ù Tai điếc Tai
* Khái niệm:
- Ù tai là tình trạng người bệnh cảm thấy trong tai có tiến ồn, đây là một triệu chứng gặp trong nhiều bệnh tai và cũng có thể là một bệnh độc lập. Y học cổ tryền gọi chứng này là Nhĩ minh.
- Điếc tai là tình trạng giảm sút thính lực với những mức độ khác nhau thậm chí có thể không nghe thấy gì. Cũng như ù tai nó là triệu chứng của nhiều bệnh tai khác nhau nhưng cũng có thể là một bệnh độc lập. Căn cứ theo nguyên nhân Yhct gọi chứng này với những tên như: Lao lung, Phong lung, độc lung, hỏa lung… Nói chung các y văn của yhct xếp ù tai, điếc tai vào cùng nhóm với nhau.
* Chẩn đoán:
- Ù tai là triệu chứng chủ quan mà người bệnh tự cảm thấy trong tai hoặc trong đầu mình có âm thanh.
- Điếc là chỉ sức nghe của người bệnh giảm sút thậm chí mất hẳn, hiện tượng này có thể xác định được bằng những kiểm tra khách quan.
1. Ù tai điếc tai thể phong nhiệt
* Nguyên nhân cơ chế bệnh sinh:
- Phong nhiệt từ bên ngoài xâm phạm vào, cũng có thể phong hàn hóa nhiệt xâm phạm vào tai làm rối loạn khả năng tiếp thu âm thanh của nhĩ khiếu mà gây nên ù tai, điếc tai.
* Triệu chứng:
- Bệnh khởi phát tương đối nhanh. Người bệnh cảm thấy trong tai căng tức, tắc tị, sức nghe giảm sút trong khi tiếng ồn trong tai rất to. Khám tai có thể thấy màng nhĩ hơi đỏ cũng có khi không thấy gì đặc biệt. Có thể thấy đau đầu, sợ lạnh, sốt, miệng khô, mạch phù đại, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng mỏng
* Chẩn đoán:
- Bát cương: Biểu thực nhiệt
- Tạng phủ: Thận, Can, Đởm, Tam tiêu
- Nguyên nhân: Ngoại nhân
- Bệnh danh: Nhĩ minh.
* Pháp điều trị: Sơ phong thanh nhiệt tán tà
* Phương:
- Thuốc uống: Bài Ngân kiều tán
Liên Kiều
40g
Camthảo sống
20g
Kim ngân hoa
40g
Hoa kinh giới
16g
Cát cánh
24g
Đậu xị
20g
Bạc hà
24g
Ngưu bàng tử
24g
Lá tre
16g
Tán thành bột, lấy 24g sắc với nước uống. Dùng bài này dưới dụng thuốc sắc liều thích hợp.
- Thuốc dùng ngoài: Có thể dùng nước Thạch xương bồ tươi để nhỏ vào tai.
- Châm cứu: Châm tả các huyệt Thượng Tinh, Nghinh hương, Hợp cốc. Lưu kim 15 phút, mỗi ngày châm một lầ
2. Ù tai điếc tai thể can đởm thượng kháng
* Nguyên nhân
cơ chế bệnh sinh:
- Trong cơ thể can giữ vai trò tướng quân, tính mạnh mẽ, chủ về thăng phát sơ tiết. Nếu tức giận làm thương can sẽ dẫn đến can khí uất kết mà thượng nghịch rồi làm tắc trở nhĩ khiếu. Cũng có thể vì tình chí uất ức làm can không sơ tiết điều đạt được mà uất lại hóa hỏa. Can hỏa làm nhiễu loạn thanh khiếu rồi gây ù tai, điếc tai
* Triệu chứng:
- Tai ù như tiếng sóng cũng có khi như tiếng sấm, tiếng gió, thính lục giảm lúc nhiều lúc ít, sau mỗi lần uất ức, căng thẳng triệu chứng lại nặng lên. Kèm theo các triệu chứng căng tức đau trong tai, đau đầu chóng mặt, mắt đỏ, miệng đắng họng khô, đêm ngủ không yên, phiền táo, ngực sườn đầy tức, đại tiện táo, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch huyền sác hữu lực
* Chẩn đoán:
- Bát cương: Biểu………. thực nhiệt
- Tạng phủ: Thận, can, đởm, tam tiêu
- Nguyên nhân: Nội nhân.
- Bệnh danh: Nhĩ minh
* Pháp điều trị: Thanh can tiết nhiệt, khai uất thông khiếu.
* Phương điều trị:
- Thuốc uống: Long đởm tả can thang gia Thạch xương bồ
- Nếu can khí uất kết mà hóa nhiệt còn nhẹ có thể dùng phép sơ can giải uất thông khiếu bằng cách dùng bài Tiêu giao tán gia Mạn kinh tử, Thạch xương bồ, Hương phụ
Sài hồ
12g
Bạch thược
12g
Đương quy
12g
Bạch truật
12g
Camthảo
06g
Bạc hà
08g
Sinh khương
08g
Bạch linh
12g
Mạn kinh tử
08g
Thạch xg bồ
08g
Hương phụ
08g
4. Ù tai điếc tai thể đàm hỏa uất kết
* Nguyên nhân cơ chế bệnh sinh:
- Ăn quá nhiều đồ cay ngọt, béo, uống nhiều rượu sẽ làm cho tỳ vị bị tổn thương. Thấp không được chuyển hóa rồi hóa đàm, đàm uất hóa hỏa bốc lên trên gây ù tai, điếc tai.
* Triệu chứng:
- Ù hai bên tai không ngừng, hai tai có cảm giác tắc tị, không nghe rõ âm thanh, chóng mặt nặng đầu, ngực bụng đầy chướng, ho có đờm nhiều, miệng đắng hoặc nhạt, nhị tiện không thông, lưỡi đỏ rêu vàng dày, mạch huyền hoạt
* Chẩn đoán:
- Bát cương: Biểu thực nhiệt
- Tạng phủ: Thận, can, đởm, tam tiêu
- Nguyên nhân: Bất nội ngoại nhân.
- Bệnh danh: Nhĩ minh
* Pháp điều trị: Thanh hỏa hóa đàm, hòa vị giáng trọc.
* Phương điều trị
Bài Nhị trần thang gia vị
Bán hạ
12g
Qua lâu nhân
12g
Phục linh
12g
Hoàng liên
10g
Trần bì
8-12g
Namtinh chế
10g
Camthào
4g
Chỉ thực
8g
Hoàng cầm
12g
Hạnh nhân
12g
4. Ù tai điếc tai thể thận tinh bất túc
* Nguyên nhân cơ chế bệnh sinh:
- Thận tàng tinh, sinh cốt tủy, phía trên thông với não, khai khiếu ra tai. Nếu thận khí đầy đủ bể tủy sẽ đầy, tai nghe được rõ. Nếu vì bệnh tật hoặc tình dục quá độ làm thận tinh hoa tổn, bể tủy trống rỗng sẽ phát sinh ù tai, điếc tai. Mặt khác bình thường thận thủy và tâm hỏa chế ước lẫn nhau nếu thận thủy bất túc khiến cho tâm hỏa kháng thịnh cũng sẽ gây ù tai, điếc tai.
* Triệu chứng:
- Trong tai có cảm giác ve kêu, đêm ngày không nghỉ, có khi thấy hư phiền mất ngủ, thính lực giảm từ từ, chóng mặt, mắt mờ, lưng gối mỏi. Là nam có thể thấy di tinh. Là nữ có thể thấy khí hư. Tiêu hóa kèm, chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch vi tế hoặc tế sác.
* Chẩn đoán:
- Bát cương: Biểu lý tương kiêm, thực nhiệt
- Tạng phủ: thận, can, đởm, tam tiêu
- Nguyên nhân: Bất nội ngoại nhân, nội thương
- Bệnh danh: Nhĩ minh
* Pháp điều trị: Bổ Thận ích khí, tư âm tiềm dương
* Phương điều trị: Bài lục vị địa hoàng thang gia Ngũ vị tử, Từ thạch.
5. Ù tai điếc tai thể tỳ vị hư nhược
* Nguyên nhân cơ chế bệnh sinh:
- Ăn uống không điều độ hoặc ăn nhiều đồ sống lạnh sẽ làm tổn thương tỳ vị. Tỳ khí không được kiện vận, nguồn sinh hóa khí huyết không đầy đủ, kinh mạch sẽ trống rỗng không thể nuôi dưỡng cho tai được. Cũng có thể vì tỳ dương kém, tỳ khí không thăng được gây nên ù tai, điếc tai.
* Triệu chứng:
- Ù tai, điếc tai, khi mệt mỏi bệnh tăng lên. Trong tai có cảm giác trống rỗng mà lạnh. Người mệt mỏi, ăn kém, ăn xong đầy bụng, đại tiện lỏng, sác mặt vàng úa, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch hư nhược.
* Chẩn đoán:
- Bát cương: Lý hư thiên hàn
- Tạng phủ: Tỳ, Thận, can, đởm, tam tiều
- Nguyên nhân: Bất nội ngoại nhân
- Bệnh danh: Nhĩ minh
* Pháp điều trị: Kiện tỳ, ích khí, thăng dương
* Phương điều trị:
- Bài thuốc Bổ trung ích khí thang gia Thạch xương bồ
Hoàng kỳ
20g
Sài hồ
10g
Chích thảo
4g
Bạch truật
12g
Thăng ma
4-6g
Trần bì
4-6g
Đẳng sâm
16g
Thạch xương bồ
12g
- Châm cứu:
+ Chọn huyệt Nhĩ môn, Thính cung, Ế phong, Trung chữ, Ngoại quan, Âm lăng tuyền, Túc tam lý, Tam âm giao.
+ Chọn mỗi lần 2 – 3 huyệt
+ Thủ thuật bổ tả tùy theo nguyên nhân của bệnh.
+ Nếu bệnh thuộc hàn có thể cứu
- Nhĩ châm: Chọn các huyệt Tai trong, Thận, Can, Thần môn, Châm 15 – 20 phút, 15 ngày một liệu trình.