Lá dâu hay còn gọi là tang diệp có tên khoa học là Folium Mori. Theo Đông y, lá dâu không mùi, vị nhạt, ngọt đắng, tính mát vào hai kinh can, phế.
Lá dâu hay còn gọi là tang diệp có tên khoa học là Folium Mori. Theo Đông y, lá dâu không mùi, vị nhạt, ngọt đắng, tính mát vào hai kinh can, phế. Trong Đông y, lá dâu có một phạm vi ứng dụng lâm sàng rộng rãi.
Một số thực nghiệm lâm sàng cho thấy ăn lá dâu hằng ngày (canh lá dâu, canh hến lá dâu hoặc xào với trứng) hoặc nước hãm lá dâu có khả năng ổn định huyết áp, nhịp tim, đường huyết, làm giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ ở nhóm người tăng huyết áp và biến chứng ở người tiểu đường.
Một số bài thuốc thường dùng từ lá dâu:
Bài 1: Lá dâu non hoặc bánh tẻ nấu canh hoặc nấu chung với hến, nghêu, cá diếc hoặc hãm nước uống hằng ngày có tác dụng ổn định huyết áp, đường huyết và nhịp tim. Bài thuốc này thích dụng cho các bệnh về phổi, phế quản, âm hư nội nhiệt, tăng huyết áp
thể can thận âm hư, cải thiện các triệu trứng hội chứng mãn kinh, mồ hôi trộm…
Bài 2: Lá dâu và mè đen đồng lượng trộn đều (9 lần đồ, 9 lần phơi), thục địa 1kg, liên nhục 200g, tất cả tán nhỏ, trộn với mật ong hoàn viên to bằng hạt ngô, ngày uống 5g, chia làm 2 lần sáng - tối. Giúp da tươi nhuận, mịn màng.
Uống lâu dài giúp gân cốt rắn chắc, khí huyết dồi dào, tăng thính lực. Bài thuốc này thích hợp cho những người sạm da, nám má, cơ thể suy nhược, gân cốt suy yếu, thiếu máu, can thận âm hư, ù tai, tăng tuổi thọ…
Bài 3: Lá dâu 100g, lá đậu ván 100g, lá sen tươi 100g. Tất cả rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, thêm chút muối ăn, khuấy đều rồi uống. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt giải thử, tán phong nhiệt, thích hợp cho những người say nắng, âm hư nội nhiệt, bốc hỏa…
Bài 4: Búp dâu non 1 nắm, giã nhỏ đắp vào chỗ sưng, bên ngoài lấy giấy thấm nước đắp, khi khô lại thay, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, giảm đau, thác sang sinh cơ. Tác dụng trong viêm cơ, viêm tuyến vú, mụn nhọt, trị vết thương lâu ngày, mụn nhọt không liền miệng…
Để nâng cao hiệu quả điều trị có thể dùng lá trầu không nấu với nước muối loãng để rửa vết thương, lá dâu vàng, sấy khô, tán bột mịn, rắc lên miệng nhọt, miệng vết thương.
Bài 5: Lá dâu già sao vàng hạ thổ dùng 12-20g, sắc với 100ml còn 50ml, uống ngày 2 lần. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giáng hỏa, lương huyết, trị thổ huyết, nục huyết (chảy máu cam)…
Bài 6: Lấy 10 lá dâu bánh tẻ to, nấu nước uống. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt an thần, thích dụng cho trẻ nhỏ bị sốt cao, co giật hoặc trẻ ngủ không ngon giấc, đại tiện táo, nước tiểu vàng sẫm…
Bài 7: Lá dâu 16 - 18g sắc, đợi nước còn nóng ấm rửa búi trĩ, trực tràng… và đẩy lên, lấy băng băng lại, nằm nghỉ. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, làm săn chắc cơ, thích dụng cho các chứng trĩ, sa trực tràng, sa dạ con…
Dâu tằm là loài cây được nhân dân ta nuôi trồng từ lâu đời. Sở dĩ có tên là dâu tằm vì công dụng chủ yếu của nó là để nuôi tằm, dệt lụa.
Trong tài liệu này, chúng tôi gọi tắt là cây dâu. Ở miền Bắc, dâu được trồng nhiều ở ngoài bãi sông: sông Hồng, sông Đáy, sông Thái Bình. Ở miền Nam, dâu được trồng nhiều ở tỉnh Lâm Đồng. Trong nhà dân, bà con thường trồng một vài cây dâu vừa hàng rào vừa làm thuốc nam. Một số người cho rằng cây dâu có tác dụng kị tà. Cây dâu, người xưa gọi là Tang, cho nên nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa còn gọi là nghề canh, cửi, tằm, tang. Trong quá trình trồng dâu nuôi tằm, các vị lương y ngày xưa đã phát hiện ra cây dâu cho tới 7 vị thuốc quý để chữa bệnh cho người, đó là:
1. Lá cây dâu, (Đông y gọi là Tang diệp), có tác dụng:
- Chữa chảy máu cam : Lấy lá dâu non, vò nhẹ và vo thành cái nút, nhét vào lỗ mũi chảy máu, máu cam sẽ ngưng chảy rất nhanh.
- Chữa nôn ra máu: Lấy 12-16g lá dâu và 7-9 ngọn cỏ nhọ nồi (cỏ mực) sao vàng hạ thổ, đổ 400/ml nước sắc còn 200/ml chia 2 lần uống trong ngày.
- Chữa trẻ em đổ mồ hôi trộm: Dùng 7-9 lá dâu non, 8gam hạt sen, 6gam Hoàng kì; nấu nước, pha thêm chút đường kính, cho bé uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 1/3 li cà phê nhỏ.
- Dùng lá dâu nấu với bồ kết để gội đầu, vừa sạch gàu vừa đỡ rụng tóc.
2. Cành cây dâu, (Đông y gọi là Tang chi), có tác dụng : chữa phong thấp, đau lưng nhức mỏi, đau khớp xương. Bài thuốc gồm có : Cành dâu 16g ; Mắc cỡ đỏ 16g ; Cỏ xước 16g ; rễ cây bưởi bung 12g; Thiên niên kiện 12g ; gốc và rễ cây lá lốt 16g. Tang kí sinh 12g.
Cách dùng: đổ 600ml nước, sắc còn 300ml chia làm 2 lần uống. Chỉ cần 3-4 vị trong bài thuốc trên là đạt yêu cầu chữa bệnh. Uống mỗi ngày một thang, uống từ 7-10 ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm rõ rệt.
Có người còn dùng cành dâu nhỏ, cắt khúc, lấy dây chỉ xâu thành cái vòng để đeo vào cổ tay em bé. Người ta cho rằng làm như vậy là để em bé sẽ đỡ khóc đêm, đỡ bị giật mình khi ngủ.
3. Vỏ rễ cây dâu, (Đông y gọi là Tang bạch bì) dùng để trị các chứng bệnh ho khan, ho ra máu, chữa phù thũng, chữa cao huyết áp.
Cách làm: Đào rễ dâu , bóc lấy vỏ, bỏ lõi, cạo lớp vỏ bên ngoài, ngâm nước vo gạo 24 giờ, phơi khô rồi sao vàng hạ thổ. Mỗi lần dùng từ 10-16g. Nếu bị ho lâu ngày, có thể cho thêm 10g vỏ rễ cây chanh (cũng sao vàng hạ thổ), sắc uống.
Chữa phù thũng: Vỏ rễ dâu 16g; Vỏ quả cau 16g ; Vỏ củ gừng 8g ; Vỏ phục linh 16g ; Vỏ quýt 8g. Đây là bài Ngũ bì ẩm, một bài thuốc cổ của Đông y, chữa bệnh phù thũng rất hiệu quả. (Vỏ phục linh hay còn gọi là Phục linh bì, có bán ở các tiệm thuốc bắc).
4. Cây tầm gửi trên cây dâu, (Đông y gọi là Tang kí sinh). Đây là vị thuốc đầu bảng để chữa phong thấp, nhức mỏi của Đông y. Bài “Độc hoạt kí sinh thang” trong đó Tang kí sinh là đầu vị, là bài thuốc cổ phương để chữa chứng đau nhức từ thắt lưng trở xuống, thường dùng chữa bệnh cho các cụ cao tuổi. Bài thuốc gồm có: Tang kí sinh 20g; Độc hoạt 8g; Tần giao 8g; Phòng phong 8g; Tế tân 4g; Đương quy 12g; Cam thảo 4g; Nhục quế 4g; Bạch thược 10g; Xuyên khung 8g; Ngưu tất 16g; Sinh địa 12g; Đỗ trọng bắc 12g. Bài thuốc này khá lớn, nên khi sắc, ta đổ nước ngập thuốc khoảng 3cm, sắc còn 2 chén, chia làm 3 lần uống trong ngày. Sắc lần thứ 2 đổ nước ngập thuốc 1cm.
Tang kí sinh còn là vị thuốc an thai, dùng để chữa chứng động thai, như người có thai mà đau bụng, ra huyết; hay người bị sẩy thai nhiều lần liên tiếp. Bài thuốc gồm có: Tang kí sinh 12g ; Lá ngải cứu 12g ; Cành tía tô 12g; Củ cây gai 12g.
Cách dùng: đổ 600ml nước, sắc còn 200ml chia làm 2 lần uống trong ngày.
5. Tổ bọ ngựa làm trên cây dâu, (Đông y gọi là Tang phiêu tiêu). Theo sách cổ thì Tang phiêu tiêu có tác dụng bổ thận, cố tinh, sáp niệu.
Cách dùng: Tang phiêu tiêu nướng vàng, tán thành bột, ngày uống 5 gam. Hoặc dùng: Tang phiêu tiêu 4g; Hạt sen 16g; Yếm rùa 12g; Lá dâu non 16g; Dây lạc tiên (hơ qua lửa cho cháy hết lông) 16g. Đổ 600ml nước sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng để chữa chứng tiểu đêm nhiều lần, di tinh, mất ngủ, đái dầm, phụ nữ bị bệnh bạch đới, khí hư…
6. Trái dâu chín, (Đông y gọi là Tang thầm). Hái trái dâu đã chín thâm, thêm vị Hà thủ ô đỏ, ngâm với rượu mà dùng, có tác dụng bổ thận và làm cho tóc chậm bạc.
7. Sâu dâu, là loài sâu đục thân, thường nằm trong thân cây ở đoạn gốc. Bắt sâu dâu nướng cho trẻ em ăn, có tác dụng trị được bệnh đái dầm và chứng nghiến răng khi ngủ
Toàn bộ cây dâu: Vỏ rễ, lá, cành, quả đều dùng làm thuốc.
Lá dâu tằm
Theo tài liệu cổ lá dâu (tang diệp) có vị đắng, ngọt, tính hàn, vào kinh can và phế. Tác dụng: Tán nhiệt, khu phong, an thần, mát máu, sáng mắt…Dùng trị các chứng: Nóng gây sốt, đau dầu, mắt đỏ khát nước. Theo kinh nghiệm, thường được dùng trị các bệnh sau:
1. Chữa cảm mạo, trừ đờm, làm sáng mắt: Ngày dùng 6-18g lá dâu bánh tẻ, sắc lấy nước uống.
2. Trẻ nhỏ bị sốt cao, co giật hoặc trẻ ngủ không an giấc, đại tiện táo, nước tiểu vàng sẫm: Lấy 10 lá dâu bánh tẻ to, nấu nước uống.
3. Chữa thoát giang (trực tràng giãn, lòi búi trĩ ra ngoài): Nấu 16-18g lá dâu, đợi nước còn nóng ấm rửa búi trĩ, và đẩy chỗ lòi dom lên, lấy băng, băng lại, nằm nghỉ.
4. Chữa nhọt lâu liền miệng: Dùng nước sắc lá trầu không để rửa. Lấy lá dâu vàng, sấy khô, tán bột mịn, rắc lên miệng nhọt, ngày làm một lần.
5. Thanh nhiệt, mát máu, an thần: Thái lá dâu bánh tẻ, trần qua nước sôi để giảm độ đắng sau đó nấu canh để ăn.
6. Làm giảm nóng, dễ tiêu do ăn thịt chó: Giã lá dâu bánh tẻ, hoặc búp dâu trộn chung với món nhồi quen dùng, đưa vào lòng chó, sau đó mới luộc, hấp hoặc nướng.
Tham khảo thêm công dụng trị bệnh của dâu tằm
Quả dâu khi chín màu đỏ đậm hoặc tím đen. Qủa dâu giàu chất dinh dưỡng, ăn mềm, chua ngọt, nhiều nước, có thể ăn tươi, nấu rượu, làm nước giải khát, làm mứt, làm vị thuốc... đều tốt, được mọi người ưa chuộng. Toàn bộ cây dâu cũng đều là những vị thuốc, từng được các thầy thuốc, nhà văn trong lịch sử đánh giá cao.
Quả dâu đã được sách vở từ đời Đường thừa nhận có công hiệu bổ can thận, dưỡng huyết, trừ phong, đỡ tiêu khát, lợi ngũ tạng, khớp xương, thông huyết khí, giải độc rượu, sống lâu ngày sẽ an thần, thính tai tinh mắt, kéo dài tuổi thọ. Qủa dâu thường được dùng chữa can thận hư, váng đầu mất ngủ, ù tai, mờ mắt, tiêu khát, táo bón, bệnh tràng nhạc, viêm khớp dạng thấp...
Lá dâu vị đắng ngọt, tính hàn, có công hiệu mát gan sáng mắt, thư phong tán nhiệt, lợi ngũ tạng, thông khớp xương, làm mượt tóc, dưỡng tân dịch, dùng chữa cảm sốt, ho, đau đầu, chóng mặt, đau sưng họng, mắt đau sưng đỏ, xuất huyết do chấn thương, rết cắn, chân phù...
Cành dâu vị đắng tính bình, có tác dụng trừ phong, thông kinh lạc, lợi tiểu tiện, dùng chữa các bệnh ho hen do phế nhiệt, phù chân, khó tiêu tiện. Những năm gần đây còn dùng chữa cao huyết áp, đái tháo đường...
Y học hiện đại qua nghiên cứu đã chứng minh trong qủa dâu có chứa nhiều đường glucô, glucôza, axít axêtic, chất nhu toan và các loại vitamin A, B1, B2, C... Qủa dâu được chế thành phù tang, bảo đơn, mứt dâu dùng điều trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, can thận âm hư, huyết hư, tân dịch thiếu, báo bón... có công hiệu bổ huyết an thần, nhuận tràng. Viên thuốc tễ tang mạt hoàn được chế từ qủa dâu, lá dâu, vừng đen có tác dụng điều trị nhất định đối với chứng bạc tóc sớm, dùng lâu ngày tóc trắng chuyển đen, tóc rụng mọc lại.
Vì thế, dâu được người ta đánh giá là vị thuốc trường thọ.
Một số bài thuốc chữa bệnh bằng dâu:
Mất ngủ: Qủa dâu tươi 60 gam, hoặc qủa dâu khô 30 gam, sắc uống ngày 2 lần vào hai buổi sáng, chiều.
Táo bón do huyết hư: Qủa dâu nấu thành cao, ngày 2 lần, mỗi lần dùng 20 gam.
Bạc tón sớm: Qủa dâu nấu thành cao, ngày 3 lần, mỗi lần 20 gam.
Viêm khớp: Dâu qủa 250 gam, cành dâu 150 gam, tầm gửi cây dâu 100 gam, ngâm rượu uống.
Ho lâu ngày do phế hư: Qủa dâu 150 gam, lá dâu 100 gam, vừng đen 100 gam, giã nát, đun thành loại nước đặc sền sệt, tra 500 gam đường, nấu thành cao. Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần 15 gam.
Chữa say rượu: Qủa dâu cho vào vải trắng sạch, bóp lấy nước uống vài lần.