Từ
lâu, y học cổ truyền đã biết tác dụng của nhung hươu nai và ứng dụng
vào trị bệnh, tuy nhiên kết quả cũng có giới hạn. Hiện nay, y học vẫn
tiếp tục nghiên cứu dược tính của nhung hươu nhằm phát hiện thêm những
tác dụng chữa bệnh mới.
Nhung hươu nai là sừng của Hươu đực hay
Nai đực. Hàng năm vào cuối mùa đông đầu mùa xuân sừng Hươu Nai mới mọc
rất mềm, mặt ngoài phủ đầy lông, sờ vào êm như nhung nên gọi là nhung
hươu nai, bên trong chứa nhiều mạch máu. Nhung có thể chưa phân nhánh
hoặc có nhánh, còn gọi là nhung yên ngựa (nhung mới bắt đầu phân nhánh
còn ngắn, bên dài bên ngắn).
Huyết nhung yên ngựa là quý nhất.
Nhung cắt xong cần chế biến ngay, để lâu sẽ thối rửa. Người ta đã phân
tích được thành phần hoá học của nhung hươu nai, gồm canxi cacbonat,
canxi phosphas, chất keo, protid, kích tố (testosteron, pentocrin . .
.), acid amin, ...
Theo tây y, nhung hươu giúp tăng sức mạnh cơ
bắp, sảng khoái tinh thần, vết thương mau lành, ăn ngủ tốt, lợi niệu và
tăng nhu động dạ dày- ruột chuyển hoá protid và glucid, ...
Theo y
học cổ truyền Việt Nam, nhung có tác dụng sinh tinh, bổ tuỷ, chữa các
chứng hư tổn cơ thể, di tinh, liệt dương, vô sinh, bệnh lậu , giúp khoẻ
gân xương, tăng tuổi thọ, ... Từ lâu đời, các thầy thuốc đông y Trung
Quốc và Nhật đã dùng nhung như vị thuốc bổ, giúp cơ thể lâu già, chống
co giật, chữa ung bướu, chống thấp khớp.
Ở Hàn Quốc, Nhật Bản,
Trung Quốc New Zealand, Úc, nhung Hươu Nai đã được nghiên cứu, chế biến
thành rất nhiều các sản phẩm cao cấp và đã có bán trên thị trường.
Ở
Việt Nam nghề nuôi Hươu phát triển mạnh nhất ở huyện Hương Sơn- Hà
Tĩnh. Theo thống kê năm 2005 thì toàn Huyện có khoảng 20 ngàn con Hươu.
Đây là một huyện miền núi liền kề dãy Trường Sơn và giáp với nước bạn
Lào qua cửa khẩu Cầu Tre và nuôi Hươu là một nghề truyền thống của người
dân Hương Sơn.