Hiện rất nhiều người phải đeo kính áp tròng, có khi từ rất nhỏ do thị lực mắt bị kém nhưng cũng nhiều người chưa biết cách dùng kính áp tròng để bảo vệ đôi mắt của mình. Những đúng các nguyên tắc dưới đây để bảo vệ đôi mắt của bạn.
1. Khi đi bơi thì không nên đeo kính áp tròng vì nó rất dễ dẫn đến viêm nhiễm cho mắt.
2. Khi đi ngủ, nhớ bỏ kính áp tròng áp ra bởi vì quá trình oxy hoá có thể bị cản trở gây nên viêm giác mạc và làm kính áp tròng trở nên mờ đi, khó nhìn. Kể cả khi bạn chỉ chớp mắt trong chốc lát vào buổi trưa hoặc khi đã chuẩn bị đi ngủ buổi tối. Điều này là quan trọng để phòng ngừa tốt nhất cho mắt và kính áp tròng của bạn
3. Không nên sử dụng kính áp tròng trong một thời gian dài. Nếu bạn buộc phải dùng kính áp tròng thường xuyên mới nhìn thấy được thì tối đa cũng chỉ nên sử dụng kính áp tròng trong khoảng từ 12 - 14 giờ/ngày.
Tùy độ nặng nhẹ của mắt mà thời gian sử dụng kính áp tròng khác nhau và tốt nhất là bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để biết chính xác mình nên sử dụng kính áp tròng trong bao lâu một ngày.
4. Chú ý nếu bạn mắc bệnh tiểu đường thì nên tránh dùng kính áp tròng vì nó sẽ làm tăng nguy cơ cao gây viêm nhiễm cho mắt. Nếu buộc phải dùng thì nên hỏi ý kiến bác sĩ là tốt nhất.
5. Khi không sử dụng kính áp tròng nữa cần cất kính áp tròng vào hộp đựng kính áp tròng. Không khí ô nhiễm và khói hoá học sẽ làm tổn hại đến kính áp tròng của bạn
6. Giữ gìn vệ sinh khi tiếp xúc với kính áp tròng và rửa tay sạch sẽ trước khi chạm vào kính áp tròng.
7. Khử trùng kính áp tròng hàng ngày với đồ chuyên dụng để ngăn không cho mắt bị viêm (thường được bán kèm khi bạn mua kính áp tròng - phải là nước rửa mắt kính áp tròng chuyên dụng, có thể được bác sĩ kê đơn chứ không đơn thuần là nước rửa bình thường hay lau khô vì dễ làm tổn hại đến kính áp tròng. Khi kính áp tròng bị hư hỏng sẽ kéo theo rất nhiều vấn đề về mắt)
8. Bạn có thể thay hộp cất kính áp tròng nếu chúng bị bẩn để tránh gây hại cho mắt kính áp tròng.
9. Kính áp tròng đeo phải phù hợp với mắt. Sau khi đeo kính áp tròng một thời gian bạn thấy nhìn mờ hơn trước thì cần phải đến bác sĩ ngay lập tức để khám và đo lại mắt. Đừng cố đeo và hi vọng nó sẽ tự động điều chỉnh thích hợp lại.
10. Trong trường hợp bạn thấy có bất cứ dấu hiệu nào như đau, chảy nước mắt, đỏ mắt, chảy mủ, giảm tầm nhìn hoặc tình trạng mắt xấu đi thì hãy bỏ kính áp tròng đó đi và đến khám bác sĩ ngay
11. Kính áp tròng có thể cần được thay đổi theo chu kỳ phụ thuộc vào mắt của mỗi người.
12. Đối với trẻ em, nếu phải đeo kính áp tròng cha mẹ cần hướng dẫn con cách sử dụng và bảo quản kính áp tròng. Điều quan trọng là phải cân bằng giữa mắt và kính áp tròng đồng thời giúp trẻ có chế độ ăn - học - chơi thích hợp để bảo vệ đôi mắt.