Thống kê của hội ung thư Việt Nam, mỗi năm có 150.000 người mắc các chứng ung thư và 75.000 người chết vì căn bệnh này. Trong khi đó, chế độ dinh dưỡng cho những người mắc ung thư lại chưa được chú trọng. Người bị ung thư nếu không đủ dinh dưỡng, thể trạng sẽ bị suy kiệt, chỉ cần sụt 5% cân nặng đã rút ngắn 1/3 thời gian sống của bệnh nhân.
Nâng cao thể trạng cho bệnh nhân ung thư
Nhiều bệnh nhân ung thư chỉ chủ yếu tập trung vào các vấn đề điều trị bằng hóa trị, xạ trị,… chưa quan tâm đến chế độ chăm sóc dinh dưỡng để nâng cao thể trạng cho người bệnh.
Tất cả các giai đoạn bệnh nhân cần được chăm sóc một cách toàn diện trên các mặt: sức khỏe, tâm lí, tình cảm, tài chính và giảm các tác dụng phụ sau điều trị.
Mệt mỏi: là triệu chứng thường gặp ở hầu hết bệnh nhân, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống. Nguyên nhân là do bệnh ung thư, tác dụng phụ sau điều trị, bệnh phối hợp, tâm lí tình cảm rối loạn… Để giảm bớt mệt mỏi, bệnh nhân nên tập thể dục thường xuyên, ngủ đúng mức, tăng cường vận động tích cực, tránh sử dụng các chất kích thích như: rượu, cà phê, thuốc lá, sô cô la nhất là buổi tối, đi ngủ đúng giờ, đều đặn, yên tĩnh.
Chăm sóc răng miệng: một số thuốc hóa trị ung thư có thể gây lở loét trong miệng, cổ họng cũng như khô, kích ứng hoặc chảy máu và nhiễm trùng,vì vậy, người bệnh cần súc miệng, đánh răng hàng ngày và giải quyết các vấn đề về răng như: sâu răng, áp xe, bệnh lợi hoặc răng giả không khớp.
Bệnh tiểu đường: thường phối hợp với bệnh ung thư, nhất là bệnh nhân lớn tuổi, bệnh ung thư gan, tụy và đại trực tràng cần phối hợp điều trị tốt để kiểm soát đường máu, tránh biến chứng của tiểu đường.
Loãng xương sau điều trị: cần sử dụng thực phẩm hoặc chế phẩm có canxi, vitamin D, thuốc Bisphosphonate và tăng cường tập thể dục phù hợp, có chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Kiểm soát đau ung thư tốt: đây là triệu chứng đáng lo ngại nhất của bệnh nhân ung thư, cần có sự trợ giúp của các chuyên gia điều trị đau để kiểm soát đau thỏa đáng bằng các biện pháp phù hợp
Khi bị ung thư, người bệnh cần ăn để có sức khỏe đương đầu với những loại thuốc dùng để điều trị với chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả và ngũ cốc nguyên hạt, thức ăn có lượng đường vừa phải, ít calo.
Hạn chế thịt đỏ (thịt đỏ là các loại thịt như: thịt bê, thịt bò, thịt cừu, thịt trâu, thịt lợn, thịt ngựa...). Lựa chọn thịt nạc gà, cá... tránh thịt chế biến như: giăm bông, thịt xông khói, xúc xích.
Hạn chế lượng muối vào hàng ngày, hạn chế chất kích thích, ăn thức ăn mặn vừa phải,
Người bệnh nên ăn một bữa no vào buổi sáng và uống thêm chất lỏng nếu cần. Bệnh nhân ung thư nên uống nhiều chất lỏng. Uống nhiều sẽ giúp cơ thể có được chất lỏng cần thiết. Hầu hết người lớn nên uống 8 đến 12 ly nước mỗi ngày.
Khám lại định kì đầy đủ, kết hợp chặt chẽ với bác sĩ để khắc phục các di chứng, biến chứng sau điều trị gây nên.
Bổ sung thêm các vitamin tổng hợp và các thảo dược thiên nhiên để tăng cường sức đề kháng, nâng cao thể trạng, kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân ung thư. Trong đó nổi bật là Nano Curcumin – thành tựu mới của các nhà khoa học Việt Nam