâm lấn của u cũng như tổng trạng và tuổi tác bệnh nhân.

(ST)





Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý