Tiêu chảy gây ra tình trạng đi ngoài nhiều lần, phân lỏng và nhiều nước làm cơ thể mệt mỏi, khó chịu. Khi đó cần có biện pháp điều trị kịp thời nếu không bệnh tiến triển lâu dài mất nước trầm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Rửa tay với xà phòng phòng bệnh tiêu chảy (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân gây tiêu chảy
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, dưới đây xin điểm danh một số “thủ phạm” chính gây hại:
Tình trạng stress và căng thẳng
Nhiễm khuẩn các loại vi rút, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng
Ăn phải thức ăn ôi thiu
Sử dụng nguồn nước bị nhiễm bẩn
Uống quá nhiều bia rượu
Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Tiêu chảy làm cơ thể mất nước, đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng và có nhiều nước kèm theo tình trạng đau bụng, sốt, phân chứa máu hoặc gây chướng bụng. Khi gặp phải tình trạng này nên có cách điều trị kịp thời để bệnh không trở nên trầm trọng.
Phòng chữa tiêu chảy ở người lớn
Mách nhỏ bạn đọc một số cách trị tiêu chảy ở người lớn hiệu quả mà không đến thuốc
Cách 1:
Pha lẫn nước ép trái lựu với 1 cốc nước mía, uống thành 4 lần trong ngày
Dùng 1/2 cốc nước ép bạc hà để uống sau, cứ 2 giờ uống một lần
Loại bỏstress, căng thẳng vì chúng là thủ phạm gây ra tiêu chảy, thay thế bằng những trò tiêu khiển giúp tinh thần thoải mái
Cách 2:
Ninh nhừ một củ carot, sau đó nghiến nát, và ăn mỗi thìa cà rốt ninh nhừ này trong vòng 15 phút. Ngoài ra nên ăn súp khoai tây vì theo các chuyên gia khoai tây có thể “đối phó” với chứng tiêu chảy.
Nhìn chung khi bị tiêu chảy bạn nên uống nhiều và ăn vừa đủ. Nếu trong trường hợp đuối sức vì thiếu chất dinh dưỡng nên ăn các loại canh hoặc súp như súp gà, nước phở…
Phòng bệnh tiêu chảy:
Ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống, gỏi cá hải sản, mắm tôm…
Rửa tay với xà phòng diệt khuẩn
Đảm bảo vệ sinh khi chế biến thức ăn
Giữ nguồn nước sạch,đảm bảo sử dụng nước sạch khi chế biến món ăn
Bệnh tiêu chảy dễ lây nên cách ly người bệnh với khu nấu ăn
Nếu triệu chứng của bệnh trở nên trầm trọng hơn cần đưa đến các cơ sở y tế kịp thời
Một số cách khác chữa tiêu chảy
1. Nụ sim, búp ổi
Búp ổi chữa tiêu chảy (Ảnh minh họa)
Nụ sim thu hái khi còn chưa nở, khoảng nửa chén sắc uống, uống 2 lần trong ngày.
Búp ổi: Lấy một nắm búp ổi nhai với vài hạt muối nuốt cả bã.Hoặc dùng búp ổi hoặc lá ổi non 12 – 20g (sao sơ), gừng nướng 10g hoặc củ riềng khô 10 – 12g, vỏ quýt khô 10 – 12g. Cho các vị vào ấm, sắc với 500ml nước, còn lấy 200ml, chia làm hai lần uống trong ngày trước bữa ăn. Bài thuốc này dùng chữa các trường hợp tiêu chảy thông thường đặc biệt là tiêu chảy do lạnh.
2. Lá mơ lông
Lá mơ lông được dùng là vị thuốc hữu hiệu chữa tiêu chảy và kiết lỵ. Bài thuốc phổ biến là hái một nắm lá mơ lông rửa sạch, thái nhỏ trộn với một quả trứng gà ta nướng trên chảo có lót lá chuối hoặc hấp cách thủy (không được chiên với dầu mỡ vì kiết lỵ kỵ với chất béo). Có thể ăn một ngày 2-3 lần liên tục trong 3 đến 4 ngày sẽ khỏi.
3. Nước cây cỏ sữa
Nguyên liệu:
Cây cỏ sữa 2 nắm
Nấm tai mèo: 5 tai
Đậu đen xanh lòng 50gram
Cách làm: Cỏ sữa rửa sạch; nấm mèo ngâm cho nở ra rửa sạch rồi thái dài và mỏng. Bắc song song 2 chảo ở 2 bếp: 1 bếp sao đậu đen, 1 bếp sao nấm mèo, xong rồi sao cỏ sữa.
Cho cả 3 thứ sau khi sao vào 1 cái nồi, lấy 3 bát nước sắc nhỏ lửa còn 0,5 bát cho bé uống trong 1 ngày, không được để qua ngày hôm sau.
Lưu ý: Nấm mèo sao trên bếp thường bị khô và cứng, nên dùng tray bẻ thì giòn như sợi miến khô là được. Đậu sao khi cắn phải thơm giòn, chín hạt rồi nếu còn sốn g cũng không được.
4. Lá cây quả nhót
Lá nhót sao vàng, sắc nước uống chữa tiêu chảy. Bột lá nhót khô hòa nước cơm có thể chữa hen suyễn. Nhót có tên khác là cây lót, bất xá, hồ đồ tử.
Dùng lá tươi (20-30g) hoặc lá khô (6-12g), thái nhỏ, sao vàng, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Có thể dùng dưới dạng thuốc bột. Dùng riêng hoặc phối hợp với vỏ cây chân danh (đỗ trọng nam) với liều lượng bằng nhau.
5. Hồng xiêm xanh
Hồng xiêm xanh có vị chát, tính bình là phương thuốc hiệu quả chữa tiêu chảy, kiết lị.
Cách làm:
Hồng xiêm xanh cắt thành nhiều lát mỏng, phơi khô, sao vàng để dùng dần. Mỗi lần dùng lấy khoảng 10 lát sắc uống với nước, nước phải ngập hồng xiêm. Sau đó đổ lấy nước uống ngày 2 lần.
6. Rau sam
Rau sam có vị chua, tính hàn có tác dụng trị kiết lỵ, trừ giun sán, chữa mụn nhọt và các bệnh ngoài da. Dân gian cũng thường dùng rau sam để chữa tiêu chảy:
Phòng bệnh: Ngày dùng 100-200g rau sam làm rau ăn hoặc nấu cháo hàng ngày
Chữa bệnh: Khi đã có triệu chứng đau bụng tiêu chảy nhiều lần nên dùng rau sam tươi 100g, cỏ sữa tươi 50g sắc uống thay nước trong ngày. Nếu đi ngoài ra máu có thể bổ sung thêm 20g nhọ nồi, 20g rau má vào sắc uống cùng.
7. Gạo rang
Nguyên liệu:
Gạo: 10g sao vàng
Lá ngải cứu khô: 15g
Đường đỏ: 10g
Cho tất cả vào ấm đun rồi đổ ngập nước chờ sôi mấy phút rồi nhấc xuống để hơi nguội uống hết một lần. Mỗi ngày chỉ cần uống một lần, sau hai ngày sẽ thấy hiệu quả.
Lưu ý: Trong các đợt tiêu chảy cấp bạn nên dùng Tràng Phục Linh Fast với liều dùng từ 2 đến 4 viên/ ngày chia 2 lần tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh, có thể uống trước hoặc sau khi ăn. Trang Phục Linh Fast bán dạng vỉ, tiết kiệm, cầm nhanh tiêu chảy an toàn, dùng được cho cả phụ nữ có thai và trẻ em.