Cách sử dụng cao hổ cốt đúng bệnh

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách sử dụng cao hổ cốt đúng bệnh

10/09/2015 12:00 AM
565
Theo dược học cổ truyền, cao hổ cốt vị mặn, tính ấm, vào được hai kinh can và thận; có công dụng bổ dương, trục phong hàn, trấn thống (giảm đau), làm mạnh gân cốt, trừ thấp; thường được dùng để chữa các chứng tê thấp, đau nhức gân xương, đi lại khó khăn, chân tay co quắp, thoái hóa xương khớp, suy nhược cơ thể
Có thể nói, cao xương hổ có hai thế mạnh là: bổ dưỡng cơ thể và phòng chống các bệnh lý liên quan đến xương khớp như viêm đa khớp dạng thấp, thoái khớp gối, hư xương sụn cột sống cổ và cột sống thắt lưng, viêm cột sống dính khớp, viêm quanh khớp vai, viêm gân, gãy xương lâu liền, loãng xương…
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong thành phần hổ cốt có chứa collagen, mỡ, calcium phosphate, calcium carbonat, magiesium phosphat, trong đó collagen là hoạt chất chính; gelatin của hổ cốt chứa 17 amino-acid, lượng acid amin trong xương hổ cao gấp 900 các loại xương động vật khác và có tỷ lệ đạm toàn phần rất cao. Về tác dụng dược lý, hổ cốt có công dụng chống viêm, giảm đau, an thần và làm lành nhanh xương gãy.
Cách dùng:
Ngày dùng 6 – 12g, thái miếng nhỏ ngậm cho tan trước khi đi ngủ, hoặc ngâm rượu 1/4 để uống (ngâm rượu là tốt hơn cả). có thể xem kĩ hơn ở phần sau
Tuổi nào có thể dùng cao hổ cốt :
Nếu dùng để trị bệnh thì không cứ độ tuổi, cốt sao vị thuốc hợp với bệnh tình, nên khi dùng phải có sự chỉ định của thầy thuốc
Dùng để bồi bổ sức khỏe thì đàn ông 8 lần 5 là 40 tuổi ,  Phụ nữ 7*5= 35 tuổi, thận khí bắt đầu suy, xương cốt không được nuôi dưỡng đầy đủ nên răng khô, xương loãng đi. có thể dùng được.
Cách phân biệt thật giả
Cao hổ cốt thực nấu với tỷ lệ 5 hổ một sơn dương, nấu đúng kĩ thuật thì có mầu vàng ngà hơi trong, người lành nghề có thể kiểm định được, như người thợ rèn nhìn mầu lửa trong lò có thể biết được nhiệt độ, nhưng khó mà miêu tả cho người khác hiểu được. Còn người dùng thật khó phân biệt thật giả. Người ta có truyền miệng một s�� cách thử như: nếu là cao hổ thật thì ngọn cỏ tươi cắm trên mặt cao phải héo úa, chó ngửi thấy phải bỏ chạy, hoặc người uống cao sẽ cảm thấy một luồng khí nóng chạy khắp cơ thể hoàn toàn là những chuyện thần thoại hóa cao hổ mà thôi, chúng tôi đã thử nghiệm trên thực tế không xẩy ra những hiện tượng nêu trên.
Những truyện có thật về cao hổ cốt .
Truyền kỳ về cao hổ cốt
Đợt đi công tác tại vùng ngã ba biên giới ấy, tôi ăn và uống không biết bao nhiêu cao hổ cốt. Hiệu lực của cao thế nào, tôi cũng chẳng để ý, nhưng chỉ biết rằng thấy làm việc gì cũng băng băng. Có lần 4h sáng lái xe Xitđờca chạy vào Vinh, lấy tài liệu xong, ăn qua quít miếng cơm độn ngô lủng củng rồi lại phóng về Hà Nội, đêm thức trắng viết bài, sáng hôm sau đến nộp mà vẫn tươi tỉnh.
Theo số liệu của Diễn đàn loài hổ toàn cầu (Global Tiger Forum – GTF) thì ở Việt Nam, giống hổ – một loài vật được dân gian kính trọng gọi bằng “ông” (ông Ba Mươi; ông Kễnh; ông Cọp…) nay chỉ còn khoảng 150 “ông”. Vậy mà chưa khi nào thị trường cao hổ cốt lại sôi động như hiện nay và cũng chưa bao giờ người ta lại “phong tặng” cho cao hổ cốt nhiều tính dược lạ kỳ như vậy.
Vậy cao hổ cốt có thực là “thần dược” như những lời đồn hay không? Và người ta đã nấu cao hổ cốt (cả thật lẫn giả) như thế nào?
Bắt đầu từ chuyện của… tôi?
Tôi sống được cho đến ngày hôm nay, chính là nhờ… Hổ? Mẹ tôi bảo thế.
Số là vào cuối năm 1956, khi ấy mới lẫm chẫm biết đi, thì một hôm, tôi bị sốt cao và bố mẹ tôi hoảng hồn khi thấy người tôi cứ mềm dần, mềm dần và chỉ sau ba ngày là nằm bất động và chỉ ngúc ngắc được mỗi cái đầu.
Bố mẹ mang tôi vào Bệnh viện Bạch Mai và lúc này mới biết miền Bắc đang có trận dịch bại liệt. Bệnh viện Bạch Mai chật như nêm, và bị bại liệt hầu hết là trẻ con loại tuổi như tôi. Mỗi giường bệnh có khi phải để ba đứa trẻ nằm, còn bố mẹ đi chăm con thì nằm vạ vật dưới nền nhà hay ngoài hành lang.
Các bác sĩ đã bẻ gập người tôi xuống và chọc kim vào lấy nước tủy sống đem đi xét nghiệm và kết luận rằng tôi bị bại liệt toàn thân và là đứa bị nặng nhất trong khoảng 500 trẻ đang bị bại liệt nằm ở Bệnh viện Bạch Mai. Tình thế lúc này thật là tuyệt vọng. Giá như bị liệt chân hoặc tay thì còn khả dĩ làm người được, đằng này tôi chỉ nằm, hai mắt mở thao láo.
Các bác sĩ thì khẳng định rằng trường hợp như tôi thì không còn cách nào cứu được, nếu có sống thì cũng chỉ là một cục thịt mà thôi? Và cũng đã có người khuyên bố tôi (Nhà văn Hoài An, khi đó là phóng viên báo Quân đội nhân dân – TG) là đưa tôi về nhà và đành chịu tội với Giời bằng cách cho tôi một liều thuốc ngủ để… đi cho nhẹ! Chứ nếu để thế này, kẻ bị bệnh đã khổ mà người sống lại còn khổ hơn.
Nhưng lại cũng có một vị bác sĩ bảo rằng chữa bại liệt bằng thuốc tây y là không được, mà chỉ có đông y thì may ra có thể cứu được phần nào. Nghe thế, bố mẹ tôi như người ngủ mê sực tỉnh và chạy lên ông ngoại tôi là nhà văn – lương y Nguyễn Tử Siêu, ở số 8 phố Yên Phụ
Nghe bố mẹ tôi kể xong, ông ngoại tôi bảo phải đưa tôi về, trước mắt, lấy thân cây sắn dây đun nước và cho tôi ngâm hàng ngày. Còn thứ thuốc duy nhất có thể cứu được tôi là phải có cao hổ cốt loại tốt.
Nghe nói thế, bố tôi như trút được một phần nỗi lo và ông chuẩn bị đi Hòa Bình tìm cao hổ cốt. Thời đó, vùng núi Tây Bắc là vương quốc của hổ. Ở thị xã Hòa Bình, đêm đêm, hổ còn mò ra dốc Cun vồ người, cho nên muốn có bộ xương hổ nấu cao là chuyện… đơn giản.
Nhưng bố tôi chưa kịp đi thì có một người từ Cao Bằng về biếu ông ngoại tôi hai lạng cao hổ cốt để trả ơn cứu mạng.
Lập tức một lạng cao được đem ngâm rượu và một lạng thì được cắt nhỏ ra để nấu cháo. Có thuốc rồi nhưng để cho tôi uống được thì lại rất khó khăn bởi vì một phần sợ các bác sĩ, một phần phải giấu những người xung quanh. Thế là cứ đêm đêm, khi mọi người ngủ, mẹ tôi lại lén đổ rượu cho tôi uống… Uống rượu vào, người tôi đỏ rực lên, cái đầu cứ lúc lắc liên tục.
Được 5 ngày thì tôi cử động được ngón tay.
Được 7 ngày thì chân tôi co được và bàn tay đã cầm được ngón tay của mẹ.
Được 15 ngày thì tôi… ngồi dậy và lại vịn thành giường tập đi.
Cả Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai xôn xao. Các bác sĩ không còn có thể hiểu nổi và họ quyết định mang tôi đi… nghiên cứu bởi vì đây là trường hợp độc nhất vô nhị.
Còn một số ông bố bà mẹ đang có con bị bại liệt nằm cùng phòng với tôi biết được là mẹ tôi có thuốc lạ. Họ rình theo dõi bà và phát hiện bà cho tôi uống thuốc về đêm, thế là họ van lạy bà cho thuốc. Không thể giữ bí mật được, mẹ tôi mách cho họ lên gặp ông ngoại tôi… Nghe nói là cũng nhiều người được cứu khi tắm nước cây sắn dây và uống cao hổ cốt.
Thấy cảnh bác sĩ lại bẻ gập người tôi xuống, chọc kim tiêm vào giữa hai đốt sống để rút nước tủy, bố tôi không chịu nổi, ông quyết định ?obùng?? Một buổi chiều, bố tôi mặc quân phục, đeo sao hàm cẩn thận, vào viện bế tôi đi chơi. Mẹ tôi đi ra ngoài hàng rào chờ sẵn và nhân lúc nhập nhoạng, ông tuồn tôi qua hàng rào đưa cho mẹ tôi rồi biến thẳng.
Tôi được cứu thoát, nhưng căn bệnh đã để lại cho tôi một di chứng… là teo nửa người bên trái, và nặng nhất là cánh tay trái. Giữa năm 1972, tôi khám sức khỏe để đi bộ đội. Chị bác sĩ quân y bắt tôi cởi quần áo rồi nhìn ngắm tôi bằng con mắt ngạc nhiên và phì cười mà bảo rằng: ?oMặc quần áo vào, về đi. Người thế này cũng đòi đi bộ đội, xấu cả quân ngũ?.
Nhưng rồi mấy năm sau, tôi lại được gọi đi khám nghĩa vụ quân sự. Và lần này, một vị bác sĩ lại bảo: ?oTay phải khỏe là tốt rồi. Vào bộ đội, chịu khó rèn luyện có khi tay trái sẽ phát triển?. Nghe lời ông, những ngày ở quân ngũ bên Lào, tôi rất chịu khó tập tạ tay trái, nhưng cũng chỉ xách nặng được bằng hai phần ba tay phải.
Chuyện tôi sống được nhờ cao hổ cốt là như vậy.
Một thời gian dài về sau, tôi cũng chẳng bao giờ nghĩ đến cao hổ cốt, mặc dù thi thoảng bố tôi có nói rằng phải làm thế nào kiếm được bộ xương hổ để nấu cao dành cho tôi. Ông ngoại tôi dặn lại rằng vì tôi uống cao từ khi còn bé tý, nên sau này, có bị bệnh tật gì, uống các loại thuốc bổ khác đều vô ích, trừ cao hổ cốt.
Năm 1984, tôi đi công tác ở tỉnh Lai Châu (cũ) và quyết định đi lên xã Xín Thầu là xã ngã ba biên giới Việt – Trung – Lào. Hồi đó, nói đến vùng ngã ba biên giới này, ai cũng hãi. Ngay Công an tỉnh Lai Châu, số cán bộ đi được đến đây cũng rất hiếm. Thấy tôi quyết tâm đi, ông Vàng Văn Phương, Chủ tịch huyện cho miếng cao hổ cốt to bằng nửa bao thuốc lá, anh em kiểm lâm cho ít tam thất… Ông Phương dặn tôi là ngâm miếng cao đó với rượu, tối đến uống một chén con. Rồi ông còn rỉ tai tôi bảo là phải uống… giấu vì ?oanh leo núi không quen mới cần uống cao hổ, còn mấy đứa đi cùng, đừng cho chúng nó uống, phí đi?.
Nghe lời ông, cứ đến bản nào, trước khi đi ngủ, tôi lại lôi bi đông rượu giấu trong balô ra và tợp vài ngụm… Uống rượu xong, được khoảng một tiếng sau thì thấy các khớp xương mỏi rã rời và trong người cứ như phát phiền, nằm ngủ không yên, cứ vật bên này, vật bên kia. Nhưng khi thiếp đi rồi thì giấc ngủ đến sâu thăm thẳm và sáng hôm sau tỉnh dậy, thấy trong người nhẹ nhõm, hoạt bát và cái cảm giác mệt bã người của mấy chục cây số leo núi hôm trước biến đi đâu hết.
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý