Cách bảo quản gạo không bị mọt chuẩn nhất

seminoon seminoon @seminoon

Cách bảo quản gạo không bị mọt chuẩn nhất

12/09/2015 12:00 AM
505

Có rất nhiều loài côn trùng gây hại cho các loại ngũ cốc như gạo, ngô, lúa mì. Một trong số đó là mọt gạo. Mọt gạo làm cho chất lượng hạt gạo xấu đi. Cùng công ty diệt côn trùng tìm hiểu về loài mọt gạo này và xem các cách phòng trừ nó như thế nào qua bài viết sau nhé!

1. Mọt gạo là gì?

Mọt gạo có tên tiếng anh là Sitophilus oryzae là một loài côn trùng gây hại cho các loại hạt ngũ cốc lưu trữ có tầm quan trọng kinh tế. Con trưởng thành dài khoảng 2 mm với mỏ dài. Màu sắc cơ thể thoạt nhìn thì có màu nâu hoặc đen nhưng nhìn kỹ thì có bốn điểm màu cam / đỏ phân bố trong một chữ thập trên vỏ cánh. Nó có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với loài mọt ngô tương tự, nhưng có được một số tính năng phân biệt. Con trưởng thành sống đến 2 năm. Con cái đẻ 2-6 trứng mỗi ngày và số lượng trứng đẻ lên đến 300 quả trong suốt cuộc đời nó. Chúng đẻ trứng vào lỗ hạt gạo. Ấu trùng phát triển trong hạt và chui ra lúc ăn. Kiểm soát mọt gạo bằng cách tách riêng gạo bị mọt ra. Mọt gạo ở mọi giai đoạn phát triển có thể giết chết bằng cách làm lạnh dưới 0 °F (−18 °C) trong 3 ngày hoặc làm nóng 140 °F (60 °C) trong 15 phút.

mot-gao-va-cach-phong-tru

2. Phân bố và tác hại

Phân bố khắp thế giới đặc biệt là các nước nhiệt đới. Mọt gạo ăn hại tất cả các loại lương thực, sinh sản nhanh, khả năng thích ứng rộng với môi trường, thời gian sống dài. Mọt gạo có vòi nhọn, khi ăn dùng vòi đục một lỗ nhỏ và đẻ trứng vào đó. Trứng nở, sâu non lớn dần lên ăn nội nhũ hạt, chỉ để lại lớp vỏ mỏng không có giá trị sử dụng.

Đây là côn trùng phá hại sơ cấp, và được xem là loại nguy hiểm nhất đối với các kho lương thực ở nước ta. Vì thế cần có những biện pháp để diệt côn trùng này.

3. Đặc điểm nhận dạng

+ Dạng trưởng thành: Dài 3 – 4 mm, rộng 1 – 1,2 mm, toàn thân màu xám đen, đầu có vòi nhô ra. Trên cánh cứng có những đường dọc và nhiều điểm lõm tròn. Râu hình đầu gối có 8 đốt, mảnh lưng ngực có nhiều điểm lõm tròn. + Dạng trứng: Dài 0,45 – 0,7 mm, rộng 0,24 – 0,3 mm, hình bầu dục dài, một đầu phình ra, ban đầu màu trắng sau chuyển sang màu đục nhạt. + Sâu non: Dài 2,5 – 3 mm, đầu nhỏ màu nâu nhạt, trên mình có đường vân ngang, thân mập, ngắn, thường cong lưng, có màu vàng đục. + Nhộng dài 3,5 – 4 mm hình bầu dục, lúc mới hoá nhộng màu trắng sữa sau thành nâu nhạt.

4. Đặc tính sinh học

Mọt hoạt bát, có tính giả chết, bay khá tốt, thích bò lên cao và bò phía ngoài của bao nông sản. Mọt đục lỗ vào các hạt nông sản rồi đẻ trứng vào đó và dùng chất nhầy để bịt lỗ lại bảo vệ. Mỗi lần đẻ 1 – 2 trứng, một mọt cái đẻ từ 3 – 10 trứng/ngày. Từ 1 đôi mọt (1 đực + 1 cái) trong điều kiện thích hợp có thể sinh sôi tạo ra một quần thể đông tới 800.000 cá thể/năm.

Ở vùng nhiệt đới, mỗi năm mọt sinh trung bình 4 – 5 lứa có khi tới 7 lứa. Thời kỳ trứng 3 – 16 ngày, thời kỳ sâu non 13 – 28 ngày, thời kỳ nhộng 4 – 12 ngày, thời kỳ trưởng thành 54 – 311 ngày.

Ở nhiệt độ 28 – 300C, thời gian hoàn thành một thế hệ hầu như không thay đổi: trong thóc và ngô là 40 – 41 ngày.

Mọt hoạt động mạnh nhất trong điều kiện sau: nhiệt độ 24 – 300C (thích hợp nhất là 290C, dưới 130C và trên 380 C ngừng hoạt động), độ ẩm không khí từ 90 – 100%, và thuỷ phần hạt là 17%. Độ ẩm không khí tối thiểu để mọt đẻ trứng là khoảng 60%. Mọt gạo có khả năng nhịn ăn từ 6 – 12 ngày, phụ thuộc vào nhiệt độ và ẩm độ không khí. Trung bình, mọt gạo sống khoảng 180 đến 200 ngày tuỳ thuộc vào nhiệt độ và thuỷ phần của hạt.

5. Các biện pháp phòng trừ mọt gạo

- Biện pháp vật lý

Sử dụng nhiệt (nóng, lạnh) bức xạ vi sóng và sóng cơ học là những lựa chọn đầy hứa hẹn trong lĩnh vực bảo quản nông sản. Một số loại đất trơ (đã mất hoạt tính) trên cơ sở diatomit được để sản xuất và đưa vào sử dụng để bảo quản nông sản từ năm 1994. Trên thế giới biện pháp này đã được dùng nhiều và rất hiệu quả trong việc phòng trừ côn trùng hại ngô, gạo. Tuy không độc hại đối với người, không để lại dư lượng trong nông sản nhưng chi phí đầu tư mua sắm thiết bị quá lớn. Vì vậy, ở Việt Nam biện pháp này chưa được áp dụng rộng rãi.

- Biện pháp sinh học

+ Bẫy bả: dùng các hợp chất dẫn dụ côn trùng để kiểm tra, phát hiện sự chớm lây nhiễm côn trùng. Xác định đúng thời điểm lây nhiễm để có các biện pháp kiểm soát côn trùng hại hữu hiệu bằng cách làm lây nhiễm sinh vật hại bằng mầm bệnh. Bẫy bằng chất dẫn dụ kết hợp cùng với một số loại vi rút và nấm cũng được nghiên cứu áp dụng. + Các chất điều hoà sinh trưởng và phát triển cho côn trùng, các loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc tự nhiên đã được ứng dụng để kiểm soát phòng trừ vi sinh vật hại kho trong bảo quản. + Sử dụng các loại ký sinh thiên địch, các chế phẩm sinh học có khả năng ức chế hoặc làm giảm mật độ côn trùng gây hại …, cho đến nay việc một số chế phẩm sinh học để trừ sâu mọt hại kho còn nhiều hạn chế do hiệu lực của chế phẩm chưa cao và thời gian tác dụng còn chậm. + Sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc tự nhiên Từ lâu bà con nông dân ta đã có kinh nghiệm sử dụng nhiều loại lá cây như lá xoan, lá cơi, lá trúc đào, bụi thuốc lá, thuốc lào… để trộn với hạt nông sản trước khi đưa vào bảo quản. Tác dụng của một số loại thực vật là gây ngán ăn, xua đuổi hoặc ức chế sinh trưởng và phát triển của côn trùng, chống sự xâm nhập của mọt, và một số vi sinh vật gây hại trong quá trình bảo quản.

- Biện pháp hoá học

Dịch vụ diệt côn trùng khuyên bạn nên dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sinh vật hại kho trong quá trình bảo quản. Biện pháp này có hiệu quả nhanh chóng với nhiều loại côn trùng, nhưng các loại thuốc hoá học thường để lại dư lượng trong nông sản, chúng gây ô nhiễm môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Đôi khi còn tiêu diệt cả những sinh vật có lợi, thậm chí còn tạo ra tính kháng thuốc của côn trùng sau thời gian sử dụng. Biện pháp hoá học chỉ có thể được sử dụng khi các biện pháp khác hiệu quả thấp hoặc không có hiệu quả. Một số thuốc bảo vệ thực vật đang được phép sử dụng trong bảo quản nông sản gồm: Dichlovos, Phorát, Pirimiphos-metyl, chế phẩm D10, Guchunging; Hiện nay nhôm phosphine cũng đang được sử dụng nhiều trong các kho tập trung thuộc hệ thống kho quốc gia. Khi sử dụng phải tuyệt đối tuân thủ quy trình đảm bảo an toàn cho người và gia súc xung quanh khu vực khử trùng, vì phosphine có tính độc cao có thể gây chết người ở liều lượng rất nhỏ 800-1000 ml PH3 trong thời gian 5 phút.

- Biện pháp sử dụng nitơ

Bộ Khoa học và Công nghệ Thái-lan vừa công bố sáng kiến diệt mọt gạo bằng ni-tơ, một phương pháp mới thân thiện môi trường và không để lại dư lượng hóa chất. Sáng kiến này dựa trên ý tưởng làm giảm ô-xy trong không khí để mọt gạo chết do khó thở. Nhóm nghiên cứu đã thiết kế một khu vực kín bằng những vật liệu không thấm nước và làm bay hơi ô-xy khỏi khu vực bảo quản gạo đã xay xát này. Sau đó, họ đưa ni-tơ cô đặc vào thay không khí trong đó. Kết quả cho thấy, mọt gạo bị chết trong vòng bảy ngày.

Dự án này do Cơ quan Sáng kiến Quốc gia (NIA) phối hợp hai công ty tư nhân thực hiện.

Giám đốc NIA Supachai cho biết, ban đầu, mỗi hệ thống mới có giá 1,8 triệu baht (tương đương 60 nghìn USD) và có khả năng bảo quản cho 300 tấn gạo.

Theo Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Phiraphan, phương pháp này có thể thay thế cho việc sử dụng methyl bromide và phốt pho đang được nhiều nhà máy xay xát gạo sử dụng hiện nay để xông khói diệt mối mọt.

Trên đây là những thông tin cơ bản về loài mọt gạo và cách phòng trừ mọt gạo bằng nhiều biện pháp khác nhau. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn để diệt mọt gạo một cách triệt để, giữ cho gạo của chúng ta luôn sạch sẽ và thơm ngon.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý