Cây lan gấm (Anoectochilus sp) còn gọi là cây kim cương, kim tuyến, mộc sơn thạch tùng, thuộc họOrchidaceae, gồm bốn chi: Ludisia, Anoectochilus, Goodyera, Macodes và trên 50 loài (Ormerod Paul, 2005). Trong đó chi Anoectochilus có số loài phong phú nhất (30-40 loài) và loài có giá trị dược liệu và thương mại cao trên thế giới hiện nay là Anoectochilus formosanus Hayata. Loài này được phát hiện ở Srilanka, Malaysia, Ấn Độ, Nhật Bản, Nam Trung Quốc, Australia và quần đảo Nam Thái Bình Dương, (Liu; Su, 1978 và Teuscher, 1978). Trước đây cây lan gấm trồng làm cây cảnh trong nhà, một số dân tộc thiểu số sử dụng lá lan gấm chữa các vết thương do rắn độc cắn. Nhưng hơn một thập niên trở lại đây, Đài Loan xem lan gấm là cây “Thuốc Vua” bởi tác dụng dược lý đa dạng của nó (Lin và Wu, 2007).
Công dụng của cây lan gấm
Theo y học cổ truyền Đài Loan, A. formosanus Hayata tươi hoặc khô nấu nước uống trị các chứng bệnh đau ngực, đau bụng, tiểu đường, viêm thận, sốt, huyết áp cao, liệt dương, rối loạn gan, lá lách và chứng đau nhói ngực (Lin và Wu 2007). Người Trung Quốc cho rằng uống trà làm từ A. formosanus Hayata chữa các chứng bệnh gan và phổi. Đại học Công nghệ Y dược và Cao đẳng Y học Quốc gia Dương Minh Đài Loan đã sử dụngA. formosanus Hayata làm thuốc kháng viêm, hạ sốt, giảm suy nhược cơ thể và kháng virus cúm A. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện A. formosanus Hayata chứa hợp chất chuyển hoá arachidonic acid liên quan đến chức năng tim mạch. Dịch chiết A. formosanus Hayata có khả năng kháng virus, kháng sưng viêm và bảo vệ gan. Chiết xuất của cây A. formosanus khô có chứa 4-hydroxycinnamic acid, β-sitosterol, β-D-glucopyranosyloxy và butanoid glucosides acid (Takatsuki, S.,1992). Gần đây, một hợp chất 3(R)-3- β-D-glucopyranosyloxy butanolide tên là thương mại kinsenoside được chiết xuất từ A. formosanus và A. koshunensis chống tăng huyết áp hiệu quả (Takeshita,1995; Mark, 1990; Lin, 1993; Chan, 1994; Du, 1998, 2001). Hiện nay giá bán A. formosanus Hayata (cả thân, rễ, lá và hoa) trên thị trường thế giới là 300 USD /kg tươi và 3200 USD /kg khô. Nếu cây thu trong tự nhiên, giá bán cao hơn gấp 3 lần. .
Nhân giống và sản xuất cây sản phẩm
Cây giống lan gấm có thể tạo từ nhân in vitro các nốt thân, hạt giống và các bộ phận sinh dưỡng của cây. Tuy nhiên sự sinh trưởng các của cây lan gấm in vitro chậm, kéo dài thời gian nhân giống. Hiện nay nhiều nước chủ yếu sản xuất cây lan gấm từ nuôi cấy hạt in vitro.
Hạt giống lan gấm gieo trên môi trường MS giảm ½ khoáng đa lượng, bổ sung nước dừa, than hoạt tính và dịch chiết trái cây, hạt giống sẽ nảy mầm sau 4 tháng nuôi cấy.
Cấy chuyển sang môi trường tạo chồi MS giảm ½ khoáng đa lượng, bổ sung BA, NAA và sucrose, sau 4 tháng cấy chuyển qua môi trường tạo cây hoàn chỉnh.
Khi cây được 10 tháng tuổi, chuyển cây lan gấm in vitro ra trồng trong khay ngoài vườn ươm có hệ thống làm mát (cooling pad hoặc phun sương).
Để nâng cao tỉ lệ nảy mầm của hat lan gấm, hiện nay người ta dùng nấm Rhizoctonia cộng sinh với hạt, đã làm tăng tỉ lệ nảy mầm lên 80% trong môi trường OMA, gồm bột yến mạch, dịch chiết nấm men và agar (Ling-Chin Chou and Doris Chi-Ning Chang, 2003).
Một số sản phẩm chế biến từ lan gấm
Cây lan gấm sau thu hoạch có thể xuất khẩu ở dạng thô, sản phẩm gồm thân, rễ và lá phơi khô xuất khẩu cho các nước chế biến trà dược, thực phẩm chức năng, thạch lan và đặc biệt là chiết xuất chất 3(R)-3- β-D-glucopyranosyloxy butanolide để từ A. formosanus và A. koshunensis để sản xuất biệt dược kinsenoside chữa trị tăng huyết
Đọc thêm
Cây lan gấm có hoa đẹp, từ lâu được dùng trang trí trong nhà. Trong dân gian, một số người dân tộc dùng cây lan này chữa trị vết thương do rắn độc cắn. Tài liệu nghiên cứu của Đài Loan cho biết, đây là loài cây quý giá có tác dụng tăng cường sức khỏe, làm khí huyết lưu thông. Có tính kháng khuẩn, chữa bệnh viêm khí quản, viêm gan mãn tính. Ngoài ra còn dùng chữa thần kinh suy nhược, ho khan, đau họng, cao huyết áp, suy thận, di tinh, đau lưng, phong thấp, tiêu đờm, giải độc, giải nhiệt. Dùng cây (khô, tươi) nấu nước uống chữa đau ngực, đau bụng, tiểu đường, viêm thận, sốt cao, tăng huyết áp, liệt dương, rối loạn chức năng gan, lá lách và bệnh ung thư… Dùng cả cây tươi hoặc khô, sắc uống. Liều dùng trong ngày khoảng 20 g tươi hoặc 5 g lá khô. Với chức năng như vậy, nên ở Đài Loan, lan gấm được xem là cây thuốc vua. Tại Trung Quốc, lan gấm làm trà uống chữa bệnh gan, phổi. Nghiên cứu của Đại học Y Tapei (Đài Loan) chứng minh dịch chiết từ lan gấm có khả năng làm ngưng sự phát triển của tế bào ung thư.
Nhờ quý hiếm và có tính dược liệu quý nên giá cây lan gấm tươi được bán trên thị trường thế giới từ 200 – 300 USD/kg (thân, rễ, lá, hoa). Cây khô có giá từ 3.200 USD/kg, nếu thu hái trong tự nhiên giá cao gấp 3 lần. Trung Quốc, Đài Loan, Nhật đã trồng và xuất khẩu lan gấm mang lại nguồn thu lớn. Tiềm năng sản xuất và xuất khẩu cây lan gấm rất lớn nếu được đầu tư đúng mức. Việt Nam đã tìm thấy 15 loài lan gấm phân bố rải rác tại Kon Tum, Cúc Phương, Kẽ Bàng, Lai Châu, Tam Đảo, Sapa… Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu đánh giá nào về mặt dược liệu. Vài năm gần đây, nhiều người dân một số tỉnh Tây Nguyên đã và đang tìm kiếm, tận thu cây lan gấm bán cho thương lái đưa qua Trung Quốc, nhiều học sinh thôn bản nghỉ học săn tìm vì mức giá hấp dẫn, giá thu mua ban đầu 600.000 đồng/kg tăng lên vài triệu đồng/kg. Bị săn tìm quá mức, loại lan này gần như cạn kiệt ngoài tự nhiên.
Nhận thức được tiềm năng, giá trị kinh tế của loài lan này, Công ty CP công nghệ cao Bắc Nam đang xúc tiến đầu tư trồng lan gấm theo hướng dược liệu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, hiện đã hoàn thành quy trình nhân giống và chuẩn bị triển khai sản xuất quy mô công nghiệp. Các địa bàn tiềm năng triển khai là Kon Tum, Lâm Đồng…